Xác định nội dung có thể tạo THGVĐ

Một phần của tài liệu Xây dựng tình huống gợi vấn đề trong dạy học chủ đề số thập phân ở lớp 5 (Trang 42)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.1.3.Xác định nội dung có thể tạo THGVĐ

Để tạo THGVĐ, nhiệm vụ của người GV là phải biến các đơn vị t ri thức trong SGK thành chuỗi các mâu thuẫn về nhận thức nảy sinh một cách khách quan trong hoạt động thực tiễn của HS . Tuy nhiên không phải mọi bài trong SGK đều tồn tại vấn đề và không phải đơn vị kiến thức nào cũng có th ể tạo được THGVĐ.

Ví dụ : Nội dung bài“Ôn tập về số thập phân ” không phù hợp để vận dụng dạy học PH &GQVĐ vì đó là nội dung ôn tập về những kiến thức đã học.

Nội dung dạy học bài “Khái niệm số thập phân ” bao gồm 2 đơn vị tri thức: một là khái niệm ban đầu về STP (dạng đơn giản); hai là cách đọc, viết STP dạng đơn giản. Đơn vị tri thức thứ nhất có thể khai thác để tạo THGVĐ dựa trên cơ sở những kiến thức cơ bản đã trang bị cho HS về số tự nhiên,

phân số, số đo độ dài . Đơn vị tri thức thứ hai do GV giới thiệu nên khó xây dựng THGVĐ.

Như chúng ta đã biết , THGVĐ là một trạng thái tâm lí của chủ thể nhận thức khi vấp phải một mâu thuẫn, một khó khăn nhận thức. Mâu thuẫn và khó khăn đó vượt ra khỏi giới hạn của tri thức vốn có của chủ thể , bao hàm một điều gì đó chưa biết , đòi hỏi một sự tìm tòi tích cực , sáng tạo gây ra nhu cầu nhận thức cho chủ thể, kích thích hứng thú, mong muốn GQVĐ.

Do vậy, nội dung tri thức có thể tạo được THGVĐ cần thỏa mãn những tiêu chí như sau:

- Nội dung dạy học cần tồn tại vấn đề đối với HS , trong đó điều chưa biết phải mới và mang tính khái quát.

- Nội dung dạy học cần gợi nhu cầu nhận thức cho HS. - Nội dung dạy học cần vừa sức đối với HS.

Các tiêu chí nêu trên được triển khai thành các hoạt động tương ứng như sau:

- Xác định và biểu đạt vấn đề mâu thuẫn nhận thức.

- Xác định x em nội dung dạy học có gợi nhu cầu nhận thức ở HS hay không?

- Đánh giá ước lượng trình độ thực tế của HS , xem vốn tri thức hiện có và phải có là như thế nào?

* Kĩ thuật xác định nội dung dạy học có thể tạo THGVĐ

Khi xác định nội dung dạy học có thể tạo THGVĐ , phải dựa vào 3 tiêu chí nêu trên , trong đó mấu chốt của kĩ thuật này là xác định mâu thuẫn giữa kiến thức và kĩ năng hiện có ở HS với yêu cầu , nhiệm vụ mới nảy sinh một cách khách quan trong quá trình nhận thức . Điều chưa biết ở đây có thể là tri thức mới, cách thức hành động mới hoặc kĩ năng mới.

- Để xác định được nội dung dạy học nào có tồn tại vấn đề ta cần xác định xem nội dung đó có ẩn tàng mâu thuẫn nhận thức đối với HS hay không . Điều chưa biết của vấn đề cần phải đảm bảo hai yếu tố cơ bản . Một là, mức độ mới (xét quan hệ với tri thức đã lĩnh hội và cách thức hành động đã hình thành). Hai là, mức độ khái quát của tri thức hay cách thức hành động sẽ lĩnh hội (xét quan hệ với mức độ khái quát của tri thức đã đạt được).

Ví dụ: Nội dung dạy học bài “Cộng hai số thập phân” có tồn tại vấn đề đối với HS . Thật vậy, trước đó HS mới chỉ biết cách cộng các số tự nhiên . Trong khi đó, nhiệm vụ mới đặt ra cho HS là phải thực hiện được phép cộng hai STP. Mâu thuẫn lúc này được biểu thị dưới bảng tóm tắt sau:

Kiến thƣ́c, kĩ năng hiện có ở HS > < Yêu cầu nhiệm vụ cần giải quyết

Quy tắc và kĩ năng thực hiện phép cộng các số tự nhiên.

Quy tắc và kĩ năng thực hiện phép cộng hai STP.

