Kiến nghị đối với Ngânhàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Đông Sài Gòn (Trang 80)

5. Kết cấu KLTN

3.3.2 Kiến nghị đối với Ngânhàng Nhà nước Việt Nam

Hoàn thiện luật Ngân hàng Nhà nước, luật các tổ chức tín dụng, luật bảo hiểm tiền gửi, luật giám sát an toàn hoạt động ngân hàng.

SVTT PHẠM THỊ HỒNG GVHD TS. TRƯƠNG QUANG DŨNG

Phối hợp với các cơ quan trong việc xử lý nợ xấu, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc phát mãi tài sản đảm bảo. NHNN nên có những bước hướng dẫn về trình tự, thủ tục, trách nhiệm của các tổ chức tín dụng, cơ quan công an, chính quyền, Sở tài nguyên môi trường để làm cơ sở pháp lý đi tới việc ban hành thông tư liên ngành hướng dẫn nhằm đẩy nhanh tiến độ, cụ thể hóa từng công việc trong thi hành án. Nghiên cứu, chỉnh sửa, hoàn thiện các quy định về ngoại hối nói chung và cho vay ngoại tệ nói riêng, phân loại nợ, về đảm bảo an toàn tín dụng, phù hợp thông lệ, chuẩn mực quốc tế và điều kiện thực tế ở Việt Nam.

3.3.2.2. Điều hành chính sách tiền tệ hiệu quả

Điều hành linh hoạt chính sách lãi suất và các công cụ hỗ trợ khác nhằm hỗ trợ các NHTM đảm bảo khả năng thanh khoản và an toàn trong hoạt động của mình.

Điều hành tỷ giá linh hoạt theo cơ chế thị trường, khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, có biện pháp can thiệp kịp thời để ổn định thị trường ngoại hối.

Theo dõi, phân tích, đánh giá và dự báo theo sát diễn biến kinh tế, tiền tệ trong và ngoài nước, đặc biệt trong lĩnh vực tín dụng để đưa ra các giải pháp phù hợp trong điều hành chính sách tiền tệ, nhằm đạt được mục tiêu tiền tệ, tín dụng do Quốc hội và Chính phủ đề ra, đồng thời đảm bảo cho các NHTM hoạt động đúng định hướng đề ra của NHNN và hạn chế rủi ro.

3.3.2.3. Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện các cơ chế thanh toán không dùng tiền mặt

NHNN cần có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ và đóng vai trò là người chủ trì liên kết các ngân hàng thương mại trong việc thực hiện cung ứng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt: về phí chuyển tiền, về kỹ thuật công nghệ, đặc biệt là đường truyền thông tin.

Việc thanh toán không dùng tiền mặt cũng góp phần hạn chế rủi ro cho ngân hàng vì khách hàng vay vốn mà không giải ngân bằng tiền mặt sẽ dễ dàng cho ngân hàng kiểm soát khách hàng có sử dụng vốn vay đúng mục đích không. Mặt khác, việc sử dụng không dùng tiền mặt sẽ góp phần hạn chế được nạn tham ô, hối lộ cán bộ tín dụng vì việc này sẽ dễ bị phát hiện thông qua kiểm tra tài khoản tại ngân hàng. Do đó, NHNN cần có văn bản chỉ đạo các NHTM hạn chế giải ngân bằng tiền mặt và tiến đến không giải ngân bằng tiền mặt với số tiền lớn.

SVTT PHẠM THỊ HỒNG GVHD TS. TRƯƠNG QUANG DŨNG

3.3.2.4 Ngân hàng Nhà nước tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại

Vai trò của NHNN ngoài thanh tra, giám sát còn phải tăng cường kiểm tra kiểm soát có hiệu quả, cảnh báo được các nguy cơ rủi ro tìm ẩn. Muốn vậy, NHNN cần phải thực hiện các biện pháp sau:

- Ở mỗi tỉnh, thành phố, NHNN nên tăng cường các cán bộ giỏi nghiệp vụ chuyên quản lý từng NHTM để kiểm tra, kiểm soát định kỳ theo chuyên đề kiểm tra, hoặc thỉnh thoảng kiểm tra đột xuất để có thể cảnh báo những rủi ro tín dụng cho các NHTM một cách sớm nhất.

- Đồng thời NHNN cần nghiên cứu đưa ra các cảnh bảo sớm về các rủi ro tiềm ẩn khác mà các ngân hàng thương mại đang và sẽ đối mặt, điều này rất hữu ích cho các ngân hàng thương mại trong điều kiện thông tin thu thập còn nhiều hạn chế.

- Cần nâng cao hiệu lực các kiến nghị của đoàn thanh tra NHNN, vì có một số NHTM vẫn chưa sửa đổi những điểm sai theo kiến nghị của đoàn thanh tra NHNN và vẫn hoạt động bình thường. Phải có những biện pháp xử lí thật nghiêm túc để các NHTM thực hiện theo kiến nghị đoàn thanh tra NHNN.

- NHNN cần có những tiêu chí để đánh giá, xếp loại hoạt động của các NHTM hàng năm để các NHTM có cái nhìn tổng quan về hoạt động của mình và đề ra chiến lược phòng chống rủi ro, hoàn thiện hoạt động kinh doanh.

Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy thanh tra ngân hàng theo ngành dọc từ Trung ương xuống cơ sở và có sự độc lập tương đối về điều hành và hoạt động nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy của ngân hàng Nhà nước, ứng dụng những nguyên tắc cơ bản về giám sát hiệu quả hoạt động Ngân hàng của uỷ ban Basel, tuân thủ nguyên tắc thận trọng trong thanh tra.

3.3.2.5. Ngân hàng Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng (CIC)

Thông tin tín dụng có vai trò quan trọng trong việc tăng trưởng tín dụng lành mạnh tại các NHTM hiện nay. Nhu cầu thông tin tín dụng không những đảm bảo các nguyên tắc: chính xác, nhanh, cập nhật, đầy đủ mà còn phải mang tính chất dự báo, dự đoán hay mang ý nghĩa phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra. Do đó, số lượng và chất lượng thông tin tín dụng ngày càng phải được nâng cao để đáp ứng được nhu cầu của các NHTM.

SVTT PHẠM THỊ HỒNG GVHD TS. TRƯƠNG QUANG DŨNG

Ngân hàng Nhà nước cần nâng cao hơn nữa chất lượng thông tin tín dụng tại trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của ngân hàng Nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu cập nhật thông tin chính xác về khách hàng. Một số thông tin tín dụng tại CIC đã cũ và không được cập nhật, do một số ngân hàng vẫn chưa cung cấp kịp thời thông tin cho CIC, hoặc thông tin cung cấp chưa chính xác. Cần có biện pháp tuyên truyền để các NHTM nhận thức rõ quyền lợi và nghĩa vụ trong việc cung cấp và sử dụng thông tin tín dụng của CIC. Ngoài ra, NHNN cần có văn bản quy định việc cung cấp thông tin cho CIC là bắt buộc và NHTM phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin cung cấp và có biện pháp xử phạt nghiêm minh đối với các NHTM không thực hiện.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Đông Sài Gòn (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)