Vận dụng quy trình xây dựng các THGVĐ trong dạy học chủ đề

Một phần của tài liệu Xây dựng tình huống gợi vấn đề trong dạy học chủ đề số thập phân ở lớp 5 (Trang 49)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.2. Vận dụng quy trình xây dựng các THGVĐ trong dạy học chủ đề

số thập phân ở lớp 5

2.2.2.1. Dạy học khái niệm số thập phân

Lên lớp 5, HS tiếp tục được làm quen với một “loại số mới”, đó là STP. Khái niệm STP là kiến thức cơ bản , là nền tảng đầu tiên để giúp học sinh biết

cách đọc, viết, so sánh và thực hiện kĩ năng tính cộng, trừ, nhân, chia với STP, từ đó vận dụng vào thực tế cuộc sống hàng ngày.

Khái niệm về STP được dạy học trong 2 tiết. Sau đây là việc vận dụng quy trình xây dựng các THGVĐ vào dạy học bài Khái niệm số thập phân:

Bước 1: Xác định mục tiêu dạy học Sau khi học xong, HS cần:

- Nhận biết ban đầu về khái niệm STP (dạng đơn giản). - Biết đọc, viết các STP dạng đơn giản.

Bước 2: Phân tích lôgic cấu trúc nội dung dạy học

Khái niệm về STP được dạy học trong 2 tiết. Mỗi tiết sẽ đi giải quyết một mặt trong vấn đề khái niệm STP . Nội dung tiết 1 (bài Khái niệm số thập phân) chỉ yêu cầu HS nhận biết được khái niệm ban đầu về STP ở dạng đơn giản liên quan trực tiếp đến các “hàng” ở phần thập phân của STP.

Kiến thức làm cơ sở cho việc giới thiệu khái niệm về STP bao gồm số tự nhiên, phân số thập phân, số đo độ dài.

Bước 3: Xác định nội dung có thể tạo THGVĐ

Nội dung bài học này có thể tạo THGVĐ , vì nó thỏa mãn các điều kiện sau:

- Tồn tại một vấn đề . Điều chưa biết - khái niệm Số thập phân là một kiến thức mới và mang tính khái quát.

Thật vậy , trước đó HS mới chỉ biết khái niệm về số tự nhiên và khái niệm phân số. Đến bài học này, HS mới nắm được khái niệm STP và cấu tạo của STP. Qua một số ví dụ, điều HS phải rút ra được không phải là chỉ những phân số 1

10; 1 100;

1

1000 được viết thành 0,1; 0,01; 0,001 là STP hay 5 10; 7

100; 9

luận khái quát là mọi phân số thập phân đều có thể viết được dưới dạng STP và ngược lại. Do đó đây là một kiến thức mới và mang tính khái quát cao.

- Nội dung này gợi nhu cầu nhận thức ở HS , HS hoàn toàn có thể lĩnh hội được kiến thức này bằng sự nỗ lực của bản thân.

Thật vậy, trước đó HS đã biết cách đổi số đo độ dài từ đơn vị bé ra đơn vị lớn (ví dụ: 1dm = 1

10m; 7cm = 7

100m ...). Đây là cơ sở rất quan trọng để

GV giới thiệu cho HS về “loại số mới”, đó là STP.

GV cần xác định được vốn kiến thức c ủa HS đã có trước khi học bài học

Khái niệm số thập phân. Các tri thức và kĩ năng cần kiểm tra bao gồm: + Kĩ năng thực hành đo độ dài đoạn thẳng;

+ Kĩ năng về chuyển đổi đơn vị đo độ dài; + Khái niệm phân số thập phân.

Khi kiểm tra bài cũ , GV cần xây dựng các bài toán xoay quanh các vấn đề trên. Chỉ khi nào HS hoàn toàn nắm vững các tri thức và kĩ năng đó , các em mới đủ điều kiện lĩnh hội tri thức mới.

Bên cạnh đó, HS cũng có thể đã từ ng tiếp xúc với các văn bản , các giấy tờ có ghi STP (thành phần các chất trên bao bì sản xuất, đơn thuốc...). Các em đã tiếp xúc với STP trong đời sống nhưng chưa gọi tên được chúng.

Bước 4: Xây dựng THGVĐ

Để tạo được THGVĐ, GV có thể áp dụng một số cách như: Đưa HS vào tình huống trong thực tiễn cuộc sống , Đưa HS vào hoạt động thực hành đo đại lượng.

