Một số đề xuất về kế toán nguyên vật liệu tại Công ty

Một phần của tài liệu luận văn kế toán Kế toán nguyên vật liệu tại Chi nhánh Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam_Khách sạn Holiday view (Trang 72)

Qua quá trình thực tập tại Công ty khách sạn Holiday view, trên cơ sở kết hợp giữa lý luận đã được học với thực tiễn công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty. Em xin mạnh dạn đưa ra một số đề xuất với mong muốn hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty, đảm bảo tuân thủ hệ thống kế toán doanh nghiệp hiện hành và phù hợp với đặc điểm, yêu cầu quản lý của công ty.

* Đề xuất thứ nhất: Về công tác tính giá nguyên vật liệu.

Công ty tính giá vật liệu xuất kho theo phương pháp giá bình quân cả kỳ dự trữ theo em là chưa hợp lý, còn một số bất cập. Do đặc thù hoạt động kinh doanh của Công ty là lượng nguyên vật liệu nhập, xuất nhiều chủng loại và thường xuyên, nên để tránh việc trùng lặp, chồng chéo, ghi chép không chính xác Công ty nên áp dụng phương pháp giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập (Bình quân liên hoàn) theo công thức sau: Đơn giá BQ = Trị giá vật liệu tồn trước lần nhập n + Trị giá vật liệu nhập lần n

liên hoàn Số lượng vật liệu tồn trước lần nhập n +Số lượng vật liệu nhập lần n Phương pháp này cho giá vật liệu xuất kho chính xác nhất, phản ánh kịp thời sự biến động về giá cả, công việc tính giá được tiến hành đều đặn.

* Đề xuất thứ hai: Về kế toán chi tiết nguyên vật liệu.

Việc áp dụng phương pháp kế toán nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song tuy phổ biến với nhiều Công ty hiện nay nhưng theo phương pháp này lượng công việc nhiều, ghi chép hay trùng lặp về mặt số liệu. Mặt khác, do đặc điểm nguyên vật liệu ở Công ty có nhiều chủng loại với tần suất nhập, xuất nhiều nên công việc theo dõi tình hình nhập- xuất- tồn nguyên vật liệu của kế toán viên không đảm bảo được công việc ghi chép, hạch toán hàng ngày. Theo em Công ty nên áp dụng phương pháp sổ số dư.

Kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp sổ số dư

Ghi chú:

Ghi hàng ngày Quan hệ đối chiếu Ghi cuối tháng

Đặc điểm của phương pháp này là tại kho chỉ theo dõi nguyên vật liệu về số lượng, còn ở phòng kế toán theo dõi về mặt giá trị (Theo giá hạch toán). Phương pháp này có nhiều ưu điểm phù hợp với công ty.

Phiếu nhập kho Phiếu giao nhậnchứng từ nhập

Thẻ kho

Phiếu xuất kho

Bảng luỹ kế nhập, xuất, tồn kho vật tư

Phiếu giao nhận chứng từ xuất Sổ số dư

+ Giảm bớt được khối lượng ghi chép.

+ Kế toán thực hiện được việc kiểm tra thường xuyên đối với việc ghi chép, bảo quản nguyên vật liệu, hàng hoá trong kho.

+ Công việc giàn đều trong tháng, nên đảm bảo cung cấp kịp thời các số liệu cần thiết phục vụ cho việc quản lý vật tư.

* Đề xuất thứ ba: Về việc lập sổ danh điểm nguyên vật liệu.

“Sổ danh điểm vật liệu” là tổng hợp toàn bộ các loại vật liệu mà Công ty đang sử dụng. Trong sổ danh điểm, nguyên vật liệu được theo dõi từng loại, từng nhóm, từng quy cách một cách chặt chẽ giúp cho công tác quản lý và hạch toán nguyên vật liệu được quy định một cách riêng. Sắp xếp một cách trật tự, rất tiện lợi khi tìm những thông tin về một loại, một nhóm nguyên vật liệu nào đó.

Sổ danh điểm vật liệu còn cung cấp những thông tin về giá trị vật liệu xuất, tồn kho bất cứ khi nào theo giá hạch toán. Bởi vì như đã nói ở trên, hạch toán chi tiết nguyên vật liệu ở Công ty áp dụng phương pháp thẻ song song và việc tính giá xuất kho vật liệu theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ thì kế toán không theo dõi được giá trị vật liệu xuất kho và tồn kho trong tháng, chỉ đến cuối tháng mới biết được. Như vậy, việc mở sổ danh điểm vật tư sẽ góp phần giảm bớt khối lượng công việc hạch toán, xử lý nhanh chóng, cung cấp thông tin kịp thời phục vụ quản lý, điều chỉnh hoạt động kinh doanh và rất tiện cho việc sử dụng phần mềm kế toán.

Để lập sổ danh điểm vật liệu, điều quan trọng nhất là phải xây dựng được một bộ mã vật liệu chính xác, đầy đủ, không trùng lặp dựa vào các đặc điểm sau:

- Dựa vào nguyên vật liệu.

- Dựa vào số nhóm vật liệu trong mỗi loại. - Dựa vào số thứ vật liệu trong mỗi nhóm. - Dựa vào số quy cách vật liệu trong mỗi thứ.

Trước hết phải mã hoá trên mỗi loại nguyên vật liệu theo một nguyên tắc nhất định, bảo đảm sự thống nhất, dễ nhớ và dễ thực hiện. Mỗi loại vật liệu được gắn cho một mã số, việc mã hoá này bắt đầu từ tài khoản phản ánh đối tượng đó.

- Vật liệu chính: TK 152.1 - Vật liệu phụ: TK 152.2 - Nhiên liệu: TK 152.3 - Phụ tùng thay thế: TK 152.4 - Vật liệu khác: TK 152.8

Trong mỗi loại vật liệu ta phân thành các nhóm và lập mã đối tượng cho từng nhóm. Ở Công ty khách sạn Holiday view số nhóm vật liệu trong mỗi loại rất nhiều nên ta dựng 2 chữ số để hiển thị.

Trong các loại vật liệu chính ta phân thành các nhóm và đặt mã số như sau: - Nhóm nguyên vật liệu tươi sống phục vụ ăn uống: 1521.01

- Nhóm vật liệu chính phục vụ buồng phòng: 1521.02 - Nhóm vật liệu chính phục vụ văn phòng: 1521.03 - ……

Trên sổ doanh điểm vật liệu, mỗi nhóm vật liệu được ghi trên một hay một số trang sổ riêng biệt, tuỳ thuộc vào số lượng vật liệu của nhóm đó. Trong mỗi nhóm cần ghi đủ các loại vật liệu của nhóm. Việc lập sổ danh điểm vật liệu, công cụ dụng cụ sẽ giúp cho công tác hạch toán vật liệu được dễ dàng, thuận tiện và rất cần thiết để tiến hành hiện đại hoá công tác kế toán trên máy vi tính. Sổ này được sử dụng thống nhất trong toàn công ty đảm bảo cho công tác quản lý và sử dụng vật liệu tại Công ty được nhất quán và thuận lợi.

Sổ danh điểm vật liệu có thể được xây dựng theo mẫu sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu luận văn kế toán Kế toán nguyên vật liệu tại Chi nhánh Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam_Khách sạn Holiday view (Trang 72)