Chính sách tín dụng

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Đông Sài Gòn (Trang 47)

5. Kết cấu KLTN

2.2.4.2.Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng hiện tại của của Agribank Đông Sài Gòn hoạt động dựa trên nguyên tắc tăng trưởng tín dụng hợp lý, có chọn lọc an toàn và hiệu quả”, Ngân hàng

Agribank chi nhánh Đông Sài Gòn luôn tập trung nâng cao chất lượng tín dụng, phân tích, đánh giá đúng thực trạng nợ xấu và quyết liệt triển khai các biện pháp xử lý và thu

SVTT PHẠM THỊ HỒNG GVHD TS. TRƯƠNG QUANG DŨNG

hồi, giảm nợ xấu, củng cố, kiện toàn về cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động Agribank và hệ thống cơ chế quản trị điều hành kinh doanh, xây dựng quy trình quản lý hiện đại trên các mặt nghiệp vụ, chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tiếp tục hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, phát triển sản phẩm dịch vụ hiện đại, nâng cao thị phần dịch vụ tại đô thị và nhanh chóng triển khai sản phẩm dịch vụ phục vụ "Tam nông"

Quy định chính sách cho vay

Để thực hiện mục tiêu rút ngắn thời gian làm thủ tục cho vay nhằm phục vụ khách hàng nhanh chóng và đảm bảo an toàn vốn vay đòi hỏi tuân thủ nghiêm ngặt các quy định chính sách cho vay.

v Hướng dẫn thủ tục vay vốn, tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn

Khách hàng có nhu cầu vay vốn sẽ được cán bộ tín dụng tiếp nhận và hướng dẫn thủ tục, điều kiện, các loại giấy tờ, hồ sơ cần thiết. Một bộ hồ sơ vay vốn của khách hàng được coi là đầy đủ hợp lệ khi bao gồm hồ sơ vay, hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài chính. Ngoài sự

đầy đủ của bộ hồ sơ vay vốn, các cán bộ tín dụng cần xem xét sự hợp pháp, tính chân thực của các số liệu mà khách hàng cung cấp.

v Thẩm định xét duyệt vay vốn, xếp hạng tín dụng khách hàng trước khi cho vay

− Nhằm nhận diện các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình vay vốn, sau khi nhận đủ hồ sơ vay của khách hàng, nhân viên tín dụng tiến hành thẩm định các bước sau: kiểm tra hồ sơ pháp lý khách hàng, kiểm tra lịch sử vay trả nợ của khách hàng thông qua vấn tin trên hệ thống CIC của NHNN, kiểm tra năng lực tài chính của khách hàng, kiểm tra các tài sản đảm bảo (nếu có) và thẩm định tính khả thi của phương án vay vốn.

Đo lường rủi ro tín dụng: ngân hàng sử dụng phương pháp đo lường rủi ro tín dụng truyền thống qua các chỉ tiêu: tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ và tỷ lệ nợ xấu trên

tổng dư nợ. Ngoài ra, ngân hàng Agribank còn thiết lập hệ thống xếp hạng rủi ro tín dụng và áp dụng chung cho toàn hệ thống.

Sau khi hoàn thành tờ trình thẩm định khách hàng, nhân viên tín dụng trình trưởng phòng tín dụng xem xét. Nếu có vấn đề vướng mắc đề nghị cán bộ tín dụng giải thích và bổ sung thêm, kiểm tra và thông qua nếu không còn vấn đề gì vướng mắc, sau đó trình ban giám đốc phê duyệt. Cán bộ tín dụng phải thông báo kết quả cho khách hàng tối đa 5 ngày làm việc sau khi nhận được ý kiến của ban giám đốc.

SVTT PHẠM THỊ HỒNG GVHD TS. TRƯƠNG QUANG DŨNG

Nguy cơ rủi ro tín dụng có thể xảy ra trong và sau khi cho vay nên cần phải kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng cũng như chính cán bộ ngân hàng trong quá trình vay.