- Để xác định xem vấn đề thuộc nội dung dạy học đó có gây ra nhu cầu nhận thức ở HS hay không , GV cần trả lời các câu hỏi như : Tình huống có gợi cho HS cảm nhận về sự khiếm khuyết một kiến thức , kĩ năng nào đó khi GQVĐ hay không? Điều chưa biết trong tình huống có gây ra sự tò mò , hứng thú và mong muốn tìm ra ở HS hay không ? Có đảm bảo rằng các em sẽ thấy được ý nghĩa, động cơ của việc tìm ra điều chưa biết không?

Ví dụ : Trong bài “Cộng hai số thập phân” , khi GV yêu cầu HS thực hiện phép cộng 1,84 + 2,45, HS sẽ nảy sinh nhu cầu muốn GQVĐ để tìm hiểu xem liệu cách thực hiện phép cộng hai STP có khác với cách thực hiện phép cộng hai số tự nhiên hay không . Đồng thời, tương tự như phép cộng các số tự nhiên, HS cũng hiểu rằng nếu giải quyết được trường hợp cụ thể này thì có thể tìm ra quy tắc chung để thực hiện phép cộng hai STP bất kì.

- Để xác định vấn đề có vừa sức với HS hay không , GV cần tiến hành xác định vốn kiến thức , kinh nghiệm hiệ n có ở HS . Tính vừa sức thể hiện ở

chỗ, HS phải có đủ khả năng (bao gồm cả năng lực sáng tạo cũng như trình độ tri thức của mỗi cá nhân HS đã đạt được từ trước ) để tự lực hiểu, phân tích và giải quyết được bài toán nhận thức đặt ra.

Khi xác định vốn kiến thức , kĩ năng , kinh nghiệm hiện có của mỗi cá nhân chúng ta cần xác định các mặt sau:

+ Xác định vốn kiến thức nội môn

Thông thường, GV xác định trình độ hiện tại của HS thông qua nội dung chương trình môn học . Vốn kiến thức của các em chính là các tri thức , kĩ năng đã được học ở các bài trước , ở các lớp dưới . Tuy nhiên, trong thực tế không phải mọi HS đều nắm chắc được các tri thức và kĩ năng đã có. Chính vì vậy, nhiệm vụ của GV là phải thường xuyên kiểm tra kiến thức của HS và bổ sung kịp thời những kiến thức, kĩ năng “hổng” cho từng em.

Trong dạy học PH &GQVĐ, xác định vốn kiến thức hiện có ở HS còn được hiểu là xác định độ nắm chắc các tri thức làm nền tảng , cơ sở cho việc hình thành tri thức mới. Việc làm này thường được triển khai trong khâu kiểm tra bài cũ. Nếu HS không thể thực hiện được các nhiệm vụ trong phần tái hiện lại các tri thức cũ liên quan trực tiếp đến bài mới thì sẽ không có cơ sở đảm bảo các em có đủ khả năng cảm nhận THGVĐ.

Ví dụ: Khi học bài “Cộng hai số thập phân”, GV cần kiểm tra kiến thức của HS về:

- Đổi các đơn vị đo độ dài; - Phép cộng các số tự nhiên; - Hàng của STP.

+ Xác định vốn kiến thức liên môn

Không có một bài học nào chỉ có thuần túy những kiến thức toán học mà có sự kết hợp với kiến thức của các môn học khác . Vì vậy, khi tạo THGVĐ, GV cần phải xác định cả những kiến thức liên môn có liên quan trực tiếp tới (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nội dung bài học . Việc sử dụng kiến thức liên môn sẽ làm cho các THGVĐ trở nên hấp dẫn và thú vị hơn đối với HS.

Ví dụ: Trong dạy học nội dung So sánh hai số thập phân , GV có thể sử dụng bài toán : “Núi Phan -xi-păng cao 3,143km; núi Tây Côn Lĩnh cao 2,428km. Hỏi núi nào cao hơn ?” có sự kết hợp giữa kiến thức địa lí và toán học.

+ Xác định vốn kinh nghiệm của HS

Bên cạnh vốn kiến thức gặt hái ở nhà trường , GV còn phải xác định vốn kinh nghiệm mà HS thu lượm được từ cuộc sống ngoài trường học . Trong những kinh nghiệm đó , có những kinh nghiệm phù hợp và có cả nhữn g kinh nghiệm không phù hợp , thậm chí trái ngược với tri thức khoa học . Nếu GV khéo léo tạo ra mối liên hệ hoặc sự mâu thuẫn giữa kinh nghiệm của HS với tri thức khoa học sẽ giúp các em thấy được ý nghĩa của toán học với thực tiễn, từ đó tạo ra nhu cầu và lôi cuốn các em bắt tay vào việc GQVĐ (tức là lôi cuốn các em vào THGVĐ).

