Vận dụng quy trình xây dựng THGVĐ trong dạy học phép chia

Một phần của tài liệu Xây dựng tình huống gợi vấn đề trong dạy học chủ đề số thập phân ở lớp 5 (Trang 70)

thập phân

Trong dạy học các phép tính với STP thì dạy học phép chia thường gặp nhiều khó khăn. Do đó SGK Toán 5 đã phân chia thành một số trường hợp để dạy học dần dần , từ đơn giản đến phức tạp ; trường hợp trước chuẩn bị cho trường hợp sau.

Nội dung dạy học phép chia STP được dạy trong 11 tiết (bao gồm cả 2 tiết luyện tập chung về STP). Dưới đây, chúng tôi xin lấy ví dụ về việc vận dụng quy trình xây dựng THGVĐ trong dạy học bài Chia một số thập phân cho một số thập phân:

Bước 1: Xác định mục tiêu dạy học

Mục tiêu của bài học Chia một số thập phân cho một số thập phân nhằm giúp HS:

- Biết thực hiện phép chia một STP cho một STP.

- Biết giải các bài toán có liên quan đến chia một STP cho một STP. Bước 2: Phân tích lôgic cấu trúc nội dung dạy học

Bài học Chia một số thập phân cho một số thập phâ n thuộc chương Số thập phân . Các phép tính với số thập phân . Trước khi học bài này , HS đã được học : Chia một STP cho một số tự nhiên ; Chia một STP cho 10, 100, 1000...; Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm đượ c là một STP; Chia một số tự nhiên cho một STP . Trọng tâm kiến thức của bài này là kĩ thuật chia một STP cho một STP và thực hành chia một STP cho một STP.

Trong phần hình thành kiến thức mới , sau 2 ví dụ, SGK đưa ra quy tắ c chia một STP cho một STP. Phần luyện tập - thực hành, SGK đưa ra 3 bài tập để HS vận dụng cách thực hiện phép chia một STP cho một STP.

Kiến thức làm cơ sở cho việc hình thành kĩ thuật chia một STP cho một STP bao gồm kĩ thuật: Chia một STP cho một số tự nhiên ; Chia một STP cho 10, 100, 1000...; Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một STP và tính chất “Khi nhân số bị chia và số chia với cùng một số khác 0 thì thương không thay đổi” (đã học ở các bài trước).

Bước 3: Xác định nội dung có thể tạo THGVĐ

Nội dung của bài học này có thể tạo THGVĐ, vì nó thỏa mãn cả các điều kiện sau:

- Tồn tại một vấn đề , trong đó điều chưa biết - cách thực hiện phép chia một STP cho một STP là một đơn vị kiến thức mới và mang tính khái quát, do trước đó HS mới chỉ biết cách thực hiện: Chia một STP cho một số tự nhiên ;

Chia một STP cho 10, 100, 1000...; Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một STP; Chia một số tự nhiên cho một STP.

- HS có nhu cầu nhận thức và có thể lĩnh hội được kiến thức này bằng sự nỗ lực của bản thân.

Thật vậy, trước đó các em đã nắm được tính chất “Khi nhân số bị chia và số chia với cùng một số khác 0 thì thương không thay đổi” và các kiến thức về: Chia một STP cho một số tự nhiên ; Chia một STP cho 10, 100, 1000...; Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một STP ; Chia một số tự nhiên cho một STP . Đó chính là cơ sở để HS GQVĐ , từ đó lĩnh hội tri thức mới.

GV cần xác định được vốn kiến thức của HS đã có trước khi học bài học

Chia một số thập phân cho mộ t số thập phân. Các tri thức , kĩ năng cần kiểm tra bao gồm:

+ Kĩ năng thực hiện phép chia một STP cho một số tự nhiên;

+ Kĩ năng thực hiện phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một STP;

+ Tính chất: “Khi nhân số bị chia và số chia với cùng một số khác 0 thì thương không thay đổi”.

Bước 4: Xây dựng THGVĐ

Để tạo được THGVĐ, GV có thể áp dụng một số cách như sau:

Cách 1:Yêu cầu giải bài tập mà HS chưa biết thuật giải

GV yêu cầu HS giải bài toán trong SGK hoặc tự thiết kế bài toán để khơi gợi THGVĐ ở HS.

