Phân tích lôgic cấu trúc nội dung dạy học

Một phần của tài liệu Xây dựng tình huống gợi vấn đề trong dạy học chủ đề số thập phân ở lớp 5 (Trang 41)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.1.2.Phân tích lôgic cấu trúc nội dung dạy học

Tri thức của mỗi môn học có mối quan hệ nội môn , liên môn . Trong phạm vi môn học, toàn bộ tri thức môn học , của từng bài học đều có mố i liên hệ lôgic với nhau và với nội dung tri thức trước và sau nó . Nếu như mối liên hệ này không được thực hiện mật thiết thì việc gợi động cơ hoặc hứng thú cho HS sẽ gặp rất nhiều khó khăn, tức là khó đưa HS vào THGVĐ.

Việc phân tích lôgic cấu trúc của nội dung bài học giúp GV xác định cụ thể ranh giới giữa tri thức HS đã có với tri thức HS đang cần hình thành . Nói cách khác , GV cần xác định mối liên hệ giữa tri thức gần nhất với tri thứ c mới. Từ đó có căn cứ tạo sợi dây liên hệ ngầm trong THGVĐ.

Khi phân tích lôgic cấu trúc nội dung dạy học có thể làm theo các bước sau:

- Xác định vị trí và trọng tâm của bài học.

SGK là tài liệu học tập , vừa là nguồn cung cấp kiến thức cho HS , vừa là phương tiện chủ yếu để GV tổ chức hoạt động dạy học. Vì vậy, GV phải phân tích nội dung bài dạy như : xác định vị trí của bài trong chương ; trọng tâm kiến thức của bài ; phân tích nội dung của từng bài toán , biểu bảng , đồ thị, hình vẽ.. Chính sự phân tích và hiểu được nội dung bài dạy thì GV mới có thể tạo lập được THGVĐ.

Ví dụ: Để dạy được bài “Nhân một số thập phân với một số thập phân ”, GV phải xá c định được vị trí của bài nằm trong chương Số thập phân . Các phép tính với số thập phân . Trước bài này là bài Nhân một số thập phân với một số tự nhiên và Nhân một số thập phân với 10, 100, 1000, ... Trọng tâm kiến thức của bài Nhân một số thập phân với một số thập phân là quy tắc nhân một STP với một STP.

- Xác định mối liên hệ giữa đơn vị tri thức cần lĩnh hội với đơn vị tri thức gần nhất có liên quan.

Khi phân tích nội dung bài dạy , GV không chỉ dừng lại ở việc xác định vị trí, trọng tâm của bài mà quan trọng hơn là cần phải xác định được mối quan hệ giữa các đơn vị kiến thức . Nói cách khác , GV cần tìm những kiến thức liên quan làm cơ sở để hình th ành những kiến thức mới . Các kiến thức có liên quan thường ở những bài học trước hoặc ở các lớp dưới.

Ví dụ: Khi dạy bài So sánh hai số thập phân, GV cần phải xác định được kiến thức nào đã học làm cơ sở cho việc hì nh thành tri thức mới trong bài học này.

Kiến thức làm cơ sở cho bài học này chính là kiến thức về : Phân số thập phân; Khái niệm STP; Hàng của STP. Đọc, viết STP (đã học ở các bài trước ); Đổi đơn vị đo độ dài ; So sánh hai số tự nhiên (đã học ở các lớp dưới ). Đó sẽ là tiền đề giúp HS khái quát nên quy tắc sosánh hai số thập phân.

Một phần của tài liệu Xây dựng tình huống gợi vấn đề trong dạy học chủ đề số thập phân ở lớp 5 (Trang 41)