Ví dụ: Khi học về nội dung Giải toán về tỉ số phần trăm (tiếp theo), GV có thể huy động kinh nghiệm của HS về khái niệm lãi suất tiết kiệm để lôi cuốn các em vào THGVĐ . Chẳng hạn, GV hỏi HS : “Em hiểu câu : “Lãi suất tiết kiệm là 0,5% một tháng” như thế nào ?”. Sau khi HS nắm được “Lãi suất tiết kiệm là 0,5% một tháng nghĩa là nếu gửi 100 đồng thì sau một tháng được lãi 0,5 đồng”, GV đưa ra bài to án để gợi vấn đề : “Lãi suất tiết kiệm là 0,5% một tháng. Một người gửi tiết kiệm 3 000 000 đồng. Tính số tiền lãi sau một tháng”.

2.2.1.4. Xây dƣ̣ng THGVĐ

Việc xây dựng các THGVĐ thích hợp và đảm bảo cho HS có khả năng khám phá ra tri thức mới là nhiệm vụ chủ yếu trong việc chuẩn bị các tài liệu học cho dạy học PH&GQVĐ.

Để xây dựng được THGVĐ, GV phải xác định được các cách có thể sử dụng để tạo THGVĐ, sau đó đưa ra tình huống đã xây dựng được dựa vào các cách tạo THGVĐ đó.

Theo chúng tôi , việc xác định và lựa chọn được các cách tạo THGVĐ thích hợp là một việc quan trọng trong quy trình xây dựng THGVĐ. Cần phải hiểu rằng cách thức xây dựng THGVĐ không đơn thuần là cách thức chuyển các mâu thuẫn thành câu hỏi hoặc bài tập nhận thức mà chính là cách thức chuyển tình huống khách quan trong lôgic nội dung bài họ c thành THGVĐ đối với HS.

Như đã trình bày ở chương 1, để xây dựng THGVĐ, chúng ta có thể sử dụng các cách sau:

- Yêu cầu giải bài tập mà HS chưa biết thuật giải. - Xem xét tương tự.

- Thay đổi một số yếu tố của bài toán đã có để tạo THGVĐ. - Khái quát hóa.

- Dự đoán nhờ nhận xét trực quan, thực hành hoặc hoạt động thực tiễn. - Đưa HS vào tình huống không đầy đủ.

- Lật ngược vấn đề.

- Dựa vào mâu thuẫn giữa kinh nghiệm cá nhân và tri thức khoa học. - Tìm sai lầm trong lời giải , phát hiện nguyên nhân sai lầm và sửa chữa sai lầm.

- Đưa HS vào tình huống xung đột. - Đưa HS vào tình huống lựa chọn.

Nhiệm vụ của GV là cần xác định được các cách có thể tạo THG VĐ phù hợp với nội dung dạy học và đối tượng HS . Một đơn vị tri thức có thể có nhiều cách tạo ra THGVĐ . Vì vậy, sau khi xác định được cách tạo THGVĐ có thể, GV cần tiến hành so sánh các khả năng để tìm ra cách tạo THGVĐ

hiệu quả hơn cả . Lựa chọn tối ưu dành cho những khả năng nào tạo ra hứng thú, gợi nhu cầu nhận thức đối với HS nhất . Bên cạnh đó , mỗi cách tạo THGVĐ đều có ưu điểm và nhược điểm riêng . Không thể tuyệt đối hóa chỉ một cách tạo THGVĐ để thực hiện dạy học PH &GQVĐ; tốt nhất là GV nên sử dụng phối hợp các cách tạo THGVĐ có thể để khắc phục được nhược điểm của mỗi cách.

Ví dụ, cách tạo THGVĐ thông qua việc yêu cầu HS giải bài tập mà HS chưa biết thuật giải có hạn chế như sau:

- Nếu GV ra quá nhiều bài tập xa lạ đối với yêu cầu của chương trình , quá khó đối với đa số HS thì tác dụng gợi nhu cầu nhận thức và khơi dậy niềm tin ở khả năng huy động tri thức , kĩ năng của bản thân HS trong tình huống bài tập sẽ giảm sút hoặc không còn.

- Trong tình huống này , nói chung vấn đề được nêu sẵn trong bài toán , HS ít có điều kiện rèn luyện khả năng đặt vấn đề.

