Giải pháp tăng lợi nhuận

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần phát triển thương mại Châu Á (Trang 63)

5. Bố cục của khóa luận

3.3.3Giải pháp tăng lợi nhuận

Bất kể các hoạt động kinh doanh nào, bộ phận nào cũng đều ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty. Ngoài các giáp pháp tăng thêm doanh thu, giảm chi phí, còn có một số biện pháp khác làm gia tăng lợi nhuận của công ty như sau:

3.3.3.1 Quản lý tốt và tiết kiệm về sử dụng lao động

Hiệu quả của mỗi quốc gia, ngành và doanh nghiệp phụ thuộc lớn vào trình độ văn hoá, chuyên môn, tay nghề, kỹ năng, năng lực của đội ngũ lao động. Muốn vậy phải thường xuyên tạo điều kiện cho người lao động nâng cao trình độ, tổ chức các buổi hội thảo kích thích tinh thần sáng tạo và tính tích cực trong công việc bằng các hình thức khuyến khích vật chất và tinh thần. Mục đích của việc hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực là sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực nhằm tăng năng suất lao động và nâng cao tính hiệu quả của doanh nghiệp. điề này đặt biệt quan trọng đối với lợi nhuận của công ty.

Trong quá trình hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực, công ty cần chú trọng một số điều sau:

Đổi mới mạnh mẽ chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý, đảm bảo có trình độ chuyên môn quản lý và khoa học kỹ thuật đáp ứng yêu cầu kinh doanh trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt và tiếp cận với trình độ khu vực trong điều kiện hội nhập mở cửa thị trường. Trong đó đặc biệt chú ý tới kiến thức chuyên sâu về kinh tế thị trường và quản trị doanh nghiệp .

Nâng cao chất lượng tuyển chọn đầu vào, tăng cường công tác đào tạo và huấn luyện, từ đó xây dựng đội ngũ lao động trực tiếp đáp ứng đủ tiêu chuẩn, đồng tâm hợp lực vì mục tiêu phát triển chung của doanh nghiệp, lao động có kỷ luật, sáng tạo và có năng suất cao.

Nghiên cứu xây dựng đổi mới hình thức trả lương, thưởng gắn với trách nhiệm, hiệu quả lao động của từng cá nhân. Trên cơ sở đã khoán thu nhập và chi phí tới các đơn vị cơ sở sẽ tiến tới khoán thu nhập tới từng người lao động kể cả bộ phận lao động gián tiếp. Bên cạnh đó công ty cần thực hiện việc công nhận và khen thưởng nhân viên công khai, kịp thời dựa vào hiệu quả kinh doanh mà họ đã đóng

56

góp cho công ty nhằm tạo động lực, sự phấn khởi và khích lệ họ hoàn thành công việc tốt hơn nữa.

Cần đổi mới và nâng cao trình độ mọi mặt cho đội ngũ bán hàng và coi đây là nhân tố quyết định cho việc mở rộng thị phần bán lẻ, chiếm lĩnh thị trường

Việc đào tạo phải được tiến hành theo kế hoạch trong đó xác định rõ đối tượng đào tạo và ngành nghề cần đào tạo đáp ứng nhu cầu công việc. Đào tạo gắn với quy hoạch, bố trí sắp xếp công việc phù hợp sau khi đào tạo để tránh lãng phí.

3.3.3.2 Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý trong công ty

Hiện nay, hoạt động Marketing còn yếu chỉ do phòng kinh doanh đảm nhận, cần có một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp để thực hiện việc tiếp thị sản phẩm đến gần với người tiêu dùng hơn. Công ty nên có chính sách thành lập phòng Marketing

Chức năng của phòng Marketing như sau:

Phòng Marketing là cầu nối giữa bên trong và bên ngoài, giữa sản phẩm và khách hàng, giữa thuộc tính sản phẩm và nhu cầu của khách hàng.Đây là bộ phận quan trọng trong công ty, phụ thuộc thành công hay thất bại của công ty. Phòng marketing có những chức năng cơ bản sau:

- Khảo sát hành vi ứng xử của khách hàng tiềm năng

- Hỗ trợ cho phòng kinh doanh về lập kế hoạch chiến lược Marketing như 4P: sản phẩm, giá cả, phân phối và chiêu thị và 4C: Nhu cầu, mong muốn, tiện lợi và thông tin. Chăm sóc khách hàng Phòng Marketing Bộ phận bán lẽ

57

Bộ phận chăm sóc khách hàng giúp hỗ trợ khách hàng khi có nhu cầu về thông tin sản phẩm, yêu cầu báo giá hay hình ành thông tin sản phẩm trên Internet hay gọi điện thoại trực tiếp.

