Thực trạng về lợi nhuận tại công ty Cổ Phần Phát Triển Thương Mạ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần phát triển thương mại Châu Á (Trang 36)

5. Bố cục của khóa luận

2.2.3Thực trạng về lợi nhuận tại công ty Cổ Phần Phát Triển Thương Mạ

doanh nghiệp qua các năm có sự gia tăng lớn, các chi phí quản lý doanh nghiệp mặt dù có giảm nhưng vẫn còn quá cao, tổng chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong kỳ tăng mạnh qua các năm. Chính vì vậy làm cho doanh thu của công ty tuy lớn, nhưng lợi nhuận thực sự mà công ty thu được không không. Nguyên nhân của việc tăng chi phí này có thể là do khâu quản lý của công ty không tốt, làm thất thoát chi phí, số lượng sản phẩm hỏng quá nhiều làm giảm kết quả sản xuất và kinh doanh của công ty,… Bên cạnh đó, nền kinh tế thế giới bị khủng hoảng, điều đó ảnh hưởng một phần không nhỏ tới nền kinh tế nước ta, nền kinh tế nước ta bị lạm phát lên tới hai con số,… Những biến động này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả kinh doanh của nền kinh tế nước ta nói chung và của công ty Cổ phần Phát Triển Thương Mại Châu Á nói riêng.

2.2.3 Thc trng v li nhun ti công ty C Phn Phát Trin Thương Mi Châu Á Á

2.2.3.1 Chỉ tiêu lợi nhuận

Bảng 2.3 : Lợi nhuận sau thuế của công ty qua các năm 2011-2013

(Nguồn : trích bảng BCKQKD năm 2011- 2013 phụ lục 1 bảng 1 - phòng tài chính kế toán)

Nhn xét:

Dựa vào bảng 2.3 ta thấy: lợi nhuận sau thuế của năm 2012 tăng 178.607.451 đồng so với năm 2011 tương ứng với tỷ lệ 32%. Năm 2013 tăng 186.314.475 đồng so với năm 2012, với tỷ lệ thấp hơn năm 2011-2012 chỉ đạt 25%. Điều này chứng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh giữa 2012 với 2011 So sánh giữa 2013 với 2012 ∆ % ∆ % Tổng doanh thu 34.441.953.135 42.799.595.237 72.367.954.677 8.357.642.102 24% 29.568.359.44 0 69% Lợi nhuận trước thuế 669.819.260 974.944.453 1.112.148.867 305.125.193 46% 137.204.414 14% Lợi nhuận sau thuế 552.600.889 731.208.340 917.522.815 178.607.451 32% 186.314.475 25%

29

tỏ măc dù công ty hoạt động vẫn có hiệu quả nhưng do nhiều nguyên nhân như tình hình kinh tế không ổn định bằng năm trước đó nên tỷ lệ tăng trưởng không cao, một nguyên nhân khác nữa là do công ty sử dụng các biện pháp giảm chi phí chưa thực sự hiệu quả, sử dụng nguồn vốn kinh doanh chưa phát huy hết khả năng của công ty.

Biểu đồ 2.3 : Lợi nhuận sau thuế của ATD

2.2.3.2Nhóm tỷ suất lợi nhuận

Bảng 2.4 : Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)

(Nguồn : trích bảng BCKQKD năm 2011- 2013 phụ lục 1 bảng 1 - phòng tài chính kế toán)

Chỉtiêu 2011 2012 2013

LNST 552.600.889 731.208.340 917.522.815

Tổng doanh thu thuần 33.133.371.558 42.761.296.837 71.986.957.657

30

Nhận xét:

Theo kết quả trên, trong 3 năm qua Công ty đều kinh doanh tốt, mang lại lợi nhuận cao. Năm 2011 cứ mỗi đồng doanh thu thì thu được 1,67 đồng lợi nhuận, năm 2012 là cao nhất, cứ mỗi đồng doanh thu thì Công ty đã thu về được 1,71 đồng lợi nhuận, năm tiếp theo giảm dần, tuy nhiên thì lợi nhuận mang về vẫn ổn, năm 2013 thu về 1,27 đồng/ đồng doanh thu. Điều này cho thấy số lợi nhuận thu về trên mỗi đồng doanh thu có biến động qua mỗi năm nhưng thực sự chưa cao vì còn trừ các khoản chi phí khác: thuế, trả lương nhân viên ... Công ty cần tiếp tục đẩy mạnh hoạt động để có hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Bảng 2.5: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Nhận xét:

Qua bảng phân tích tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn chủ sở hữu tăng dần qua các năm, cụ thể năm 2012 tăng hơn 2% so với năm 2011, năm 2013 tăng 1% so với năm 2012. Điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả mặt dù chỉ số vẫn chưa cao nhưng vẫn đạt lợi nhuận (năm 2013 cứ 1 đồng vốn bỏ ra lại thu được về 1,5 đồng lợi nhuận).