Sau đây, chúng tôi xin minh họa cụ thể một trong các cách đó (Đưa HS vào hoạt động thực hành đo đại lượng):

- Tái hiện tri thức cũ (kiểm tra bài cũ): Điền phân số thích hợp vào chỗ chấm:

1dm = ... m 9cm = ... m 8g = ... kg - Nêu các sự kiện, hiện tượng mâu thuẫn với tri thức đã có:

+ GV gợi vấn đề: Ngoài các phân số thập phân các em vừa điền vào chỗ chấm, liệu chúng ta còn loại số nào có thể điền vào chỗ chấm để kết quả vẫn đúng không?

+ GV kẻ lên bảng 1 đoạn thẳng và cho HS quan sát đo đoạn thẳng bằng thước 1m có vạch chi a thành từng dm , cm, mm: Đo đoạn thẳng kết quả được 0m, do vậy phải chọn đơn vị nhỏ hơn là dm và đo được 3dm. GV yêu cầu HS ghi kết quả đo vào bảng:

m dm cm mm

0 3

+ GV nêu: Tương tự như cách đo trên người ta tiến hành đo độ d ài 3 đoạn thẳng kết quả như sau:

m dm cm mm

0 1

0 0 1

0 0 0 1

GV yêu cầu HS nêu kết quả đo 3 đoạn thẳng trên.

+ GV yêu cầu HS: Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là mét:

1dm = ... m 1cm = ... m 1mm = ... m + GV hỏi HS: 1 10; 1 100; 1

1000 được gọi là những phân số gì?

+ GV giới thiệu cho HS: 1dm = 1 10m = 0,1m 1cm = 1 100m = 0,01m 1mm = 1 1000m = 0,001m + GV giúp HS tự nêu:

1 10 = 0,1 1 100 = 0,01 1 1000 = 0,001

+ GV hướng dẫn HS đọc : 0,1 đọc là không phẩy một; 0,01 đọc là không phẩy không một; 0,001 đọc là không phẩy không không một.

+ GV giới thiệu các số: 0,1; 0,01; 0,001 gọi là số thập phân. Bước 5: Kiểm tra tính đúng đắn của THGVĐ

Thứ nhất, tình huống GV đưa ra tồn tại một vấn đề , hay mâu thuẫn giữa tri thức, kĩ năng hiện có ở HS và yêu cầu , nhiệm vụ mới . Trước đó HS mới chỉ được h ọc về số tự nhiên , phân số, phân số thập phân và hỗn số . Do vậy, khi GV đưa ra tình huống như trên thì HS chưa có sẵn câu trả lời.

Thứ hai, khi GV đưa ra tình huống như tr ên thì ở HS xuất hiện nhu cầu nhận thức, mong muốn biết được ngoài phân số thập phân thì liệu có “loại số mới” nào thỏa mãn yêu cầu GV đưa ra không và nếu có thì nó được viết và đọc thế nào, tên gọi loại số đó là gì?

Thứ ba , tình huống trên phù hợp với khả năng nhận thức của HS. Học sinh được GV giới thiệu về STP gắn liền với phép đo đại lượng , điều này phù hợp với tư duy trực quan của HS . Đồng thời GV sẽ giới thiệu STP cho HS dựa vào kiến thức về phân số thập phân mà các em đã được học.

2.2.2.2. Dạy học so sánh hai số thập phân

Sau khi HS nắm được khái niệm về STP , nhận biết được các STP bằng nhau, HS tiếp tục được học cách so sánh hai STP . Dưới đây l à việc vận dụng quy trình xây dựng các THGVĐ trong dạy học So sánh hai STP.

Bước 1: Xác định mục tiêu dạy học

Mục tiêu của bài So sánh hai số thập phân nhằm giúp HS: - Biết cách so sánh hai STP.

- Áp dụng so sánh hai STP để sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn (hoặc ngược lại).

Bước 2: Phân tích lôgic cấu trúc nội dung dạy học

Bài học So sánh hai số thập phân thuộc chương 2: Số thập phân . Các phép tính với số thập phân. Trước đó HS đã được học về khái niệm STP (biết mỗi STP gồm hai phần : phần nguyên và phần thập phân ), hàng của STP và STP bằng nhau.

Trọng tâm kiến thức của bài này là quy tắc so sánh hai STP. Phần dạy bài mới SGK đưa ra hai ví dụ . Ví dụ 1 yêu cầu HS so sánh hai STP có phần nguyên khác nhau , từ đó rút ra cách so sánh hai STP có phần nguyên khác nhau. Ví dụ 2 yêu cầu HS so sánh hai STP có phần nguyên bằng nhau , hàng phần mười khác nhau, từ đó rút ra cách so sánh hai STP có phần nguyên bằng nhau, hàng phần mười khác nhau . Sau hai ví dụ , SGK nêu ra quy tắc so sánh hai STP. Phần luyện tập - thực hành, SGK đưa ra 3 bài tập. Bài tập 1 chỉ đơn thuần là thực hành so sánh hai STP. Bài tập 2 và bài tập 3 HS áp dụng so sánh hai STP để xếp thứ tự các STP mà đề bài ra (theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại).