Bộ phận bán lẽ có nhiệm vụ đưa thông tin sản phẩm của công ty đến tận tay người tiêu dùng bằng các phương pháp như quảng cáo trên các tờ bướm, hay cử nhân viên tiếp thị sản phẩm đến tận những nhóm người tiêu dùng .

Vì công ty là doanh nghiệp tư nhân, còn mới trên thị trường nên cần khoảng 4 hoặc 5 nhân viên cho phòng này gồm: 1 trưởng phòng Marketing có kinh nghiệm chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế tốt để có những chiến lược phát triển tốt nhất cho công ty; 1 hoặc 2 nhân viên cho bộ phận chăm sóc khách hàng có trình đọ chuyên môn, có khả năng nói chuyện thuyết phục, lịch sự với khách, nhạy bén trong những tình huống… và 2 nhân viên bán lẽ yêu cầu cần có trách nhiệm cao trong công việc, có khả năng nói chuyện thuyết phục và đây là một trong những cá nhân quan trọng làm ảnh hưởng đến số lượng khách hàng của công ty có ở lại lâu dài với công ty không.

Ngoài các phòng ban, ban quản lý cần tố chức lại bộ máy xem có hợp lý hay không

Quản lý tổ chức là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra các nguồn lực và hoạt động của tổ chức nhằm đạt được mục đích của tổ chức với hiệu lực và hiệu quả cao trong môi trường luôn biến động. Quản lý giúp các tổ chức và các thành viên của nó thấy rõ mục tiêu và hướng đi của mình.

Chính vì vậy các nhà quản lý của ATD phải làm tốt các chức năng sau:

- Lập kế hoạch: các nhà quản lý phải xác định được các mục tiêu và phương thức để đạt được các mục tiêu đó. Mục tiêu của ATD là lợi nhuận, thị trường tiêu thụ, sản phẩm chất lượng cao…Từ đó sẽ đưa ra bản kế hoạch phù hợp với tình hình phát triển và các nguồn lực của công ty.

- Tổ chức: từ các kế hoạch trên, các nhà quản lý sẽ phân bổ, sắp xếp các nguồn lực của công ty để thực hiện các kế hoạch. Trong quá trình này, yêu cầu đối với các nhà quản lý là phải phân công rõ ràng, chỉ rõ nhiệm vụ, quyền hạn trách nhiệm của từng người trong công ty, từ đó tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận để hoàn thành các kế hoạch đã đặt ra.

58

- Lãnh đạo: các nhà quản lý phải đưa ra chủ trương, đường lối, nguyên tắc hoạt động để đạt được các mục tiêu trên. Để thực hiện tốt kỹ năng lãnh đạo của mình đòi hỏi các nhà quản lý phải có các kỹ năng sau:

 Kỹ năng lãnh đạo trực tiếp: đó là kỹ năng làm việc với con người  trong nội bộ công ty và các cá nhân, tổ chức bên ngoài.

 Kỹ năng ủy quyền: là kỹ năng người lãnh đạo cho phép cán bộ cấp dưới có quyền chịu trách nhiệm và ra các quyết định về những vấn đề thuộc quyền hợp pháp nhưng người lãnh đạo vẫn phải chịu trách nhiệm cuối cùng.

 Kỹ năng xây dựng hệ thống: các nhà quản lý phải hình thành các quy chế tổ chức của công ty và môi trường văn hóa hợp lý trong công ty để huy động sự tận tâm và nhiệt tình của mỗi người trong công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Kiểm tra: các nhà quản lý phải xem xét các hoạt động của công ty nhằm mục đích làm cho các hoạt động đó đạt kết quả tốt hơn, đồng thời phát hiện ra được những sai sót trong quá trình thực hiện để có thể kịp thời sửa chữa.

Quá trình giáo dục đào tạo và phát triển nhân viên cần đạt được những yêu cầu sau:

- Đào tạo cán bộ chủ chốt của công ty bằng chương trình ngắn hạn và dài hạn do các trường đại học tổ chức. Cử cán bộ tham gia vào cuộc hội thảo trong và ngoài nước để học tập những kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nước ngoài.

- Mời các chuyên gia nước ngoài nói chuyện chuyên đề, giảng dạy về thiết kế mẫu và các sản phẩm trên thị trường thế giới.

