- Chất lượng tín dụng còn thấp: Chủ yếu việc thẩm định và kiểm soát vốn vay chưa đáp ứng được theo qui định về tần suất kiểm tra; về nội dung
2.3.2.2. Nguyên nhân Nguyên nhân chủ quan:
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Ban lãnh đạo còn yếu kém: là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tồn tại nợ ngoại bảng như phân tích tại mục 2.2.6 trên như, chủ yếu là nợ của các đơn vị quân đội thuộc Quân khu 3 như Cty Sông Hồng, xí nghiệp 583, xí nghiệp Bình Minh. Giám đốc chi nhánh là Sĩ quan Quân đội trước đây công tác tại Quân khu 3 được thuyên chuyển sang chi nhánh. Việc cho vay nặng về quan
hệ quen biết và quá tin tưởng vào các đơn vị Quân đội trong làm Kinh tế, chưa hiểu hết được rủi ro tín dụng (rủi ro nguồn thanh toán), chưa tuân thủ đầy đủ việc cho vay cũng như thu nợ. Quá trình cho vay và quản lý khoản vay không thẩm định nhiều đến các vấn đề trọng yếu: như năng lực tài chính, tính chất pháp lý hồ sơ, khả năng xử lý nợ, đặc biệt là phương án vay vốn. ..., nên dẫn đến những rủi ro đáng tiếc về nợ quá hạn đã buộc phải xử lý bằng quỹ DPRR và khả năng thu hồi được nợ là rất thấp. Việc lãnh đạo thường xuyên can thiệp vào quá trình thẩm định của các cấp dưới theo hướng ép cho vay cũng là nguyên nhân rất lớn dẫn đến tình trạng nợ xấu tăng cao và hạn chế nhiều đến việc xử lý nợ của cấp dưới (do là người quen lãnh đạo, nên khó xử lý để thu hồi nợ).
+ Lực lượng cán bộ tín dụng còn mỏng và chất lượng chưa cao: do việc qui hoạch và phát triển thêm các chi nhánh trực thuộc và phòng giao dịch chưa đồng bộ với việc phát triển nguồn nhân sự, do đó lực lượng CBTD bị phân tán, trở lên thiếu về số lượng cũng như yếu về chất lượng:
Bảng 2.15: Phân bổ CBTD (ĐVT: CBTD)
TT Địa điểm 2004 2005 2006 2007
1 Chi nhánh Hải Phòng 5 5 6 10
2 Chi nhánh Lê Chân 2 3 4 4
3 Chi nhánh Ngô Quyền 0 2 4 4
4 PGD Lạch Tray 0 0 0 3
5 Tổng số 7 10 14 21
(Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết 2005 - 2007)
Mặc dù tốc độ tăng thêm CBTD ở bảng trên là cao, nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu công việc do sự đòi hỏi khối lượng công việc ngày càng nhiều do: Phải đảm bảo việc phát triển khách hàng doanh nghiệp kết hợp với khách hàng cá nhân với tỷ lệ ngày càng tăng. Yêu cầu tỷ trọng dư nợ KHCN năm 2006 phải đạt 12% và năm 2007 phải đạt 20%; Phải tăng số lượng cán bộ quản lý trong lĩnh vực tín dụng với lý do tách CBTD thành CBTD khách hàng
Doanh nghiệp và khách hàng cá nhân; Hệ thống CNTT thay đổi phần mềm mới T24 để tăng nhanh khả năng quản trị rủi ro dẫn đến một số công việc như: nhập dữ liệu thông tin về khách hàng đòi hỏi nhiều hơn, tính toán lãi trước đây, quản lý tài khoản của khách hàng và hạch toán giải ngân được chuyển về cho CBTD thực hiện.... Tất cả những lý do nêu trên cho thấy lực lượng CBTD quá mỏng để đáp ứng được nhu cầu công việc đòi hỏi.
Chất lượng CBTD còn chưa cao và chưa đồng đều, do sự mở rộng nhánh các điểm giao dịch như trên, do đó các CBTD có kinh nghiệm được điều động sang làm lãnh đạo tại các điểm giao dịch mới mở. Với bảng tình hình phân bổ CBTD trên cho thấy thì việc tăng trưởng bổ sung CBTD chậm, thiếu cán bộ kế cận, nên các bộ phận tín dụng hầu hết là CBTD mới, kinh nghiệm trung bình chỉ đạt 1 năm tuổi nghề. Các trưởng phòng tín dụng chỉ chủ yếu có kinh nghiệm dưới 4 năm công tác trong lĩnh vực ngân hàng.
