Đặc điểm chung của Công ty khách sạn Holidayview

Một phần của tài liệu luận văn kế toán Kế toán nguyên vật liệu tại Chi nhánh Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam_Khách sạn Holiday view (Trang 30)

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Căn cứ vào Quyết định số 0119 QĐ/VC-HĐQT của hội đồng quản trị Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam về việc thành lập Chi nhánh của Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam.

Tân công ty: Chi nhánh tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam_ Khách sạn Holiday view.

- Giám đốc Công ty: Ông Trần Ngọc Quang. - Phó Giám đốc: Ông Phạm Văn Ánh.

- Phó Giám đốc: Ông Nguyễn Tiến Dũng.

Địa chỉ: Đường 1/4 Thị Trấn Cát Bà, Thành phố Hải Phòng.

Điện thoại: 84 – 31 – 3887200.

Fax: 84 – 31- 3887208/ 09.

Email: sales@ho idayviewhotel-catba.co

Website:

www.holidayviewhotel-catba.c

VP đại diện tại Hà Ni : Tầng 1, khu văn phòng 6, Trung Hòa Nhân Chính, Hà Nộ

Điện thoại: 844.2811 264/ 2811 265. Fax: 844.2811 267.

Công ty Khách sạn Holiday view được khởi công xây dựng tại thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, TP Hải Phòng, một địa điểm có thế mạnh về du lịch tại TP Hải Phòng. Ngày ký hợp đồng: ngày 20 tháng 09 năm 2003. Giá trị hợp đồng 28.255.087.000VNĐ.

Khối lượng công trình theo hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt, đảm bảo đúng các quy chuẩn, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật và các quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý chất lượng công trình và thực hiện đầy đủ các quy định về thủ tục xây dựng của Nhà nước. Thời gian bắt đầu thi công: Ngày 25 tháng 09 năm 2003. Thời gian hoàn thành: Ngày 30 tháng 05 năm 2004. Chủ đầu tư công trình là Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam, sau khi hoàn thành công ty khách sạn Holiday view trở thành một Chi nhánh của Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam.

Tới tháng 08/2004 khách sạn bắt đầu đi vào hoạt động với 2 mảng kinh doanh chính là kinh doanh dịch vụ lưu trú và nhà hàng, ngoài ra khách sạn còn có dịch vụ cho thuê văn phòng.

Cùng với xu thế phát triển như vũ bão của nền kinh tế nước ta hiện nay, kéo theo đó là nhu cầu của con người cũng ngày một nâng cao. Cho nên, các công ty du lịch ngày càng đầu tư phát triển mạnh mẽ, để tăng sức cạnh tranh với các khách sạn khác trên địa bàn thành phố, khách sạn đã mở rộng kinh doanh sang các dịch vụ bổ sung như: trung tâm làm đẹp, trung tâm thể thao, trung tâm chăm sóc sức khoẻ…

Cho đến nay ngành nghề kinh doanh của công ty đã được mở rộng bao gồm các hoạt động sau:

* Khách sạn, nhà hàng.

* Lữ hành trong nước và quốc tế. * Cho thuê văn phòng, phòng hội nghị. * Vận chuyển khách du lịch.

* Dịch vụ văn hoá, thể thao, làm đẹp, sức khoẻ.

* Kinh doanh nông sản, thuỷ sản, rượu, bia, nước giải khát, bánh kẹo, hàng công nghệ phẩm, mỹ phẩm, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng lưu niệm.

* Các dịch vụ khác.

Quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty trong 2 năm gần đây được thể hiện ở một số chỉ tiêu kinh tế sau:

Báo cáo kết quả kinh doanh của khách sạn trong 2 năm gần đây ĐVT: Nghìn đồng

STT Năm

Chỉ tiêu 2008 2009

1 Doanh thu thuần 14.570.767 23.479.719

2 Tổng chi phí 12.572.140 15.367.021

3 Lãi gộp kinh doanh 1.998.627 8.112.698

4 Thuế TNDN 559.616 2.028.175 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5 Lãi ròng 1.439.011 6.084.523

Bảng tổng hợp kết quả kinh doanh

(Nguồn: Phòng tài chính- kế toán khách sạn Holiday view)

Quan sát bảng tổng hợp số liệu kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn trong 2 năm gần đây nhất (2008-2009) ta nhận thấy năm 2008 doanh thu của khách sạn đạt mức thấp do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ đã ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu và làm kinh doanh khách sạn nói riêng và kinh doanh các ngành khác nói chung lâm vào tình trạng khó khăn. Tuy năm 2009 vẫn còn một phần ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nhưng khách sạn đã có những chiến lược, chính sách kinh doanh phù hợp tác động nên tổng doanh thu của năm 2009 tăng lên đáng kể đạt mức 23.479.719 (Nghìn đồng), tăng 61,1% so với năm 2008.

