Tình hình trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Đông Sài Gòn (Trang 52)

5. Kết cấu KLTN

2.2.4.4. Tình hình trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro

Trích lập quỹ dự phòng

Việc trích lập quỹ dự phòng tại các NHTM Việt Nam hiện nay áp dụng theo Điều 8 Quyết định 493/2005/QĐ- NHNN như sau:

v Tỷ lệ trích lập quỹ dự phòng cụ thể đối với 5 nhóm nợ như sau: Nhóm 1 là 0%, nhóm 2 là 5%, nhóm 3 là 20%, nhóm 4 là 50%, nhóm 5 là 100%.

Số tiền dự phòng cụ thể đối với từng khoản nợ tính theo công thức

R = max (0, (A-C))* r

Trong đó: R : Số tiền dự phòng cụ thể phải trích A : Số dư nợ gốc của khoản nợ.

SVTT PHẠM THỊ HỒNG GVHD TS. TRƯƠNG QUANG DŨNG

r : Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể v Tỷ lệ dự phòng chung:0.75% * Tổng dư nợ

Tình hình trích lập dự phòng rủi ro của ngân hàng Agribank chi nhánh Đông Sài Gòn được thể hiện chi tiết qua bảng sau

Bảng 2.12: Tình hình trích lập dự phòng rủi ro của Agribank chi nhánh Đông Sài Gòn giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Dự phòng cụ thể 6.048 2.984 3.053 Dự phòng chung 0 3.498 3.297 Tổng số tiền dự phòng rủi ro đã trích lập 6.048 6.482 6.350 Số tiền được Trung ương hoàn nhập cuối năm 4.695 1.399 1.425

+ Dự phòng cụ thể 0 1.399 1.425

+ Dự phòng chung 4.695 0 0

Số dư dự phòng rủi ro tín dụng tại thời điểm

cuối năm 11.268 14.366 14.234

+ Dự phòng cụ thể 1.211 811 880

+ Dự phòng chung 10.057 13.555 13.354

Nguồn: Báo cáo thường niên của Agribank Đông Sài Gòn

Trong lĩnh vực hoạt động tín dụng rủi ro xảy ra là điều không tránh khỏi, Ngân hàng Agribank nói chung và chi nhánh Đông Sài Gòn nói riêng đã trích lập ra một quỹ dự phòng để đảm bảo an toàn phòng ngừa rủi ro tránh cho chi nhánh khỏi rơi vào tình thế bị động khi rủi ro xảy ra. Từ các năm hoạt động kinh doanh trước mỗi quý chi nhánh trích từ lợi nhuận sau thuế một tỷ lệ phần phăm phù hợp với nhu cầu thanh toán của chi nhánh. Hình thức trích lập quỹ là một hình thức tự bảo hiểm cho chi nhánh, đó là một việc làm thiết thực trong điều kiện kinh tế khó khăn hiện nay để đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh.

Qua bảng 2.12 ta thấy lượng trích lập dự phòng qua mỗi năm của chi nhánh có xu hướng giảm. Thời điểm giảm mạnh nhất là cuối năm 2011 từ mức 6.537 triệu đồng (năm 2010) giảm xuống còn 6.048 triệu đồng (năm 2011) giảm gần 7,5%. Do thời điểm này kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn, lãi suất trên thị trường giảm mạnh, lãi suất huy

SVTT PHẠM THỊ HỒNG GVHD TS. TRƯƠNG QUANG DŨNG

động áp bị khống chế ở mức trần, lãi suất cho vay giảm mạnh. Do đó dư nợ giảm kéo theo lợi nhuận giảm và tỷ lệ trích lập dự phòng cũng giảm theo. Tuy nhiên những năm tiếp theo đều tăng nhẹ và dần đi vào mức ổn định: Năm 2012 tăng lên 6.482 triệu đồng và đến năm 2013 là 6.350 triệu đồng. Số dư quỹ dự phòng rủi ro tín dụng của chi nhánh tại Hội sở cuối năm 2013 là 14.234 triệu đồng trong đó: dự phòng cụ thể là 880 triệu đồng và dự phòng chung là 13.354 triệu đồng, cho thấy ngân hàng đã trích lập đủ dự phòng rủi ro so với quy định.

Dự phòng chung của ngân hàng qua các năm và tỷ lệ trích lập do Hội đồng Quản trị Agribank quyết định cho từng năm và được áp dụng thống nhất cho toàn hệ thống

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Đông Sài Gòn (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)