Lựa chọn phương án cải tạo phục hồi môi trường

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất phương án phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản thân quặng f3, f7 mỏ đất hiếm đông pao, tỉnh lai châu (Trang 65)

L Ờ IC ẢM ƠN

3.3.2.Lựa chọn phương án cải tạo phục hồi môi trường

3. Ý nghĩa của đề tài

3.3.2.Lựa chọn phương án cải tạo phục hồi môi trường

Việc lựa chọn phương án cải tao, phục hồi môi trường phụ thuộc vào các điều kiện sau:

- Điều kiện thực tế của từng loại hình khai thác khoáng sản (cấu tạo địa chất, thành phần khoáng vật và chất lượng môi trường của khu vực);

- Ảnh hưởng của quá trình khai thác đến môi trường, cộng đồng dân cư xung quanh; tính bền vững, an toàn của các công trình cải tạo, phục hồi môi trường;

- “Chỉ số phục hồi đất”sau khi thực hiện công tác cải tạo, phục hồi môi trường. Do việc khai thác và chế biến quặng đất hiếm mỏ Đông Pao huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu liên quan đến vấn đề phóng xạ nên phương án cải tạo, phục hồi môi trường của dự án trước tiên cần chú ý đến công tác giảm thiểu tác động của phóng xạ, sau đó mới đến các vấn đề môi trường khác cũng như khả năng phục hồi môi trường đất thông qua tính toán và đánh giá “chỉ số phục hồi đất”.

Trên cơ sở phân tích, đánh giá điều kiện và thực trạng của khu vực mỏ đất hiếm Đông Pao, kế hoạch sử dụng đất, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cùng với tiêu chí cải tạo môi trường theo hướng “bằng” hoặc “hơn” so với trước thời điểm khai thác mỏ, việc đảm bảo an toàn phóng xạ, giảm thiểu các sự cố, rủi ro môi trường, phương án lựa chọn để cải tạo, phục hồi môi trường mỏ đất hiếm Đông Pao là:

Phương án 1 - San gạt bề mặt bãi thải, các moong khai thác và các công trình phụ trợ, đổ một lớp đất màu dày khoảng 0.3 ÷ 0.6 m kết hợp việc cải tạo bằng phân khoáng và trồng cây công nghiệp, trồng cỏ.

Như đã phân tích, đánh giá ở trên, việc thực hiện phương án 1 có ưu điểm lớn nhất là giảm thiểu được các tác động của phóng xạ đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội của khu vực, đồng thời vừa đảm bảo công tác bảo vệ môi trường vừa đảm bảo phát triển kinh tế của khu vực do có thể trồng cây có giá trị kinh tế cao.

Phương án này sẽ có tính khả thi cao và thuyết phục hơn nếu có “chỉ số phục hồi đất”, Ip >1.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất phương án phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản thân quặng f3, f7 mỏ đất hiếm đông pao, tỉnh lai châu (Trang 65)