Cách 2: Thay đổi một số yếu tố của bài toán đã có để tạo ra một vấn đề mới

GV yêu cầu HS giải bài toán : “Một thanh sắt dài 62dm cân nặng 235,6kg. Hỏi 1dm của thanh sắt đó cân nặng bao nhiêu ki -lô-gam?”. Sau đó

GV thay đổi điều đã biết của bài toán để đưa HS vào THGVĐ: “Một thanh sắt dài 6,2dm cân nặng 23,56kg. Hỏi 1dm của thanh sắt đó cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?”.

* Mô tả cách sử dụng kĩ thuật tạo THGVĐ:

- Tái hiện tri thức cũ (kiểm tra bài cũ): 1. Điền số thích hợp vào chỗ chấm: a) 32,68 : 8,6 = (32,68  10) : (8,6  ...) b) 38,08 : 1,36 = (38,08  ...) : (1,36  100)

2. Một thanh sắt dài 62dm cân nặng 235,6kg. Hỏi 1dm của thanh sắt đó cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nêu các sự kiện, hiện tượng mâu thuẫn với tri thức đã có: + GV thay đổi điều đã biết của bài toán trên để tạo ra vấn đề mới:

“Một thanh sắt dài 6,2dm cân nặng 23,56kg. Hỏi 1dm của thanh sắt đó cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?”

+ Sau khi HS tìm được kết quả của bài toán dựa vào tính chất “Khi nhân số bị chia và số chia với cùng một số khác 0 thì thương không thay đổi” , GV gợi vấn đề để hình thành kĩ thuật tính cho HS bằng cách yêu cầu HS:

1. Điền chữ, số thích hợp vào chỗ chấm: • Phần thập phân của số 6,2 có ...

• Chuyển dấu phẩy của số 23,56 sang bên phải ... được 235,6; bỏ dấu phẩy ở số 6,2 được ...

• Thực hiện phép chia 235,6 : 62. 2. Đặt tính rồi tính: 23,56 : 6,2.

+ Với ví dụ 2, GV cho HS vận dụng cách là m ở ví dụ 1 để thực hiện phép chia.

+ Cuối cùng, GV yêu cầu HS dựa vào cách thực hiện phép chia ở hai ví dụ để phát biểu quy tắc chia một STP cho một STP.

Bước 5: Kiểm tra tính đúng đắn của THGVĐ

Thứ nhất, các tình huống trên tồn tại một vấn đề , hay mâu thuẫn giữa tri thức, kĩ năng hiện có ở HS và yêu cầu , nhiệm vụ mới . Cách thực hiện phép chia một STP cho một STP là một đơn vị kiến thức mới và mang tính khái quát đối với HS.

Thứ hai , khi ta xây dựng bài toán nhận thức như trên thì mâu thuẫn khách quan trong bài toán sẽ chuyển thành mâu thuẫn chủ quan bên trong chủ thể (HS chỉ biết cách thực hiện: Chia một STP cho một số tự nhiên ; Chia một STP cho 10, 100, 1000...; Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một STP; Chia một số tự nhiên cho một STP > < yêu cầu, nhiệm vụ mới cần thực hiện phép chia một STP cho một STP ). Ở HS xuất hiện nhu cầu muốn giải quyết b ài toán cụ thể này (từ đó có thể vận dụng cách tính đó đi tìm tỉ số phần trăm của hai số bất kì).

Thứ ba, tình huống bài toán trên được xây dựng phù hợp với khả năng nhận thức của HS, khơi dậy niềm tin ở bản thân HS . Các em có thể giải quyết được vấn đề bằng sự nỗ lực của mình.

2.2.2.4. Dạy học giải toán về tỉ số phần trăm

Ở lớp 5, sau khi học về khái niệm số thập phân, các phép tính với số thập phân và tỉ số phần trăm; trong nội dung dạy học giải toán có lời văn, HS được học thêm dạng bài toán mới đó là bài toán về tỉ số phần trăm . Sau đây là việc vận dụng quy trình xây dựng THGVĐ trong bài học “Giải toán về tỉ số phần trăm”:

Bước 1: Xác định mục tiêu dạy học

Mục tiêu của bài học Giải toán về tỉ số phần trăm: HS biết cách tìm tỉ số phần trăm của hai số và vận dụng vào giải các bài toán đơn giản đơn giản có nội dung tìm tỉ số phần trăm của hai số.

Bài học Giải toán về tỉ số phần trăm nằm trong chương 2: Số thập phân. Các phép tính với số thập phân . Trước khi học bài này , HS đã được học các phép tính với số thập phân, khái niệm tỉ số phần trăm.