Bảng 2.6 : Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

LNST 552.600.889 731.208.340 917.522.815

Tổng vốn chủ sở hữu 4.608.019.484 5.339.194.225 6.070.477.796

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn chủ sở hữu (ROE) 12% 14% 15%

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

LNST 552.600.889 731.208.340 917.522.815

Tổng tài sản 13.783.994.105 30.510.558.820 24.510.156.908 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

31

Nhận xét:

Từ kết quả trên, trong 3 năm vừa qua thì tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của Công ty khá tốt và có hiệu quả. Năm 2011, 2012,2013 lợi nhuận thu về trên tài sản lần lượt là 4,0% và 2,3%, cứ 1 đồng vốn tài sản bỏ ra kinh doanh thì Công ty thu về 4 và 2,3 đồng lợi nhuận, năm 2013 tuy tổng tài sản có giảm nhưng công ty vẫn có lời 3,7 đồng lợi nhuận/ 1 đồng tài sản bỏ ra.

2.2.3.3 Hiệu quả sử dụng vốn:

Các chỉ tiêu phản ánh kết cấu nguồn vốn của doanh nghiệp:

Bng 2.7 : Bng ch tiêu phn ánh ngun vn ca công ty ATD năm 2011 - 2013

Nhận xét:

Qua bảng phân tích trên ta thấy hệ số nợ của công ty năm 2012 tăng so với năm 2011 là 0,16 ( năm 2011 là 0,67, năm 2012 là 0.83) .Năm 2013 có hệ số nợ là 0,75. Khi hệ số nợ cao thì doanh nghiệp có lợi ích vì được sử dụng một lượng tài sản lớn mà chỉ đầu tưmột lượng nhỏ và các nhà tài chính thường sử dụng nó như một chính sách gia tăng lợi nhuận.

Hệ số vốn chủ sở hữu ( tỷ suất tự tài trợ) càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều vốn tựcó, có tính độc lập cao với các chủ nợ, do đó không bị ràng buộc hoặc bị sức ép của các khoản nợ vay ( cụ thể năm 2011 là 0,33 và năm 2012 và 2013 giảm xuống còn 0,17). Đến năm 2013 hệ số vốn chủ sở hữu tăng lên 0,07 đạt 0,24 so với năm 2012. Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Nợ phải trả 9.175.974.621 25.171.364.595 18.439.679.112 Tổng nguồn vốn 13.783.994.105 30.510.558.820 24.510.156.908 Vốn chủ sở hữu 4.608.019.484 5.339.194.225 6.070.477.796 Hệ số nợ 0,67 0,83 0,75 Hệ số vốn chủ sở hữu 0,33 0,17 0,24

32

Bng2.8: Bng phân tích các ch tiêu phn ánh hiu qu sn xut vn kinh doanh 2011- 2013

Đơn vị: VNĐ

( nguồn : Phòng tài chính kế toán công ty ATD)

Nhn xét:

Qua bảng phân tích các chỉ tiêu pahnr ánh hiệu quả sản xuất vốn kinh doanh ta thấy:

Sức sinh lời vốn cố định nhìn chung tăng qua các năm. Năm 2011 một đồng vốn cố định tạo ra 2,7 đồng lợi nhuận; năm 2012 giảm xuống còn là 2,3 đồng; năm 2013 tăng lên là 3,8 đồng.

Sức sản xuất vốn cố định cũng tăng lên qua các năm. Năm 2011 một đồng vốn cố định tạo ra 169,5 đồng doanh thu; năm 2012 có giảm chút ít là 132,4 đồng; năm 2013 tăng lên đáng kể đạt 301,5 đồng.

Sức sinh lời vốn lưu động có sự thay đổi qua các năm. Cụ thể năm 2011 một đồng vốn lưu động tạo ra 0,04 đồng lợi nhuận; năm 2012 chỉ số này giảm chút ít xuống còn 0,02 đồng. Năm sau sức sinh lời lại tăng lên là 0,04 đồng.

Số vòng quay của vốn lưu động cũng có sự thay đổi tương tự như sức sinh lời của vốn lưu động: năm 2012 giảm so với năm 2011, sau đó năm 2013 lại tăng dần lên.