Kiến thức làm cơ sở cho việc hình thành quy tắc so sánh hai STP bao gồm: Khái niệm phân số thập phân; Khái niệm STP; Hàng của STP. Đọc, viết STP; Đổi đơn vị đo độ dài (đã học ở các bài trước ); So sánh hai số tự nhiên (đã học ở các lớp dưới).

Bước 3: Xác định nội dung có thể tạo THGVĐ

Nội dung của bài học nà y có thể tạo THGVĐ , vì nó thỏa mãn các điều kiện sau:

- Tồn tại một vấn đề . Điều chưa biết - cách so sánh hai STP là một đơn vị kiến thức mới và mang tính khái quát . Mới ở chỗ trước đó HS chỉ biết cách so sánh hai số tự nhiên với nhau, trong khi bài mới lại yêu cầu HS so sánh hai STP với nhau. Còn tính khái quát thể hiện ở chỗ, sau bài học này HS sẽ nắm được quy tắc so sánh hai STP bất kì.

- HS có nhu cầu nhận thức vì trước đó các em đã biết cách so sánh hai số tự nhiên, các em muốn biết liệu so sánh hai STP có khác với cách so sánh hai tự nhiên mà các em đã được học không.

- HS có thể lĩnh hội được kiến thức này bằng sự nỗ lực của bản thân. Thật vậy, trước đó các em đã được học cách đổi đơn vị đo độ dài (Ví dụ: 2,1m = 21dm; 8,3m = 830cm), biết cách so sánh hai số tự nhiên . Do vậy, HS có thể vận dụng các kiến thức này để tiến hành so sánh hai STP dựa vào so sánh các số đo độ dài . Bên cạnh đó , các em đã biết một STP gồm phần nguyên và phần thập phân , được học về hàng của STP. Dưới sự hướng dẫn của GV, những kiến thức này sẽ làm cơ sở để các em tiếp thu quy tắc so sánh hai STP.

GV cần xác định được vốn kiến thức của HS đã có trước khi học bài học

So sánh hai số thập phân, bao gồm: + Đổi đơn vị đo độ dài.

+ So sánh hai số tự nhiên. + Phân số thập phân. + Khái niệm STP.

+ Hàng của STP. Đọc, viết STP.

Khi kiểm tra bài cũ , GV cần thu lượm thông tin xoay quanh các vấn đề trên. Chỉ khi nào HS hoàn toàn nắm vững các tri thức và kĩ năng đó , các em mới đủ điều kiện để lĩnh hội tri thức mới.

Bước 4: Xây dựng THGVĐ

Để tạo được THGVĐ, GV có thể áp dụng một số cách sau:

Cách 1: Yêu cầu giải bài tập mà HS chưa biết thuật giải

GV đưa ra bài toán để khơi gợi THGVĐ ở HS . Bài toán có thể như sau : “Sợi dây thứ nhất dài 8,1m, sợi dây thứ hai dài 7,9m. Em hãy so sánh chiều dài của hai sợi dây.”

Cách 2: Đưa HS vào tình huống xung đột

My có sợi dây dài 8,1m, Lan có sợi dây dài 7,9m. Ai cũng nói sợi dây của mình dài hơn. Theo em, sợi dây của bạn nào dài hơn, vì sao?

Cách 3: Tìm sai lầm trong lời giải , phát hiện nguyên nhân sai lầm và sửa chữa sai lầm

Bạn Lan nói : “35,7m và 35,698m có phần nguyên bằng nhau ; 35,7m có phần thập phân gồm ít chữ số hơn phần thập phân của 35,698m nên 35,7m < 35,698m.” Theo em, bạn Hoa nói như thế là đúng hay sai ? Nếu sai hãy chỉ ra nguyên nhân và nêu cách làm cho đúng.

* Sau đây là việc vận dụng các cách tạo THGVĐ khi dạy bài So sánh hai số thập phân:

- Tái hiện tri thức cũ (kiểm tra bài cũ): 1. Điền số thích hợp vào chỗ chấm:

a) 8,1m = ... dm b) 7,9m = ... dm

c) 35,7m = ... mm d) 35,698m = ... mm

2. Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm:

a) 81dm ... 79dm b) 35700mm ... 35698mm

- Nêu các sự kiện, hiện tượng mâu thuẫn với tri thức đã có: * So sánh hai STP có phần nguyên khác nhau

GV đưa ra bài toán để khơi gợi THGVĐ ở HS:

“Sợi dây thứ nhất dài 8,1m, sợi dây thứ hai dài 7,9m. Em hãy so sánh chiều dài của hai sợi dây.”