Phần dạy bài mới SGK đưa ra 1 ví dụ và 1 bài toán. Ví dụ yêu cầu HS tìm tỉ số phần trăm của hai số 315 và 600. Bài toán yêu cầu HS áp dụng cách tìm tỉ số phần trăm của hai số để giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm . Phần luyện tập - thực hành, SGK đưa ra 3 bài tập giúp HS vận dụng kiến thức đã học vào các tình huống khác nhau. Trọng tâm kiến thức của bài này là cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.

Kiến thức làm tiền đề cho việc hình thành cách tìm tỉ số phần trăm của hai số là khái niệm tỉ số phần trăm; kĩ năng thực hiện phép tính nhân, chia các số thập phân (HS đã học ở các bài trước); khái niệm tỉ số (HS đã học ở lớp 4).

Bước 3: Xác định nội dung có thể tạo THGVĐ

Nội dung của bài học này có thể tạo THGVĐ, vì nó thỏa mãn cả các điều kiện sau:

- Tồn tại một vấn đề , trong đó điều chưa biết - cách tìm tỉ số phần trăm của hai số là một đơn vị kiến thức mới.

Thật vậy, trước đó HS mới chỉ biết cách tìm tỉ số của hai số và mới chỉ được làm quen với khái niệm tỉ số phần trăm (a% với a là số tự nhiên ), tìm được tỉ số phần trăm của hai số bằng cá ch đưa tỉ số của hai số về dưới dạng phân số thập phân có mẫu số là 100. Ở bài học này, HS sẽ được học cách tìm tỉ số phần trăm của hai số, đồng thời các em được biết thêm về khái niệm tỉ số phần trăm (a% với a là số thập phân). Do vậy, đây là đơn vị kiến thức mới với HS.

- HS có nhu cầu nhận thức và có thể lĩnh hội được kiến thức này bằng sự nỗ lực của bản thân.

Thật vậy , trước đó các em đã nắm được khái niệm tỉ số ; kĩ năng th ực hiện các phép tính nhân , chia với các số thập phân và khái niệm tỉ số phần trăm. Những kiến thức và kĩ năng đó sẽ làm cơ sở để hình thành nên tri thức mới.

GV cần xác định được vốn kiến thức của HS đã có trước khi học bài học

Giải toán về tỉ số phần trăm. Các tri thức, kĩ năng cần kiểm tra bao gồm: + Khái niệm tỉ số

+ Khái niệm tỉ số phần trăm

+ Kĩ năng thực hiện các phép tính nhân, chia với các số thập phân Bước 4: Xây dựng THGVĐ

Để tạo được THGVĐ , GV có thể áp dụng một trong số cách sau : Giải bài tập mà HS chưa biết thuật giải ; Thay đổi một số yếu tố của bài toán đã có để tạo ra một vấn đề mới ; Tìm sai lầm trong lời giải , phát hiện nguyên nhân sai lầm và sửa chữa sai lầm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cách 1:Giải bài tập mà HS chưa biết thuật giải

GV có thể lấy ví dụ trong SGK hoặc tự thiết kế ra bài tập nhận thức để khơi gợi THGVĐ đối với HS. Chẳng hạn, GV yêu cầu HS giải bài toán sau:

“Lan có 24 quyển truyện, trong đó có 15 quyển truyện Đôrêmon. Tìm tỉ số phần trăm của số quyển truyện Đôrêmon và số quyển truyện Lan có.”

Cách 2: Thay đổi một số yếu tố của bài toán đã có để tạo ra một vấn đề mới (Thay đổi điều chưa biết của vấn đề đã có để dẫn tới vấn đề mới)

Chẳng hạn, GV yêu cầu HS giải bài toán : “Một trường có 600 học sinh, trong đó có 315 học sinh nữ. Tìm tỉ số của số học sinh nữ và số học sinh toàn trường”. Sau khi HS giải xong bài toán , GV giữ nguyên điều đã biết của bài toán, thay đổi điều chưa biết để đưa HS vào THGVĐ: “Một trường có 600 học sinh, trong đó có 315 học sinh nữ. Tìm tỉ số phần trăm của số học sinh nữ và số học sinh toàn trường”.

Cách 3: Tìm sai lầm trong lời giải , phát hiện nguyên nhân sai lầm và sửa chữa sai lầm

Bạn làm đúng hay sai? Nếu sai hãy chỉ ra nguyên nhân và sửa lại cho đúng. Tỉ số phần trăm của hai số 315 và 600 là:

315 : 600 100 = 52,5%

Đáp số: 52,5%

* GV có thể sử dụng một trong tất cả cách trên , sau đây là việc triển khai một trong số các cách đó:

- Tái hiện tri thức cũ (kiểm tra bài cũ): Yêu cầu HS giải bài toán:

“Một trường có 600 học sinh, trong đó có 315 học sinh nữ. Tìm tỉ số của số học sinh nữ và số học sinh toàn trường”.

