Giải pháp tăng doanh thu

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần phát triển thương mại Châu Á (Trang 56)

5. Bố cục của khóa luận

3.3.1 Giải pháp tăng doanh thu

3.3.1.1 Chính sách hạ giá cả sản phẩm, tăng sản lượng tiêu thụ

Đối với khách hàng hay người tiêu dùng thì giá sản phẩm luôn là mối quan tâm hàng đầu để họ có nên mua sản phẩm tại công ty hay chuyển sang công ty khác.

49

Hiện nay, giá của công ty đưa ra trên thị trường cao hơn các công ty khác, vì vậy công ty cần phải giảm giá thành sản phẩm.

Sản phẩm  Công ty ATD  Công ty HDIT 

Chênh lệch  Số tiền  %  Liebert GXT 3 UPS (GXT3-5000RT230) 35.000.000 34.301.600 698.400 1,99% Emerson Liebert ITA 20KVA/18KW UPS 400V long backup model (01200782) 95.229.000 94.312.000 917.000 0,96%

Giá sản phẩm Liebert GXT 3 UPS (GXT3-5000RT230) của công ty cao hơn giá tại công ty HDIT là 698.400 đồng tương đương với tỷ lệ là 1,99%. Vậy công ty cần phải giảm nhiều hơn hoặc bằng 698.400 đồng để thấp hơn hoặc bằng với mức giá của công ty HDIT trên thị trường.

Còn với giá sản phẩm Emerson Liebert ITA 20KVA/18KW UPS 400V long backup model (01200782) của công ty cao hơn giá tại công ty HDIT là 917.000 đồng tương đương 5,16%. Công ty nên giảm nhiều hơn hoặc bằng 917.000 để thấp hơn hoặc bằng với giá của công ty HDIT trên thị trường để kinh doanh có hiệu quả hơn.

Giá cả sản phẩm không chỉ là phương tiện tính toán mà còn là công cụ bán hàng. Chính vì lý do đó, giá cả là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty. Hiện nay giá cả của công ty căn cứ vào:

- Giá thành nhập khẩu từ nước ngoài - Mức thuế nhà nước quy định - Quan hệ cung cầu trên thị trường

Tuỳ theo sự biến động của các yếu tố mà mức giá sản phẩm của công ty được điều chỉnh theo từng thời điểm như sau:

50

- Một mức giá cao hơn được áp dụng với một thị trường nhất định khi sản phẩm có vị trí đứng chắc trên thị trường hay sản phẩm có chất lượng cao. Đồng nghĩa với lượng cầu nhiều hơn lượng cung trên thị trường, và những khách hàng họ sẳn sàng mua với giá cao với chất lượng và dịch vụ tốt nhất.

- Một mức giá thấp hơn khi sản phẩm đang ở giai đoạn suy thoái, khi công ty đang có ý định xâm nhập thị trường, theo đuổi mục tiêu doanh số.

- Công ty nên thực hiện nhiều mức giá đối với các loại sản phẩm khác nhau ở các loại thị trường khác nhau để thu hút thêm khách hàng đồng thời tăng sản lượng tiêu thụ giúp công ty ngày càng kinh doanh có hiệu quả hơn.

3.3.1.2 Hoàn thiện công tác bán hàng

Bán hàng là khâu quan trọng số một trong quá trình kinh doanh, đồng thời nó còn tạo tiền đề cho các hoạt động khác của mỗi doanh nghiệp. Để tồn tại và phát triển công ty phải liên tục đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động bán hàng