1.2 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

1.2.1 Đặc điểm bộ máy quản lý

Trong một tổ chức doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức lao động phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Đặc điểm lao động, mục tiêu kinh doanh, đặc điểm của thị trường mục tiêu

của doanh nghiệp. Trong đó, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý góp phần quan trọng vào hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp phải xây dựng được cho mình bộ máy quản lý chặt chẽ và có khoa học.

Qua hơn 7 năm hình thành và phát triển, bộ máy tổ chức quản lý của Công ty khách sạn Holiday view đã có những thay đổi phù hợp với mục tiêu kinh doanh, tình hình kinh doanh của công ty. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trong Công ty khách sạn Holiday view được tổ chức theo mô hình quản lý trực tuyến chức năng, nhằm mục tiêu chuyên môn hoá bộ phận, các bộ phận không chồng chéo mà có mối quan hệ qua lại hỗ trợ lẫn nhau nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng của công ty.

Sơ đồ mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty khách sạn Holiday view

1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận

* Giám đốc: Giám đốc là người đứng đầu trong công ty, là người nắm rõ mọi tình hình của công ty ở các bộ phận, có quyền quyết định cao nhất với các chiến lược, chính sách, phương hướng phát triển của công ty.

* Phó Giám đốc: Công ty có 2 phó giám đốc, 1 phó giám đốc phụ trách bộ phận: Lễ tân, nhà buồng, nhà hàng, phòng ban bảo vệ và 1 phó tổng giám đốc chịu trách nhiệm về các bộ phận: Nhân sự, nghiên cứu thị trường, tài chính kinh doanh, kỹ thuật

Giám Đốc Phó Giám Đốc Phó Giám Đốc Phòng lễ tân phậnBộ nhà buồng Bộ phận nhà hàng Phòng bảo vệ Phòngnhân sự Phòng thị trường Phòng tài chính - kế toán Phòng kỹ thuật nghiệp vụ

nghiệp vụ. Phó giám đốc là trợ lý trực tiếp của giám đốc, là cố vấn giúp đỡ giám đốc trong việc giải quyết những vẫn đề liên quan đến chính sách, chiến lược phát triển của công ty, là người tổng hợp tình hình hoạt động kinh doanh của các bộ phận để sau đó báo cáo cho giám đốc. Phó giám đốc chính là cầu nối trung gian quan trọng giữa các bộ phận trong công ty và giám đốc công ty, để giám đốc kịp thời nắm bắt được tình hình kinh doanh của công ty. Phó giám đốc có quan hệ mật thiết với các trưởng phòng bộ phận mình phụ trách cũng như những công việc trong bộ phận để nắm bắt rõ tình hình ở các bộ phận mình phụ trách.

* Phòng lễ tân: Được xem là bộ phận trung tâm quan trọng nhất của một công ty kinh doanh khách sạn, được ví như “bộ mặt ” đại diện của khách sạn, là cầu nối giữa khách hàng với khách sạn. Bộ phận lễ tân có nhiệm vụ bán dịch vụ buồng ngủ cho khách, nắm bắt được tình trạng buồng phòng trong khách sạn, phối hợp với các bộ phận khác nhằm phục vụ tốt nhất các yêu cầu của khách hàng.

* Bộ phận nhà buồng: Đây cũng là một bộ phận quan trọng trong công ty, doanh thu từ khối kinh doanh lưu trú chiếm tỉ trọng lớn thường trên 60% tổng doanh thu của công ty. Bộ phận nhà buồng có nhiệm vụ, làm vệ sinh buồng khi khách trả phòng cũng như khi khách đang lưư trú tại khách sạn, nắm bắt tình trạng buồng phòng để kịp thời thông báo cho bộ phận lễ tân. Bộ phận nhà buồng cũng chịu trách nhiệm giữ vệ sinh của các khu vực công cộng như: tiền sảnh, khu vực phòng hội thảo, nhà hàng....

* Bộ phận nhà hàng: Nhiệm vụ chính của bộ phận này là kinh doanh các dịch vụ về ăn uống, phục vụ nhu cầu ăn uống của khách trong và ngoài khách sạn. Bộ phận bàn kết hợp với bộ phận bếp nhằm phục vụ theo yêu cầu của khách nhanh chóng và chính xác nhất. Bộ phận này cũng kiêm phụ trách ăn uống cho các buổi tiệc được diễn ra trong công ty.