- Tổ chức học tập trong nội bộ: về nội quy lao động, tổ chức thi tay nghề cho cán bộ công nhân viên.

- Tổ chức thi tuyển các vị trí cán bộ quản lý, công nhân sản xuất theo đúng quy trình và yêu cầu của công việc.

Nếu đề ra được chiến lược đúng đắn về con người, công ty sẽ tận dụng được sức lực, trí tuệ của mọi thành viên cùng thực hiện công việc biến các mục tiêu về phát triển, mở rộng qui mô sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty thành hiện thực.

59

3.4.Kiến nghị

Để các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp phát huy hiệu quả cần có sự hỗ trợ giúp đỡ từ phía Nhà nước thông qua các chính sách biện pháp cụ thể.

Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, đảm bảo quyền tự chủ sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp có chính sách phát triển kinh tế xã hội cụ thể hơn đinh hướng cho các doanh nghiệp phát triển, tạo ra môi trường kinh tế, chính trị,luật pháp có tác dụng thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.

Hình thành đồng bộ các yếu tố của thị trường đi đôi với việc tạo tập trung pháp luật bảo đảm vai trò điều tiết, làm trọng tài của Nhà nước. Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận thị trường. Nhất là đối với các thị trường nước ngoài mà cá nhân doanh nghiệp không thể tiếp cận nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước.

Phát triển thị trường vốn và tiền tệ với các hình thức đa dạng bao gồm hệ thống ngân hàng, thể chế tài chính phi ngân hàng, công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư, ... nhằm thu hút các nguồn vốn trong xã hội phục vụ cho nhu cầu vốn của doanh nghiệp để đổi mới công nghệ và thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, cải cách hệ thống ngân hàng thương mại, làm lành mạnh hóa toàn bộ hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh.

Hoàn thiện khung pháp lý và chính sách mở rộng thị trường lao động, bảo đảm công tác đào tạo, giáo dục cho người lao động, có chính sách thích hợp thu hút nhân tài và lao động có trình độ chuyên môn cao ở trong nước và nước ngoài.

Sử dụng hợp lý các chính sách, công cụ quản lý vĩ mô tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Cải cách hệ thống chính sách thuế, lãi suất ngân hàng để tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh. Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung pháp luật hiện hành phù hợp với yêu cầu thực hiện chiến lược kinh tế và yêu cầu hội nhập kinh tế.

Đổi mới hệ thống hành chính, đơn giản hóa các thủ tục pháp lý cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh.

Tạo điều kiện giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường, khoa học kỹ thuật và công nghệ mới.

60

KẾT LUẬN

Trong điều kiện hội nhập và tự do hoá thương mại hiện nay, đứng trước những cơ hội và thách thức,các doanh nghiệp nước ta đang gặp rất nhiều khó khăn để có thể hội nhập và đứng vững trên thị trường. Chính vì vậy công ty Cổ Phần Phát triển Thương mại Châu Á cần tiếp tục đổi mới và không ngừng nâng cao hiệu quả kinh. Có như vậy công ty mới có thể cạnh tranh và có chỗ đứng trên thi trường được. Đó là cách để công ty có thể tiếp tục tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập.

Các giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty về cơ bản đều phải hướng tới phát huy tối đa mọi nguồn lực của công ty, trong đó nguồn lực con người là quan trọng và mang tính quyết định. Tất cả các thành viên của công ty cần phải đoàn kết, nhất trí hơn nữa để đóng góp công sức trí tuệ cuả mình vào việc xây dựng doanh nghiệp ngày càng vững mạnh, góp phần vào sự phát triển chung của kinh tế xã hội nước ta.

Sau thời gian thực tập tại phòng Tài chính – Kế toán, Công ty Cổ phần Phát Triển Thương Mại Châu Á, dựa trên những kiến thức đã học được ở trường, em đã xem xét hoạt động kinh doanh tại công ty, với những kết quả đã đạt được, những hạn chế còn tồn tại, đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, do còn hạn chế về trình độ nhận thức cũng như kiến thức thực tiễn nên những giải pháp em đưa ra chưa hẳn đã thích hợp và tối ưu nhưng cũng hy vọng có đóng góp nhỏ bé cho công tác hoạt động kinh doanh của Công ty càng ngày càng đạt được kết quả cao hơn.

Trong quá trình thực tập và hoàn thành về chuyên đề này, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của Ban Giám đốc Công ty và các anh chị trong phòng Tài chính – Kế toán và giáo viên hướng dẫn thực tập T.S Trương Quang Dũng. Qua đây em xin chân thành cảm ơn quý Công ty và thầy đã giúp đỡ em trong thời gian qua!