Khách hàng luôn là mục tiêu quan tâm số một của mỗi hoạt động kinh doanh trên thị trường, vì vậy công ty cần xây dựng cơ chế chăm sóc khách hàng đối với từng đối tượng khách hàng: khách hàng công nghiệp, đại lý, khách mua lẻ và không ngừng tìm kiếm, mở rộng đối tượng khách hàng, không những trong địa bàn công ty đang hoạt động mà cả địa bàn ngoại tỉnh. Khách hàng công nghiệp đã và đang mang lại cho doanh nghiệp một khoản lợi nhuận lớn. Công ty nên có chính sách chăm sóc khách hàng tốt hơn đối với nhóm khách hàng này, không ngừng thu thập thông tin để phát hiện các khách hàng mới cũng như chú trọng các khách hàng hiện tại để có cơ chế phù hợp để có thông tin đưa ra quyết định kịp thời. Vì vậy, công ty cần tăng cường tổ chức bộ phận Marketing chuyên nghiệp, có năng lực để nghiên cứu thị trường, có hiểu biết về nghiên cứu thị trường, có khả năng giao tiếp tốt, nắm bắt thị trường nhanh, cụ thể là thị trường gía cả, thông tin về tình hình cạnh tranh và các đối thủ cạnh tranh.

Để bán được hàng công ty còn cần phải đa dạng hóa phương thức kinh doanh vừa áp dụng phương thức kinh doanh truyền thống như bán buôn, bán qua đại lý, bán lẻ... Vừa áp dụng các phương thức kinh doanh khác như bán theo lô, bán có kỳ hạn, cho gửi hàng... Đồng thời công ty cũng cần đa dạng hóa các phương thức cạnh tranh như nâng cao chất lượng sản phẩm bán ra, có dịch vụ bán hàng tốt nhất, giảm

51

thiểu các chi phí…, có như vậy công ty mới có thể đạt được mục tiêu kinh doanh của mình.

3.3.1.3. Tăng cường hoạt động dịch vụ phục vụ khách hàng:

Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động dịch vụ góp phần đáp ứng một cách kịp thời, thuận tiện mọi nhu cầu cho khách hàng, đẩy nhanh quá trình tiêu thụ hàng hóa, sử dụng tối đa cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động của doanh nghiệp, tạo ra quan hệ mua bán rộng rãi góp phần thu hút khách hàng đến với doanh nghiệp và là vũ khí cạnh tranh mạnh mẽ với các doanh nghiệp khác.

Công ty cần có một số hoạt động dịch vụ cho khách hàng như sau:

Giảm giá trực tiếp trên sản phẩm hoặc tặng kèm thêm vật dụng để khách hàng sư dụng, ví dụ như khi khách hàng mua bất kì sản phẩm nào tại công ty có hóa đơn từ 2.000.000 đồng thí sẽ được tặng 1 phiếu rút thăm trúng thưởng, 1 card thẻ nạp điện thoại hay 1 sản phẩm đi kèm hoặc giảm giá trực tiếp 2 đến 10% đối với các khách hàng có hóa đơn mua từ 5.000.000 đồng trở lên.

Công ty nên sắp xếp các nhân viên thường xuyên đi hỗ trợ dịch vụ khách hàng khi cần thiết và hơn nữa là có chính sách bảo hành miễn phí sản phẩm một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Ngoài ra, công ty nên có các chính sách hậu mãi như tổ chức họp hội nghị khách hàng mỗi năm, cung cấp thêm các dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, các chương trình bốc thăm trúng thưởng để làm hài lòng các khách hàng để từ đó góp phần kinh doanh có hiệu quả hơn.

3.3.1.3 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong công ty

Việc đảm bảo đầy đủ, kịp thời và sử dụng có hiệu quả vốn sẽ là nhân tố quan trọng tác động đến hiệu quả kinh doanh của công ty. Vì vậy, công ty cần phải có kế hoạch sử dụng hiệu quả và phải có những biện pháp phòng chống những rủi ro; phải xác định cơ cấu vốn hợp lý, chặt chẽ thích ứng với quy mô của công ty, tránh không lạm dụng vốn vay quá mức, đặc biệt là vốn ngắn hạn…Hiện nay, hiệu quả sử dụng vốn của công ty thực sự cao. Việc quản lý tình hình vốn là chưa chặt chẽ. Vì vậy để nâng cao hiệu quả kinh doanh thì công ty cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

