Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh Đông Sà

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Đông Sài Gòn (Trang 46)

5. Kết cấu KLTN

2.2.4.1. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh Đông Sà

Đông Sài Gòn

2.2.4.1. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Đông Sài Gòn. Gòn.

Mô hình quản trị rủi ro tín dụng vận hành trên cơ sở 2 loại văn bản cơ bản là:

hướng dẫn quy chế cho vay, quy chế bảo lãnh, đảm bảo tiền vay do Hội đồng quản trị ngân hàng Agribank ban hành và phân quyền quyết định.

Về cơ cấu, tham gia vào quản trị rủi ro tín dụng gồm: (i) cán bộ tín dụng, lãnh đạo phòng tín dụng (vai trò thẩm định); (ii) Bộ phận tái thẩm định tại Hội sở chính (vai trò tái thẩm định); (iii) Giám đốc chi nhánh, Tổng giám đốc (vai trò quyết định); (iv) Bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ (vai trò giám sát); (v) Bộ phận hỗ trợ gồm: quản lý tín dụng, thông tin tín dụng, bộ phận công nợ, pháp chế.

Đặc điểm chính của ngân hàng Agribank so với các ngân hàng thương mại khác là sự phân quyền quyết hạn mức cấp tín dụng lớn, làm cho mỗi chi nhánh có vai trò như một ngân hàng độc lập, nhất là về mặt hoạt động tín dụng. Đặc điểm này chủ yếu xuất phát từ quy mô quá lớn và hoạt động dàn trải của ngân hàng Agribank.

Theo công văn số 31/QĐ-HĐTV-KHDN, ngày 15/01/2014 của Hội đồng thành viên ngân hàng Agribank về việc ban hành quy định phân cấp quyết định cấp tín dụng năm 2014 cho Agribank chi nhánh Đông Sài Gòn như sau:

SVTT PHẠM THỊ HỒNG GVHD TS. TRƯƠNG QUANG DŨNG

Bảng 2.10: Quy định phân cấp quyết định tín dụng cho Agribank chi nhánh Đông Sài Gòn- năm 2014

Đơn vị tính: Tỷ đồng Xếp loại năm 2013 Dư nợ đến 31/12/2013 Tỷ lệ nợ xấu đến 31/12/2013

Thẩm quyền quyết định cấp tín dụng theo loại hình, hạng khách hàng Tổ chức Hộ gia đình, cá nhân Hạng AAA, AA, A Hạng BBB, BB Hạng AAA, AA, A Hạng BBB, BB AA 1.871 0,1% Đối với một khách hàng 90 70 20 15

Đối với một dự án đầu tư 65 50 15 10

Nguồn: Báo cáo thường niên của Agribank Đông Sài Gòn

Thẩm quyền quyết định cấp tín dụng của Giám đốc Phòng giao dịch tối đa không vượt quá 02 (hai) tỷ đồng đối với một khách hàng. Giám đốc Phòng giao dịch không được quyết định cấp tín dụng dưới mọi hình thức bảo lãnh.

v Về bộ máy tổ chức quản trị rủi ro tín dụng:

Hiện phòng tín dụng của chi nhánh thực hiện tiếp thị, thẩm định, cho vay đối với các khách hàng cũ và mới, đồng thời thực hiện đề xuất, xử lý các khoản nợ có vấn đề (nợ xấu).

Tại các phòng giao dịch của chi nhánh Đông Sài Gòn, những hồ sơ vượt mức phán quyết sẽ được trình lên phòng tín dụng của chi nhánh để được tái thẩm định.

Việc phân cấp phê duyệt tín dụng được quy định rõ ràng, cụ thể từ chi nhánh tiếp thị đến phòng giao dịch, cùng việc kiểm tra hoạt động tín dụng thường xuyên của phòng kiểm soát nội bộ giúp cho hoạt động tín dụng của chi nhánh được thực hiện, giám sát để đạt được những chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra và có biện pháp chỉ đạo kịp thời.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Đông Sài Gòn (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)