Để khắc phục hạn chế t hứ 2, GV có thể sử dụng phối hợp với cách tạo THGVĐ thông qua việc yêu cầu HS thay đổi một số yếu tố của bài toán đã biết thuật giải . Ví dụ, sau khi giải bài toán : “Một máy bay bay được 1800m trong 2,5 giờ. Tính vận tốc của máy bay .” (Bài toán tìm vận tốc của một vật chuyển động khi biết quãng đường và thời gian ), GV yêu cầu HS xác định điều đã biết và chưa biết của bài toán:

+ Điều đã biết: Quãng đường: 1800m; Thời gian: 2,5 giờ + Điều chưa biết: Vận tốc

Tiếp đến, yêu cầu HS thay đổi một số yếu tố của bài toán để tạo ra bài toán mới. HS có thể đưa ra nhiều cách khác nhau . GV cho HS phân tích và nhận dạng các bài toán đó . Trong trường hợp nếu HS không đưa ra được bài toán Tìm quãng đường khi biết vận tốc và thời gian hoặc Tìm thời gian khi

biết quãng đường và vận tốc, GV có thể gợi ý: “Để tạo ra bài toán mới, chúng ta có thể biến điều đã biết thành điều chưa biết và ngược lại.”

2.2.1.5. Kiểm tra tính đúng đắn của THGVĐ

Trong quy trình tạo THGVĐ, bước này có thể coi như bước thử lại hoặc bước diễn đạt THGVĐ. Nội dung chính của việc làm đó là phân tích chứng tỏ rằng tình huống GV vừ a xây dựng thỏa mãn các điều kiện của THGVĐ . Các điều kiện đó bao gồm:

- Tồn tại vấn đề

- Gợi nhu cầu nhận thức

- Khơi dậy niềm tin ở khả năng bản thân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ví dụ: Trong bài học “Giải toán về tỉ số phần trăm (tiếp theo)”, GV yêu cầu HS giải bài tập sau : “Một trường tiểu học có 800 học sinh, trong đó số học sinh nữ chiếm 52,5%. Tính số học sinh nữ của trường đó.”

Cách tạo THGVĐ mà GV sử dụng trong bài học vừa nêu là Giải bài tập mà HS chưa bi ết thuật giải. Ở đây tồn tại vấn đề vì HS chưa được biết thuật giải để trực tiếp giải bài toán đó . Vấn đề này gợi nhu cầu nhận thức và gây được cho HS niềm tin ở khả năng huy động tri thức , kĩ năng của mình vào việc GQVĐ. Bởi vì kinh nghiệm từ quá trình học cho các em thấy rằng mỗi bài tập thầy đưa ra đều dẫn đến một tri thức bổ ích hoặc giúp củng cố một tri thức đã học hay rèn luyện một kĩ năng nào đó và các em cũng thấy khi giả i bài tập như vậy chỉ cần sử dụng những tri thức đã được học.

2.2.2. Vận dụng quy trình xây dựng các THGVĐ trong dạy học chủ đề số thập phân ở lớp 5 số thập phân ở lớp 5

2.2.2.1. Dạy học khái niệm số thập phân

Lên lớp 5, HS tiếp tục được làm quen với một “loại số mới”, đó là STP. Khái niệm STP là kiến thức cơ bản , là nền tảng đầu tiên để giúp học sinh biết

cách đọc, viết, so sánh và thực hiện kĩ năng tính cộng, trừ, nhân, chia với STP, từ đó vận dụng vào thực tế cuộc sống hàng ngày.

Khái niệm về STP được dạy học trong 2 tiết. Sau đây là việc vận dụng quy trình xây dựng các THGVĐ vào dạy học bài Khái niệm số thập phân:

Bước 1: Xác định mục tiêu dạy học Sau khi học xong, HS cần:

- Nhận biết ban đầu về khái niệm STP (dạng đơn giản). - Biết đọc, viết các STP dạng đơn giản.

Bước 2: Phân tích lôgic cấu trúc nội dung dạy học

Khái niệm về STP được dạy học trong 2 tiết. Mỗi tiết sẽ đi giải quyết một mặt trong vấn đề khái niệm STP . Nội dung tiết 1 (bài Khái niệm số thập phân) chỉ yêu cầu HS nhận biết được khái niệm ban đầu về STP ở dạng đơn giản liên quan trực tiếp đến các “hàng” ở phần thập phân của STP.

Kiến thức làm cơ sở cho việc giới thiệu khái niệm về STP bao gồm số tự nhiên, phân số thập phân, số đo độ dài.

Bước 3: Xác định nội dung có thể tạo THGVĐ

Nội dung bài học này có thể tạo THGVĐ , vì nó thỏa mãn các điều kiện sau:

- Tồn tại một vấn đề . Điều chưa biết - khái niệm Số thập phân là một kiến thức mới và mang tính khái quát.

Thật vậy , trước đó HS mới chỉ biết khái niệm về số tự nhiên và khái

Một phần của tài liệu Xây dựng tình huống gợi vấn đề trong dạy học chủ đề số thập phân ở lớp 5 (Trang 42)