52

Muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thì trước hết công ty phải có các biện pháp huy động vốn hiệu quả để tránh tình trạng thiếu hụt vốn trong kinh doanh như: vay vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vay ngắn hạn và dài hạn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn và trong tổng công ty, vay từ chính cán bộ công nhân viên trong công ty, tham gia liên doanh, liên kết trong đầu tư để huy động vốn, phát hành trái phiếu cho những công trình cụ thể... Bên cạnh đó, công ty còn cần phải sử dụng nguồn vốn huy động được theo đúng nguyên tắc và đúng mục đích như vay dài hạn để đầu tư, để sử dụng vốn một cách hiệu quả và tiết kiệm.

Để tiến hành sản xuất kinh doanh, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhất định bao gồm vốn cố định, vốn lưu động và vốn chuyên dùng khác. Doanh nghiệp có nhiệm vụ tổ chức huy động các loại vốn cần thiết cho nhu cầu kinh doanh. Đồng thời tiến hành phân phối, quản lý và sử dụng vốn một cách hợp lý, hiệu quả cao nhất trên cơ sở chấp hành các chế độ chính sách quản lý tài chính của nhà nước.

Trước tiên để huy động vốn công ty nên thực hiện như sau:

- Công ty có thể huy động vốn vay dài hạn hoặc vay vốn ngắn hạn bằng cách vay vốn từ cán bộ công nhân viên. Công ty cần có các biện pháp khuyến khích và khen thưởng đối với những người tích cực cho công ty vay vốn. Đồng thời phải đảm bảo nguyên tắc lãi suất vay vốn từ người lao động lớn hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng và nhỏ hơn lãi suất tiền vay ngân hàng. Khi đó chi phí vay vốn của công ty từ người lao động mới có thể nhỏ hơn chi phí vay vốn từ ngân hàng đồng thời cũng đảm bảo lợi ích cho người lao động.

- Một hình thức huy động vốn có hiệu quả nữa đó là công ty nên tiến hành cổ phần hoá và bán cổ phiếu cho người lao động. Bằng cách này công ty có thể huy động được một khối lượng vốn lớn, không có thời hạn trả, tăng nguồn vốn chủ sở hữu và kích thích người lao động hoạt động có hiệu quả hơn nhờ gắn quyền lợi và trách nhiệm chặt chẽ hơn.

- Đối với khoản thu quá hạn khó đòi, công ty có thể bán nợ cho một số ngân hàng hay một xí nghiệp mua nợ nào đó nhằm tránh tình trạng tồn đọng vốn, làm chậm tốc độ luân chuyển vốn lưu động, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.

53

3.3.1.4 Giải pháp hàng tồn kho.

Đối với hàng tồn kho công ty phải kiểm kê để phân loại:

Đối với hàng mới, chất lượng tốt nhưng bán chậm thì nguyên nhân có thể là giá cao hoặc chưa được người tiêu dùng biết nhiều thì công ty có thể đẩy mạnh xúc tiến bán hàng. Hiện nay ngành công nghệ thông tin đang phát triển rất mạnh, đây là một cơ hội để các công ty có thể quảng cáo sản phẩm của mình. Đối với ATD cũng vậy trên trang Web của mình công ty có thể giới thiệu nhiều hơn về chủng loại, chất lượng, giá cạnh tranh để cho những người quan tâm đến mặt hàng mà họ cần mua biết rõ hơn về sản phẩm,hàng hoá dịch vụ của Công ty.

Đối với những mặt hàng cũ cần xúc tiến nhanh bằng cách giảm giá hoặc thanh lý với số lượng lớn để giúp công ty không bị ứ động vốn và giảm thiểu chi phí quản lý kho.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần phát triển thương mại Châu Á (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)