Hiện tại, việc kiểm tra, giám sát tín dụng sau khi cho vay tại Ngân hàng Agribank chi nhánh Đông Sài Gòn đều do cán bộ tín dụng thực hiện. Điều này nhằm hạn chế việc khách hàng sử dụng vốn sai mục đích hoặc đầu tư vào các hoạt động kinh doanh có mức độ rủi ro cao dễ dẫn đến việc họ không có khả năng trả nợ. Đây là một biện pháp quan trọng mà Ngân hàng sử dụng để phòng ngừa rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Ngoài ra, Agribank chi nhánh Đông Sài Gòn cũng quan tâm đến việc kiểm tra công tác tín dụng tại các Phòng giao dịch của chi nhánh.

v Tổ chức thu hồi nợ sau khi giải ngân

Khi nhận được giấy đề nghị được gia hạn nợ của khách hàng: cán bộ tín dụng quản lý trực tiếp phải tiến hành khảo sát, đánh giá tình hình tài chính và hoạt động của khách hàng, sau đó lập tờ trình thẩm định khách hàng: phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, nguồn trả nợ, trong đó có nêu rõ lý do gia hạn nợ và đề xuất ý kiến đồng ý hay không đồng ý gia hạn nợ. Sau đó trình Trưởng phòng và ban giám đốc xét duyệt.

v Tất toán các khoản vay

Hồ sơ vay sẽ được tất toán khi khách hàng thanh toán đầy đủ vốn vay, lãi vay, và các chi phí khác có liên quan.

Khi khách hàng đề nghị tất toán hợp đồng tín dụng, cán bộ tín dụng kiểm tra số dư tài khoản của khách hàng, hoàn tất thủ tục thu hồi nợ vay (gồm: toàn bộ nợ gốc, lãi và phụ phí khác), sau đó làm thủ tục thanh lý hợp đồng. Toàn bộ chu trình tín dụng được hoàn tất, khoản vay được tất toán.

Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng

v Đối với khách hàng doanh nghiệp: Agribank xếp các khách hàng thành 10 hạng có mức độ rủi ro từ thấp lên cao: AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, D. Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Thu thập thông tin khách hàng.

Bước 2: Xác định ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Bước 3: Chấm điểm quy mô doanh nghiệp.

SVTT PHẠM THỊ HỒNG GVHD TS. TRƯƠNG QUANG DŨNG

Bước 4: Chấm điểm các chỉ số tài chính. Bước 5: Chấm điểm các tiêu chí phi tài chính. Bước 6: Tổng hợp điểm và xếp hạng DN

Điểm của khách hàng DN = (Điểm các chỉ tiêu tài chính * Trọng số phần tài chính) + (Điểm các chỉ tiêu phi tài chính * Trọng số phần phi tài chính)

Bước 7: Trình phê duyệt kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng. Sau khi xác định được điểm tổng hợp, cán bộ tín dụng xếp hạng DN theo 10 hạng tương ứng với độ rủi ro tăng dần từ AAA đến D như đã nêu ở trên

v Đối với khách hàng cá nhân: Agribank xếp các khách hàng thành 10 hạng có mức độ rủi ro từ thấp lên cao: Aaa, Aa, a, Bbb, Bb, b, Ccc, Cc, c, d. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng cá nhân được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Thu thập thông tin.

Bước 2: Chấm điểm các thông tin cá nhân cơ bản. Bước 3: Chấm điểm tiêu chí quan hệ với ngân hàng.

Bước 4: Tổng hợp điểm và xếp hạng: Điểm của khách hàng cá nhân = (Điểm các

thông tin cá nhân + Điểm quan hệ với ngân hàng)

Bước 5: Sau khi xác định được điểm tổng hợp, cán bộ tín dụng xếp hạng khách hàng theo 10 hạng tương ứng với độ rủi ro tăng dần từ Aaa đến d như đã nêu ở trên.

Bảng 2.11. Phân loại nợ theo Hệ thống xếp hạng tín dung nội bộ của Agribank

Xếp hạng KH theo Hệ thống Xếp hạng Tín dụng Nội bộ Phân loại nợ AAA Nợ nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn AA A BBB Nợ nhóm 2: Nợ cần chú ý BB B CCC

Nợ nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn

CC

C Nợ nhóm 4: Nợ nghi ngờ

SVTT PHẠM THỊ HỒNG GVHD TS. TRƯƠNG QUANG DŨNG

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Đông Sài Gòn (Trang 47)