- Nêu các sự kiện , hiện tượng mâu thuẫn với tri thức đã có: GV đưa ra tình huống:

Cô giáo ra bài toán : “Một trường có 600 học sinh, trong đó có 315 học sinh nữ. Tìm tỉ số phần trăm của số học sinh nữ và số học sinh toàn trường.”

Bạn Lan giải bài toán như sau:

Tỉ số phần trăm của hai số 315 và 600 là: 315 : 600 100 = 52,5%

Đáp số: 52,5%

Theo em bạn Lan làm đúng hay sai ? Nếu sai hãy chỉ ra nguyên nhân và sửa lại cho đúng.

Bước 5: Kiểm tra tính đúng đắn của THGVĐ

Thứ nhất , tình huống trên tồn tại một vấn đề , hay mâu thuẫn giữa tri thức, kĩ năng hiện có ở HS và yêu cầu , nhiệm vụ mới . Khi GV đưa ra tình huống như trên thì trong đầu HS sẽ xuất hiện vấn đề : “Làm thế nào để tìm được tỉ số phần trăm của hai số 315 và 600; liệu bài làm của bạn như thế là đúng hay sai?”

Thứ hai, tình huống trên gợi nhu cầu nhận thức ở HS bởi các em cũng muốn tìm hiểu xem bạn làm như vậy là đúng hay sai, và nếu sai thì sai ở đâu . Bên cạnh đó , nếu các em giải quyết được bài toán trên, tìm được tỉ số phần trăm của hai số 315 và 600 thì có thể vận dụng cách tính đó để đi tìm tỉ số phần trăm của hai số bất kì.

Thứ ba, tình huống bài toán trên được xây dựng phù hợp với khả năng nhận thức của HS, khơi dậy niềm tin ở bản thân HS . Các em có thể tìm ra sai lầm từ bài toán trên bởi các em đã biết cách thực hiện nhân , chia các STP và đã được học về khái niệm tỉ số phần trăm.

Chƣơng 3

THƢ̣C NGHIỆM SƢ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm

- Hiện thực hóa và kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học luận văn đưa ra.

- Kiểm định tính khả thi và hiệu quả của việc vận dụng các THGVĐ đã thiết kế vào dạy học chủ đề STP ở lớp 5.

3.2. Đối tƣợng thực nghiệm

Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm ở trường tiểu học Tích Sơn thuộc thành phố Vĩnh Yên , tỉnh Vĩnh Phúc và trường tiểu học Tam Hồn g I thuộc huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.

Dựa vào kết quả học tập , kết quả khảo sát và phân loại HS , chúng tôi chọn 2 lớp thực nghiệm (TN) và 2 lớp đối chứng (ĐC) đồng đều nhau về số lượng cũng như chất lượng HS.

Bảng 3.1. Danh sách lớp và giáo viên tiểu học tham gia thực nghiệm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trường tiểu học Tích Sơn

Lớp Số HS Họ tên giáo viên Trình độ

Lớp thực nghiệm 5A5 31 Phan Thị Thanh Hà Đại học

Lớp đối chứng 5A1 32 Nguyễn Thị Hồng Phong Đại học Trường tiểu học Tam Hồng I

Lớp Số HS Họ tên giáo viên Trình độ

Lớp thực nghiệm 5B 26 Nguyễn Thị Thích Cao đẳng

Lớp đối chứng 5C 24 Nguyễn Thị Thêm Đại học

3.3. Nội dung thƣ̣c nghiệm

- Trong quá trình thực nghiệm, chúng tôi tiến hành thiết kế 4 giáo án dạy trong 4 tiết môn Toán 5 trong đó có sử dụng các THGVĐ đã thiết kế . Cụ thể là 4 bài học sau:

STT Tên bài học

1 Khái niệm số thập phân 2 So sánh hai số thập phân

3 Nhân một số thập phân với một số thập phân 4 Giải toán về tỉ số phần trăm

- Thực nghiệm được bố trí đối chứng song song , đối tượng thực nghiệm

Một phần của tài liệu Xây dựng tình huống gợi vấn đề trong dạy học chủ đề số thập phân ở lớp 5 (Trang 70)