* Phòng bảo vệ: Có nhiêm vụ giữ gìn an ninh, an toàn cho khách trong khách sạn, đồng thời bộ phận này có nhiệm vụ bảo vệ, giữ gìn tài sản của khách sạn không để thất thoát mất trộm tài sản.

* Phòng nhân sự: Nhiệm vụ của phòng này liên quan toàn bộ đến vấn đề con người trong công ty: chịu nhiệm vụ cho công tác dự báo, xác định nguồn nhân lực, có công tác tuyển mộ, tuyển chọn, duy trì, đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Nhằm đảm bảo công ty luôn có đội ngũ lao động đạt yêu cầu đề ra.

* Phòng thị trường: Có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường chung và thị trường tiềm năng. Sau đó tham mưu cho Phó giám đốc phụ trách về công tác thị trường, quảng cáo bán các dịch vụ đặc biệt là dịch vụ lưu trú của khách sạn. Sử dụng các công cụ quảng cáo, bán hàng khác nhau nhằm khuyếch trương hình ảnh công ty và tối đa hoá công suất buồng phòng nhằm đem lại doanh thu, lợi nhuận cao nhất cho công ty.

* Phòng tài chính - kế toán: Có nhiệm vụ tổng hợp chi phí doanh thu của từng bộ phận, xem xét đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty, trình lên giám đốc các báo cáo kinh doanh.

* Phòng kỹ thuật nghiệp vụ: Có nhiệm vụ chính là bảo dưỡng và sửa chữa các yếu tố về kỹ thuật trong công ty như: vấn đề điện, nước, điều hồ, âm thanh ánh sáng,… Bộ phận này có ảnh hưởng lớn tới các hoạt động kinh doanh của công ty.

1.3 Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty

1.3.1 Sơ đồ bộ máy kế toán

Sơ đồ mô hình bộ máy kế toán của Công ty khách sạn Holiday view

Trưởng phòng kế toán Phó phòng kế toán Phó phòng kế toán Kế toán nguyên vật liệu, CCDC Kế toán tiền lương Kế toán tài sản cố định Kế toán nhà hàng Kế toán thanh toán Kế toán công nợ với người mua Kế toán về quỹ Kế toán ngân hàng

1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy kế toán

* Trưởng phòng kế toán: Chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra các nhân viên kế toán thực hiện, đồng thời phải chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty, cấp trên và cơ quan nhà nước về mức độ trung thực và hợp lý của thông tin kế toán cung cấp.

* Phó phòng kế toán: Công ty có hai phó phòng kế toán, phụ trách hai mảng kế toán khác nhau. Là người trợ giúp đắc lực cho trưởng phòng kế toán, trực tiếp điều hành, tổ chức hoạt động cho các nhân viên kế toán cấp dưới thực hiện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Kế toán NVL, CCDC- Kế toán TSCĐ: Cú nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập_ xuất_ tồn kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, tài sản cố định, tính toán, xác định kết quả kinh doanh của công ty. Ngoài ra, theo dõi tình hình xây dựng cơ bản của công ty.

* Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra, tính toán tiền lương và các khoản trích theo lương, các khoản phụ cấp khác cho cán bộ công nhân viên của công ty, tập hợp thanh toán tiền lương, theo dõi và lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương.

* Kế toán nhà hàng: Có trách nhiệm ghi chép, theo dõi và phản ánh tình hình thanh toán mua vào, bán ra ở khu vực nhà hàng.

* Kế toán ngân hàng: Làm nhiệm vụ theo dõi thu chi qua các chứng từ gốc, thực hiện toàn bộ những giao dịch thu- chi, thanh toán với ngân hàng.

* Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ theo dõi, ghi chép, phản ánh tình hình thanh toán với khách hàng, thanh toán tạm ứng với nhà cung cấp, thanh toán với ngân sách...

* Kế toán công nợ với người mua: Làm nhiệm vụ theo dõi, ghi chép và phản ánh tình hình thanh toán các khoản công nợ với người mua.

* Kế toán về quỹ: Làm nhiệm vụ quản lý, đảm bảo quỹ tiền mặt của công ty luôn

ổn định. Hàng ngày căn cứ vào các phiếu thu, chi hợp lệ để xuất hoặc nhập quỹ. Cuối tháng, khó sổ báo cáo quỹ, đối chiếu với kế toán thanh toán để đề phòng trường hợp sai sót.

Một phần của tài liệu luận văn kế toán Kế toán nguyên vật liệu tại Chi nhánh Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam_Khách sạn Holiday view (Trang 30)