(Trong trường hợp HS đưa ra phương án GQVĐ là chập hai sợi dây lại với nhau để so sánh , GV lại tiếp tục gợi vấn đề để HS GQVĐ bằng cách đổi 8,1m thành 81dm và 7,9m thành 79dm để so sánh: “Trường hợp này là hai sợi dây nên chún g ta có thể làm như vậy , nhưng nếu bài toán yêu cầu so sánh

chiều dài hai đoạn đường thì chúng ta có thể làm như thế được không ? Nếu không chúng ta phải làm như thế nào?”)

Sau khi HS tiến hành so sánh được hai độ dài 8,1m và 7,9m, GV yêu cầu HS so sánh 8,1 và 7,9.

Tiếp theo, GV gợi ý HS nhận xét về phần nguyên của 8,1 và 7,9, từ đó gợi vấn đề để HS rút ra cách so sánh hai STP có phần nguyên khác nhau:

“Dựa vào kết quả so sánh trên, em hãy tìm mối liên hệ giữa việc so sánh phần nguyên của hai STP với so sánh bản thân chúng.”

* So sánh hai STP có phần nguyên bằng nhau , hàng phần mười khác nhau

Sau khi HS giải quyết xong vấn đề GV nêu ra và biết được cách so sánh hai STP có phần nguyên k hác nhau, GV tiếp tục đưa ra tình huống liên quan đến việc so sánh hai STP có phần nguyên bằng nhau để HS giải quyết:

“Bạn Lan nói: “35,7m và 35,698m có phần nguyên bằng nhau ; 35,7m có phần thập phân gồm ít chữ số hơn phần thập phân của 35,698m nên 35,7m < 35,698m.” Theo em, bạn Lan nói như thế là đúng hay sai? Nếu sai hãy chỉ ra nguyên nhân và nêu cách làm cho đúng.”

Từ trường hợp cụ thể là so sánh được hai số 35,7 và 35,698, GV hướng dẫn HS nhận xét , rút ra cách so sánh hai STP có phần nguyên bằng nhau , hàng phần mười khác nhau.

* Cuối cùng, GV gợi ý để HS khái quát, rút ra quy tắc so sánh hai STP. Bước 5: Kiểm tra tính đúng đắn của THGVĐ

Thứ nhất, các tình huống trên tồn tại một vấn đề , hay mâu thuẫn giữa tri thức, kĩ năng hiện có ở HS và yêu cầu , nhiệm vụ mới . Để giải quyết được vấn đề mà GV đưa ra , HS phải so sánh được hai số đo độ dài là STP, tuy nhiên trước đó các em mới chỉ biết cách so sánh hai số đo độ dài là số tự nhiên.

Thứ hai, HS có nhu cầu giải quyết vấn đề vì: Các em mong muốn tìm ra cách so sánh hai STP để xem so sánh hai STP có khác gì với so sánh hai số tự nhiên hay không. Sau khi biết cách so sánh hai STP có phần nguyên khác nhau, HS cũng muốn tìm hiểu xem liệu hai STP có phần nguyên bằng nhau thì khi đó so sánh hai STP phải làm như thế nào . Đồng thời, với tình huống yêu cầu HS phát hiện sai lầm và sửa chữa sai lầm , bản thân các em cũng muốn tìm ra sai lầm và sửa chữa sai lầm đó để nếu gặp phải tình huống tương tự thì các em sẽ không mắc phải những sai lầm như vậy nữa.

Thứ ba, tình huống trên phù hợp với khả năng của HS, khơi dậy niềm tin ở bản thân HS . Các em hoàn toàn có thể giải quyết được vấn đề bằng sự nỗ lực của mình . Với hai tình huống GV đưa ra , các em có thể giải quyết được bằng cách đổi số đo độ dài từ STP sang số đo độ dài là số tự nhiên để so sánh.

2.2.2.3. Dạy học bốn phép tính với số thập phân

Nội dung dạy bốn phép tính với STP ở lớp 5 bao gồm phép cộng , trừ, nhân, chia các STP. Mỗi bài trong phần Các phép tính với số thập phân dạy một đơn vị tri thức mà ở đó tri thức trước làm cơ sở hình thành tri thức sau.

Một phần của tài liệu Xây dựng tình huống gợi vấn đề trong dạy học chủ đề số thập phân ở lớp 5 (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)