Những mặt còn hạn chế

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần phát triển thương mại Châu Á (Trang 52)

5. Bố cục của khóa luận

2.4.2 Những mặt còn hạn chế

Ngoài những thuận lợi cũng như những thành tích đạt được trong những năm qua công ty vẫn còn một số hạn chế cần phải khắc phục cụ thể như sau:

- Giá sản phẩm đưa ra vẫn còn cao hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành nên số lượng sản phẩm bán ra chưa thực sự cao cùng với việc ra đời của hàng trăm công ty máy tính tại thành phố Hồ Chí Minh và các siêu thị điện máy lớn đã tạo ra sức ép rất lớn cho công ty trong việc cạnh tranh và giữ vững lòng tin với khách hàng.

- Hoạt động bán hàng còn hạn chế, các phương thức bán hàng còn đơn giản, các chính sách chăm sóc khách hàng chưa được quan tâm nhiều

- Giá trị hàng tồn kho còn nhiều , điều này cho thấy sản lượng tiêu thụ của công ty thực sự chưa cao làm cho vòng quay vốn chậm và tăng chi phí quản lý.Công ty không sản xuất mà chỉ nhập khẩu từ nước ngoài nên việc dự trữ hàng tồn kho là tốt vì có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường, nhưng đây là mặt hàng công nghệ dễ lỗi thời và lạc hậu nên công ty cần phải giải phóng nhanh hàng tồn kho bằng cách giảm giá bán đối với những mặt hàng cũ, lạc hậu.

- Chi phí cho hoạt động kinh doanh còn quá nhiều, đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp. Mặt dù, doanh thu mỗi năm tăng mạnh nhưng còn chi cho khoản chi phí nhiều nên lợi nhuận thu về mặt dù vẫn chưa thực sự hiệu quả, cần chú ý hơn trong vấn đề tiết kiệm chi phí để kinh doanh có hiệu quả hơn.

- Hiệu quả sử dụng vốn lưu động còn thấp.

- Công tác quảng bá, tiếp thị, tiếp cận thị trường chưa chuyên nghiệp, quan điểm kinh doanh nói chung chưa xuất phát từ người tiêu dùng, chưa tìm hiểu các yếu tố khách quan của thị trường do tác động của các luật mới ban hành nên còn gặp nhiều bị động trong sản xuất kinh doanh.

- Việc phân bổ công việc cho các phòng ban còn tương đối hạn chế, hiện tại chưa có phòng Marketing chính cho công ty, chủ yếu do ban lãnh đạo công ty chỉ đạo cho cấp dưới thực hiện. Đây là điểm yếu mà công ty cần chú trọng để xây dựng

45

phòng ban nhằm giúp sản phẩm của công ty ngày càng phù hợp với thị trường góp phần tăng lợi nhuận kinh doanh của công ty.

- Nên tập trung phân khúc thị trường vào các nhóm khách hàng khác nhau như: bệnh viện, trường học, và nhóm khách hàng nhỏ nhẽ để mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao uy tính, chất lượng sản phẩm để có hiệu quả tốt hơn nữa.

Tóm lại, công ty phải đặt ra những chiến lược kinh doanh để có thể thích nghi và tồn tại phát triển song hành với các đối thủ cạnh tranh hiện tại và tương lai. Những khó khăn trước mắt này sẽ đem lại cho công ty một cơ hội tự đổi mới, tự đầu tư chiều sâu để trở thành một công ty có sức mạnh thật sự, có những điểm khác biệt cơ bản để tạo ra các lợi thế độc quyền trong một lĩnh vực khắc nghiệt và hấp dẫn trí thức giới trẻ như ngành hàng công nghệ thông tin.

Tóm tắt chương 2:

Chương 2 bao gồm giới thiệu về công ty cũng như các mặt hàng kinh doanh, sơ đồ công ty Cổ Phần Phát Triển Thương Mại Châu Á. Tình hình hiệu qủa kinh doanh của công ty thông qua các chỉ tiêu doanh thu , chi phí và lợi nhuận của công ty. Từ đó, rút ra được những thành tựu đạt được trong quá trình kinh doanh ,bên canh đó còn có một số hạn chế để giúp công ty cải thiện và ngày một phát triển cao hơn nữa. Các giải pháp cụ thể cũng như phương hướng kinh doanh của công ty được nêu trong chương 3.

46

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THƯƠNG

MẠI CHÂU Á

3.1 Phương hướng chung về việc phát triển kinh doanh của công ty trong giai đoạn tới ( 2014 - 2030)

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần phát triển thương mại Châu Á (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)