Vận dụng quy trình xây dựng THGVĐ trong dạy học phép cộng

Một phần của tài liệu Xây dựng tình huống gợi vấn đề trong dạy học chủ đề số thập phân ở lớp 5 (Trang 58)

Nội dung dạy bốn phép tính với STP ở lớp 5 bao gồm phép cộng , trừ, nhân, chia các STP. Mỗi bài trong phần Các phép tính với số thập phân dạy một đơn vị tri thức mà ở đó tri thức trước làm cơ sở hình thành tri thức sau.

a) Vận dụng quy trình xây dựng THGVĐ trong dạy học phép cộng các số thập phân số thập phân

Nội dung dạy học phép cộng các STP được dạy trong 4 tiết. Dưới đây, chúng tôi xin lấy ví dụ về việc vận dụng quy trình xây dựng THGVĐ trong dạy học bài Cộng hai số thập phân:

Bước 1: Xác định mục tiêu dạy học

Mục tiêu của bài học Cộng hai số thập phân nhằm giúp HS: - Biết thực hiện phép cộng hai STP.

- Biết giải bài toán với phép cộng các STP.

Bài học Cộng hai số thập phân thuộc chương Số thập phân . Các phép tính với số thập phân. Đây là bài học đầu tiên trong phần Các phép tính với số thập phân. Trọng tâm kiến thức của bài này là quy tắc cộng hai STP.

Trong phần hình thành kiến thức mới , SGK đưa 2 ví dụ và quy tắc cộng hai STP. Ví dụ 1 là bài toán dẫn tớ i việc HS phải thực hiện phép cộng hai STP. Ví dụ 2 yêu cầu HS thực hiện phép tính với STP để vừa củng cố kĩ thuật tính mới hình thành, vừa giải quyết một trường hợp tính đặc biệt (trường hợp số chữ số ở phần thập phân của các số hạng không bằng nhau). Phần luyện tập - thực hành, SGK đưa ra 3 bài tập. Bài tập 1 và bài tập 2 chỉ đơn thuần thực hành kĩ thuật cộng hai STP . Bài tập 3 yêu cầu giải bài toán bằng cách vận dụng phép cộng hai STP.

Kiến thức làm cơ sở cho việc hình thành quy tắc cộng hai STP bao gồm: Đổi đơn vị đo độ dài ; Hàng của STP (đã học ở các bài trước ); Phép cộng các số tự nhiên (đã học ở các lớp dưới).

Bước 3: Xác định nội dung có thể tạo THGVĐ

Nội dung của bài học này có thể tạo THGVĐ, vì nó thỏa mãn cả các điều kiện sau:

- Tồn tại một vấn đề , trong đó điều chưa biết - cách thực hiện phép cộng hai STP là một đơn vị kiến thức mới và mang tính khái quát.

Thật vậy, trước đó HS mới chỉ biết cách thực hiện phép cộng các số tự nhiên. Cách đặt tính và thực hiện phép cộng hai STP là một kĩ năng hoàn toàn mới với HS . Đồng thời, quy tắc cộng hai STP là một đơn vị kiến thức mang tính khái quát.

- HS có nhu cầu nhận thức và có thể lĩnh hội được kiến thức này bằng sự nỗ lực của bản thân.

Thật vậy, trước đó các em đã nắm được các kiến thức về đổi đơn vị đo độ dài, hàng của STP; kĩ năng thực hiện phép cộng các số tự nhiên. Những

kiến thức và kĩ năng đó sẽ làm cơ sở để HS GQVĐ, từ đó lĩnh hội tri thức mới.

GV cần xác định được vốn kiến thức của HS đã có trước khi học bài học

Cộng hai số thập phân. Các tri thức, kĩ năng cần kiểm tra bao gồm: + Đổi đơn vị đo độ dài;

+ Hàng của STP;

+ Kĩ năng thực hiện phép cộng các số tự nhiên. Bước 4: Xây dựng THGVĐ

Để tạo được THGVĐ, GV có thể áp dụng một số cách như sau:

Cách 1: Yêu cầu giải bài tập mà HS chưa biết thuật giải

GV yêu cầu HS giải bài toán trong SGK hoặc tự thiết kế bài toán để khơi gợi THGVĐ ở HS.

Cách 2: Thay đổi một số yếu tố của bài toán đã có để tạo ra một vấn đề mới

GV yêu cầu HS giải bài toán : “Hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB là 245cm và chiều rộng BC là 184cm. Hỏi chu vi hình chữ nhật ABCD bằng bao nhiêu xăng-ti-mét?”. Sau đó GV thay đổi cả điều đã biết và điều chưa biết của bài toán để đưa HS vào THGVĐ : “Hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB là 2,45m và chiều rộng BC là 1,84m. Hỏi chu vi hình chữ nhật ABCD bằng bao nhiêu mét?”

Cách 3: Đưa HS vàotình huống lựa chọn:GV đưa ra một vài phương án và yêu cầu HS lựa chọn phương án đúng.