Cũng do nguyên nhân trên, nên chất lượng thẩm định các khoản vay chưa cao thể hiện còn có dư nợ quá hạn cao. Trước hết là CBTD thiếu kinh nghiệm trong việc lựa chọn khách hàng bước đầu đặc biệt cần quan tâm đến hình thức sở hữu của doanh nghiệp (sẽ qui định cơ bản trách nhiệm và ý thức của người đứng đầu Doanh nghiệp) trong thanh toán nợ vay. Thứ hai là CBTD không có đủ kinh nghiệm và bản lĩnh để đưa ra được quan điểm độc lập trong việc đưa ra quyết định cho vay (kể cả trái chiều với quan điểm của Ban lãnh đạo chi nhánh).
+ Chưa tuân thủ đúng Qui trình nghiệp vụ tín dụng: đối với các khoản vay hiện nay đã xử lý bằng quỹ DPRR và hạch toán ở ngoại bảng chủ yếu phát sinh từ những năm 1998, 1999 do chưa có qui trình nghiệp vụ tín dụng và việc tuân thủ qui định chung còn kém. CBTD cũng như quản lý của chi nhánh còn non kém về mặt nghiệp vụ, chưa hiểu hết được những rủi ro trong hoạt động tín dụng. Trong quá trình thực hiện không tuân thủ đúng qui
định như cho khách hàng mượn giấy tờ tài sản thế chấp hình thành từ vốn vay để bán mà không thu được nợ (chi nhánh cty Xuất -nhập khẩu Vật tư đường biển Hải Phòng). Bên cạnh đó việc kiểm soát sau còn quá hạn chế như Cty Sông Hồng vay để trả nợ cho chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng mà chi nhánh không biết (kiểm soát sử dụng vốn vay quá kém).
+ Nghiên cứu sản phẩm mới và hoạt động khuyếch trương chưa được quan tâm: Cho vay chủ yếu dựa trên nhu cầu bị động của khách hàng. Chưa có được bộ phận nghiên cứu phát triển để chủ động và tập trung cao hơn vào việc nghiên cứu thị trường, nghiên cứu sản phẩm với những chính sách và sản phẩm phù hợp với sự biến động của thị trường và của hệ thống Ngân hàng thương mại trong quá trình cạnh tranh. Chi nhánh cần chủ động nghiên cứu sản phẩm mới phù hợp với điều kiện thị trường của mình để đề xuất áp dụng cho riêng chi nhánh hay phổ biến nếu phù hợp. Các chương trình nhằm khuyếch trương hình ảnh chi nhánh trên địa bàn (hay thị trường mục tiêu) còn đơn giản, không có được hình thức phong phú hướng tới đối tượng khách hàng cần tiếp cận, hoàn toàn bị động. Kể từ khi thành lập đến nay, chi nhánh mới tham gia tổ chức được 01 hội nghị khách hàng về hoạt động tín dụng mà do cơ quan Hội sở (khối khách hàng doanh nghiệp) chủ động kết hợp với trung tâm xúc tiến thương mại (thuộc Sở Thương mại Hải Phòng) tổ chức cho chi nhánh (cả về chương trình, kinh phí,...). Chi nhánh chưa thực hiện tổ chức (có được cán bộ chuyên trách) nghiên cứu sản phẩm, nghiên cứu về các hình thức thực hiện khuyếch trương sản phẩm, hình ảnh ….
+ Qui hoạch và phát triển mạng lưới không căn cứ vào thị trường: Mặc dù Ngân hàng TMCP Quân đội có chủ trương khuyến khích phát triển mạng lưới trong nhiều năm qua nhằm mở rộng mạng lưới đến khắp các tỉnh, thành phố có kinh tế phát triển, tuy nhiên chi nhánh sau gần 10 năm hoạt động chi nhánh mới có được 05 điểm giao dịch trên địa bàn Hải Phòng. Hầu hết các
điểm giao dịch này đều ở vị trí kém thuận tiện như trên. Việc qui hoạch và phát triển mạng lưới phải được xuất phát từ nhu cầu của thị trường trên địa bàn, từ nhu cầu định hướng của Ngân hang TMCP Quân đội…. từ đó phải nghiên cứu thị trường gắn với với các mục tiêu về mạng lưới như hoạt động huy động vốn hay hoạt động tín dụng làm trọng yếu. Khi đã có rõ mục tiêu thì sẽ xác định vị trí cần đặt điểm giao dịch cho phù hợp. Ví dụ: Huy động tiết kiệm thì cần tập trung tại các khu dân cư có thu nhập tương đối khá. Muốn phát triển tín dụng thì phải đặt tại những nơi tập trung các doanh nghiệp hay khu thương mại sầm uất …. Nhưng việc mở rộng mạng lưới và đặt điểm giao dịch của chi nhánh chỉ căn cứ vào các địa điểm có mối quan hệ với lãnh đạo chi nhánh mà không cần quan tâm đến các yếu tố thị trường như trên, do đó dẫn đến việc khai thác các địa điểm giao dịch kém hiệu quả