Quy trình cấp tín dụng

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Đông Sài Gòn (Trang 51)

5. Kết cấu KLTN

2.2.4.3.Quy trình cấp tín dụng

Để đảm bảo việc quản lý rủi ro tín dụng diễn ra thống nhất, khoa học, tạo cơ chế giám sát hiệu quả, hạn chế, phòng ngừa rủi ro cũng như xác định trách nhiệm của từng khâu, từng bước Agribank đã ban hành Quy định cho vay (Quyết định số 66/QĐ-HĐTV- KHDN, ngày 22/01/2014), cụ thể là: Quy trình cho vay bắt đầu từ khi tiếp nhận giấy đề nghị vay vốn của khách hàng đến khi thanh toán hết nợ gốc và lãi, phí, thanh lý hợp đồng tín dụng. Quy trình này được thực hiện theo trình tự như sau:

v Bước 1:Thẩm định trước khi cho vay:

− Cán bộ tín dụng tại Phòng tín dụng hay Phòng kế hoạch kinh doanh tại các chi nhánh sẽ trực tiếp thu thập thông tin từ khách hàng sau đó lập báo cáo thẩm định sơ bộ trình trưởng phòng tín dụng xem xét.Nếu hồ sơ đạt yêu cầu, cán bộ tín dụng và lãnh đạo phòng sẽ tiến hành đi thẩm định thực tế. Nếu khách hàng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định cấp tín dụng của ngân hàng, cán bộ tín dụng tiến hành hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn. Tiếp đó, lập báo cáo thẩm định trình Trưởng phòng tín dụng và Phó giám đốc phụ trách tín dụng đối với các món vay thuộc phân quyền cấp tín dụng của Phó giám đốc.

− Trường hợp khoản vay vượt quyền phán quyết của Chi nhánh/Phòng giao dịch: Nếu đủ điều kiện cho vay thì Phòng giao dịch hoặc Phòng tín dụng/Phòng kế hoạch kinh doanh lập tờ trình và gửi kèm hồ sơ vay lên ngân hàng Agribank cấp trên trực tiếp để xem xét phê duyệt dự án vay vốn vượt quyền phán quyết.

v Bước 2: Kiểm tra, giám sát trong khi cho vay:

− Sau khi khách hàng đã hoàn thiện, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu, cán bộ tín dụng sẽ tiến hành kiểm tra, kiểm soát hồ sơ lần cuối trước khi giải ngân. Nếu đã đảm bảo đầy đủ, đúng yêu cầu thì cán bộ tín dụng sẽ nhập các thông tín cần thiết vào hệ thống IPCAS và phối hợp với cán bộ có liên quan thực hiện việc giải ngân. Tiếp đó, sau khi giám đốc ký duyệt cho vay, trưởng phòng tín dụng/Phòng kế hoạch kinh doanh sẽ tiến hành nhập các thông tin cần thiết vào hệ thống IPCAS.

v Bước 3: Kiểm tra, giám sát, thu hồi, xử lý nợ sau khi cho vay.

− Cán bộ được giao theo dõi khoản vay có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc trả nợ gốc, lãi của khách hàng đầy đủ, đúng kỳ. Kết quả kiểm tra và đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng sẽ là căn cứ để Agribank phân lợi nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định.

SVTT PHẠM THỊ HỒNG GVHD TS. TRƯƠNG QUANG DŨNG

− Trường hợp khách hàng không trả được nợ theo cam kết, cán bộ tín dụng kiểm tra việc sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo tiền vay, tình hình tài chính của khách hàng, xem xét nguyên nhân khách quan, chủ quan và khả năng trả nợ. Nếu đủ điều kiện cơ cấu lại thời gian trả nợ thì ghi rõ ý kiến trình Trưởng phòng giao dịch xem xét và trình lên Giám đốc chi nhánh phê duyệt.

− Cuối cùng, cán bộ tín dụng sẽ tiến hành thanh lý hợp đồng và giải chấp tài sản đảm bảo cho khách hàng. Căn cứ vào phê duyệt của Giám đốc chi nhánh, cán bộ tín dụng cùng phối hợp với cán bộ có liên quan sẽ tiến hành thanh lý hợp đồng và lập thủ tục xuất kho, lập biên bản bàn giao giấy tờ và tài sản với khách hàng.

v Đặc biệt, đối với các khoản vay vượt quyền phán quyết Agribank áp dụng quy trình riêng như sau.

− Thứ nhất, trong quá trình tiếp nhận và thẩm định hồ sơ khoản vay vượt quyền phán quyết: Phòng/Ban tại Agribank cấp trên trực tiếp tiếp nhận hồ sơ vay vốn và báo cáo thẩm định, tờ trình xin phê duyệt vượt quyên phán quyết của chi nhánh cấp dưới gửi lên. Sau đó, Trưởng phòng/Ban của Agribank cấp trên sẽ ghi ý kiến lên và trình Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc phê duyệt khoản vay vượt quyền phán quyết theo quy định hiện hành.

− Thứ hai, quá trình thông báo và giải ngân cũng được thực hiện thông qua thông báo của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc hoặc người được ủy quyền ký phê duyệt.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Đông Sài Gòn (Trang 51)