61

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Số liệu báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Phát triển Thương mại Châu Á trong 3 năm qua ( 2011- 2012- 2013)

2. Ths Bùi Văn Trường (2009). Phân tích hoạt động kinh doanh. NXB Lao Động Xã Hội.

3. GS.TS Nguyễn Thành Độ - PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền (2009). Giáo trình quản trị kinh doanh .NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân.

4.TS.Nguyễn Minh Kiều (2009). Tài chính doanh nghiệp .NXB Thống Kê.

5. PGS.TS Sử Đình Thành - TS. Vũ Thị Minh Hằng - GS.TS Dương Thị Bình Minh - Th.s Phạm Đặng Huân - Th.s Nguyễn Anh Tuân - TS. Bùi Thị Mai Hoài - T.S Diệp Gia Luật (2010). Nhập môn tài chính tiền tệ .NXB Thống Kê. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6. Ngô Thị Kim Ngọc (2013). Nâng cao sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ Phần CNG Việt Nam. Luận văn Thạc Sĩ. Đại Học Công nghệ TP.HCM, TPHCM.

7.Phạm Thị Hà Giang (2008). Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TANIMET. Luận văn Thạc Sĩ kinh tế. Trường Đại Học kinh tế TP.HCM, TPHCM. 8. Phạm Hoàng Nam. Đại Học Kinh tế Quốc Dân. 12/3/2011,

http://voer.edu.vn/c/cac-nhan-to-anh-huong-toi-tieu-thu-san-pham-cua-doanh- nghiep/72b67278/60847e8f

9. Lê Thùy Linh. Đại Học Kinh tế. 3/2010,

http://voer.edu.vn/m/phuong-huong-bien-phap-day-manh-tieu-thu-san-pham-tang- doanh-thu-cua-doanh-nghiep/a1a9eaf2 10. Phạm Thị Hồng, Đại học Công Nghiệp, 12/2012, http://docs.4share.vn/docs/14476/Giai_phap_tang_doanh_thu_tai_Chi_nhanh_CN_ cong_ty_Ung_dung_Ky_thuat_va_San_xuat_Bo_Quoc_Phong.html  

Bảng 1. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp năm 2011 - 2013 của công ty ATD

Chỉtiêu 2011 2012 2013 So sánh giữa 2012 với 2011 So sánh giữa 2013 với 2012

∆ % ∆ %

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 34.441.953.135 42.799.595.237 72.367.954.677 8.357.642.102 24% 29.568.359.440 69%

2. Các khoản giảm trừ doanh thu 1.308.581.577 38.298.400 380.997.040 (1.270.283.177) (97)% 342.698.640 895%

3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 33.133.371.558 42.761.296.837 71.986.957.657 9.627.925.279 29% 29.225.660.820 68%

4.Giá vốn hàng bán 28.718.027.933 35.773.909.652 65.689.138.406 7.055.881.719 25% 29.915.228.754 84%

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 4.415.343.625 6.987.387.185 6.297.819.251 2.572.043.560 58% (689.567.934) (10)%

6. Doanh thu hoạt động tài chính 63.336.124 18.372.739 24.051.296 (44.963.385) (71)% 5.678.557 31%

7. Chi phí tài chính 211.993.850 307.345.837 384.836.646 (4.648.013) (2)% 77.490.809 37%

Trong đó: chi phí lãi vay 126.277.051 - 208.446.444

8. Chi phí bán hàng 174.134.472 2.139.613.377 874.207.499 (144.521.095) (17)% -25405878 (3)%

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 3.396.586.225 3.602.988.991 3.987.884.120 (293,597,234) (9)% (115.104.871) (4)%

10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 695.965.202 955.811.719 1.074.942.282 259.846.517 37% 119.130.563 12%

11.Thu nhập khác 222.589 37.623.897 140.035.973 37.401.308 16803% 102.412.076 272%

12.Chi phí khác 26.368.531 18.491.163 102.829.388 (7,877,368) (30)% (7661775) (41)%

13.Lợi nhuận khác (26.145.942) 19.132.734 37.206.282 45.278.676 (173)% 18.073.548 94% 14.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 669.819.260 974.944.453 1.112.148.867 305.125.193 46% 137.204.414 14%

15.Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 117.218.371 243.736.113 194.626.052 126.517.742 108% (49.110.061) (20)%

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần phát triển thương mại Châu Á (Trang 63)