Trong các phương án sau, phương án nào đúng? Tại sao? A. 15,9 B. 15,9 C. 15,9 D. 15,9 8,75 8,75 8,75 8,75 103,4 10,34 2465 24,65

* Sau đây là việc vận dụng các cách tạo THGVĐ trong dạy học bài Cộng hai số thập phân:

- Tái hiện tri thức cũ (kiểm tra bài cũ): 1. Điền số thích hợp vào chỗ chấm:

a) 1,84m = ... cm b) 2,45m = ... cm

2. Hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB là 245cm và chiều rộng BC là 184cm. Hỏi chu vi hình chữ nhật ABCD bằng bao nhiêu xăng-ti-mét? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nêu các sự kiện, hiện tượng mâu thuẫn với tri thức đã có:

+ GV thay đổi cả điều đã biết và điều chưa biết của bài toán trên để tạo ra vấn đề mới:

“Hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB là 2,45m và chiều rộng BC là 1,84m. Hỏi chu vi hình chữ nhật ABCD bằng bao nhiêu mét?”

Sau khi HS tìm được kết quả bài toán (dựa vào kiến thức về đổi đơn vị đo độ dài và phép cộng hai số tự nhiên), GV tiếp tục gợi vấn đề: “Để tính tổng 2,45m + 1,84m các em phải đổi từ đơn vị mét sang đơn vị xăng-ti-mét để thực hiện phép cộng với số tự nhiên, sau khi có được kết quả lại đổi về đơn vị mét . Ngoài cách làm này ra , liệu chúng ta có cách làm nào ngắn gọn hơn không ?”. Nếu HS không trả lời được , GV có thể gợi ý : “Liệu chúng ta có thể thực hiện phép cộng hai STP bằng cách đặt tính và tính tương tự như đối với phép cộng hai số tự nhiên không?”

+ Đối với ví dụ 2 trong SGK, GV có thể gợi vấn đề bằng cách đưa ra một số trường hợp cho HS lựa chọn phương án đúng và yêu cầu giải thích tại sao lựa chọn như vậy.

Trong các phương án sau, phương án nào đúng? Tại sao? A. 15,9 B. 15,9 C. 15,9 D. 15,9 8,75 8,75 8,75 8,75 103,4 103,4 2465 24,65

+ Ngoài ra , với đối tượng HS khá - giỏi, GV có thể đưa thêm ví dụ về cộng một STP với một số tự nhiên để HS thực hành đặt tính và tính. Chẳng hạn:

Đặt tính và tính: 6,02 + 103 ; 82,3 + 25

+ Từ các ví dụ trên, GV gợi ý để HS tự nêu quy tắc cộng hai STP (Muốn cộng hai STP ta phải đặt tính như thế nào , thực hiện phép cộng như thế nào , viết dấu phẩy ở tổng như thế nào?)

Bước 5: Kiểm tra tính đúng đắn của THGVĐ

Thứ nhất , các tình huống trên được xây dựng thành một hệ thống các THGVĐ. Các tình huống đều tồn tại một vấn đề, hay mâu thuẫn giữa tri thức , kĩ năng hiện có ở HS và yêu cầu , nhiệm vụ mới . Trước đó HS mới chỉ biết cách thực hiện phép cộng hai số tự nhiên . HS chưa biết cách thực hiện phép cộng hai STP.

Thứ hai, khi GV thay đổi điều đã biết của bài toán (254cm  2,54m; 148cm  1,48m) và thay đổi điều chưa biết của bài toán (Hỏi chu vi hình chữ nhật ABCD bằng bao nhiêu xăng -ti-mét?  Hỏi chu vi hình chữ nhật ABCD bằng bao nhiêu mét?) thì HS vẫn phải thực hiện phép cộng để tìm ra kết quả. Điểm khác biệt ở đây là đối với bài toán có được sau khi GV thay đổi, HS phải thực hiện phép cộng hai STP. Tìm được kết quả của bài toán dựa vào đổi đơn vị đo độ dài và phép cộng hai số tự nhiên , HS lại có nhu cầu muốn tìm hiểu xem liệu có thể thực hiện phép cộng hai STP bằng cách đặt tính và tính tương tự như với hai số tự nhiên không.

Sau khi giải quyết xong trường hợp phép cộng hai STP có số chữ số ở phần nguyên và phần thập phân bằng nhau , ở ví dụ 2 lại xuất hiện tình huống phép cộng hai STP mà số chữ số ở phần nguyên và phần thập phân của hai số này không bằng nhau . GV gợi vấn đề bằng cách đưa ra một số phương án để HS lựa chọn phương án đúng. Ở tình huống này, bản thân HS cũng rất muốn

tìm ra cách đặt tính và thực hiện phép cộng hai số STP này để xem trong các phương án mà GV đưa ra thì phương án nào đúng.

Tóm lại, trong các tình huống trên HS cảm thấy khiếm khuyết về kĩ năng thực hiện phép cộng hai STP từ đó gợi cho các em sự cần thiết phải bổ sung kĩ năng đó bằng cách tham gia GQVĐ nảy sinh.

Thứ ba, hệ thống THGVĐ nêu trên đều phù hợp với khả năng nhận thức của HS, khơi dậy niềm tin ở bản thân HS . Các em có thể giải quyết được các vấn đề bằng sự nỗ lực của mình dựa vào kiến thức đã có về đổi đơn vị đo độ dài, cách thực hiện phép cộng hai số tự nhiên, hàng của STP.

Một phần của tài liệu Xây dựng tình huống gợi vấn đề trong dạy học chủ đề số thập phân ở lớp 5 (Trang 58)