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

Tổng doanh thu thuần 34.441.953.135 42.799.595.237 72.367.954.677 Vốn cốđịnh 203.174.323 323.227.911 240.059.092

Vốn lưu động 13.580.819.872 30.187.330.909 24.270.097.816 Lợi nhuận sau thuế 552.600.889 731.208.340 917.522.815

Sức sinh lời vốn cốđịnh 2,7 2,3 3,8

Sức sản xuất vốn cốđịnh 169,5 132,4 301,5

Sức sinh lời vốn lưu động 0,04 0,02 0,04

33

Nhn xét: sức sản xuất và sức sinh lời của vốn cố định trong công ty luôn cao hơn vốn lưu động. Yêu cầu đặt ra là công ty phải có biện pháp nâng cao các chỉ tiêu này lên nữa góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

2.2.3.4 Hiệu quả sử dụng lao động

Vì ATD là doanh nghiệp tư nhân, tuy mới thành lập hoạt động của mình dược 6 năm nhưng công ty đã từng bước nắm được chỗ đứng của mình trên thị trường năng động ngày nay, nhờ vào đội ngũ lành đạo nhiệt tình và nhân viên có trách nhiệm cao trong công việc vì mục tiêu chung là đưa công ty phát triển ngày một xa hơn. Cụ thể nhờ vào chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động sau:

Bng 2.9: Bng phân tích hiu qu s dng lao động năm 2011 - 2013 Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng doanh thu(đồng) 33.133.371.558 42.761.296.837 71.986.957.657 Tổng lao động(người) 37 38 40 Lợi nhuận sau thuế(đồng) 552.600.889 731.208.340 917.522.815 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Doanh thu trên một lao động ( năng suất lao động)

895.496.528 1.125.297.285 1.799.673.941

Sức sinh lợi lao động 14.935.159 19.242.324 22.938.070

(nguồn : Trích phòng kế toán Công ty ATD)

Nhận xét:

Qua bảng phân tích hiệu quả sử dụng lao động của Công ty Cổ Phần Phát Triển Thương Mại Châu Á ta thấy:

Năng suất lao động của công ty tăng dần qua các năm, cụ thể cứ trung bình một nhân viên tạo ra được 895.496.528 đồng/người trong 1 năm 2011, năm 2012 tăng lên đạt 1.125.297.285 đồng/người tăng 229.800.757 đồng chiếm 20,4% so với năm 2011, và sang năm 2013 đạt 1.799.673.941 đồng tăng 674.376.656 đồng chiếm 37,5% so với năm 2012. Nguyên nhân sự tăng lên của chỉ tiêu năng suất lao động là do doanh thu của năm 2013 tăng so với năm 2012 và 2011, nhờ số lượng sản phẩm

34

tiêu thụ của từng loại mặt hàng đã tăng lên. Mặc dù ta thấy số lượng công nhân có tăng nhưng nó không làm ảnh hưởng nhiều tới chỉ tiêu năng suất lao động vì tốc độ tăng của nó nhỏ, tốc độ tăng lao động này nhỏ hơn so với tốc độ tăng của doanh thu. Sức sinh lời lao động của Công ty cũng tăng dần qua các năm, năm 2011 súc sinh lời lao động là 14.935.159 đồng/người/năm, đến năm 2012 đạt 19.242.324 đồng/người/năm tăng 4.307.165 đồng/người/năm chiếm 22,4% so với năm 2011, và đến năm 2013 sức sinh lợi lao động tăng lên đạt mức 22.938.070 đồng/người/năm tăng 3.695.746 đồng/người/năm chiếm 16,1% so với năm 2012. Đây là kết quả tốt đối với công ty và là kết quả của sự biến động hợp lý gắn với hai nhân tố là lợi nhuận sau thuế và lượng lao động bình quân tại công ty. Điều đó chứng tỏ công ty đã sử dụng và bố trí lao động hợp lý, lao động của công ty có trình độ kỹ thuật nhất định … Từ đó làm tăng được lợi nhuận thực cho công ty và đảm bảo hiệu quả trong SXKD.

Nhìn chung trong những năm qua, công tác quản lý và sử dụng lao động tại Công ty Cổ Phần Phát Triển Thương Mại Châu Á luôn được các cấp lãnh đạo quan tâm, không ngừng sắp xếp, bố trí lại, sử dụng hợp lý và khai thác triệt để khả năng nguồn lực quan trọng này. Tuy nhiên, muốn mở rộng thêm thị trường sản xuất thì công ty cần phải sắp xếp và bố trí tốt hơn nữa để thực hiện mục tiêu của mình. Trong những năm tới công ty cần duy trì và phát triển hơn nữa hiệu quả sử dụng nguồn lực này nhằm làm giàu cho cả công ty và cho nền kinh tế nước nhà.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần phát triển thương mại Châu Á (Trang 36)