phòng trực thuộc là Phòng Tín dụng, Phòng Kế Toán, Bộ phận Hành Chính, Bộ phận Kho Quỹ. Về nhân sự khi mới thành lập ban đầu 1998 có 10 CBNV đến 2006: 70 CBNV ; 2007 : 90 CBNV. Ngay từ khi mới thành lập chỉ có một địa điểm giao dịch duy nhất của chi nhánh tại sô 2b Lạch Tray-Ngô Quyền- Hải Phòng. Đến năm 2004 đã mở thêm chi nhánh Lê Chân tại 266 Trần Nguyên Hãn, Hải Phòng. Năm 2005 chi nhánh tiếp tục thành lập chi nhánh trực thuộc thứ 2 trên địa bàn Hải Phòng tại 346 Đà Nẵng-Hải Phòng là chi nhánh Ngô Quyền. Đến nay ngoài 02 chi nhánh còn có tiếp Phòng Giao dịch Lạch Tray tại 2b Lạch Tray (thay thế vị trí cho chi nhánh Hải Phòng chuyển về trụ sở mới về số 06 Máy Tơ - Ngô Quyền - Hải Phòng) và Quỹ Tiết Kiệm 266 Trần Nguyên Hãn, Hải Phòng (thay thế vị trí của CN Lê Chân chuyển về 146 Tôn Đức Thắng - Lê Chân - Hải Phòng). Như vậy đến hết 31/12/2007, chi nhánh Ngân hàng TMCP Quân đội Hải Phòng có 04 điểm giao dịch trực thuộc. Mô hình tổ chức theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức bộ máy
Mối quan hệ chỉ đạo: Mối quan hệ phối hợp.
- Thị trường: Thị trường ban đầu khi thành lập chủ yếu hướng tới phục vụ các doanh nghiệp Quân đội trên địa bàn Hải Phòng và các tỉnh lân cận trực thuộc chủ yếu Quân Khu Ba và Bộ Tư Lệnh Hải Quân. Sau một thời gian hoạt động đến năm 2003 chi nhánh đã mở rộng hướng vào các doanh nghiệp Nhà
Phòng Kế toán Phòng
Kế toán Kinh doanhPhòng Phòng
Kinh doanh HC nhân sựPhòng Phòng HC nhân sự QL tín dụngPhòng Phòng QL tín dụng chi nhánhPGD và PGD và chi nhánh Phó giám đốc Phó giám đốc GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC
nước trên địa bàn bao gồm doanh nghiệp (ngoài quân đội) địa phương và trung ương đóng trên địa bàn, tuy nhiên tỷ trọng dư nợ các doanh nghiệp Quân đội vẫn ở mức trên 80%. Từ năm 2005 cho đến nay đã hướng tập trung mạnh sang các Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh và cá nhân, tỷ trọng dư nợ các khách hàng ngoài Quân đội tăng đáng kể lên đến 60% trong tổng dư nợ.
2.1.2. Hoạt động cơ bản của chi nhánh Ngân hàng TMCP Quânđội- Hải Phòng đội- Hải Phòng
2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn là hoạt động cơ bản và hết sức quan trọng đối với NHTM nói chung và chi nhánh Ngân hàng TMCP Quân đội Hải Phòng nói riêng. Xem xét hoạt động của chi nhánh trước hết ta xem xét hoạt động huy động vốn nhằm đảm bảo cho các hoạt động khác mà chủ yếu là hoạt động tín dụng của chi nhánh:
Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn (ĐVT: 1.000.000 VNĐ)
Chỉ tiêu
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng 2006- 2005 Giá trị Tỷ trọng 2007- 2006 Không KH 186,226 42.3% 256,14 1 37.1% 69,915 251,514 32.4% (4,627) Ngắn hạn 152,590 34.6% 239,050 34.6% 86,460 419,49 8 54.0% 180,448 Trung-dài hạn 101,726 23.1% 195,586 28.3% 93,860 106,23 0 13.7% (89,356) Tổng huy động 440,542 100.0% 690,777 100.0% 250,235 777,24 2 100.0% 86,465
(Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính năm 2005 - 2007)
Kết quả hoạt động huy động vốn trong 03 năm ở trên cho thấy: Hoạt động huy động vốn của chi nhánh tương đối đa dạng theo thời hạn có cả huy
động tiền gửi không kỳ hạn, ngắn hạn và trung hạn.
- Xét về tổng thể huy động: Tổng huy động vốn từ năm 2005 đến năm 2007 liên tục được tăng trưởng, tuy nhiên tăng trưởng trong năm 2007 giảm hơn so với năm 2006 là do sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt nam cùng nhiều định chế tài chính khác của các tập đoàn kinh tế Nhà nước đã thu hút một lượng vốn lớn, từ đó làm xuất hiện sự cạnh tranh trong huy động vốn giữa các NHTM trở lên mạnh mẽ hơn.
- Huy động tiền gửi không kỳ hạn: Tương tự như tổng huy động, huy động tiền gửi không kỳ hạn cũng liên tục tăng trưởng và năm 2007 tốc độ tăng trưởng chậm lại với lý do là có sự cạnh tranh như trên giưa các NHTM dẫn đến tiền gửi không kỳ hạn được dịch chuyển sang có kỳ hạn. Tổng huy động vốn vẫn đảm bảo tăng trưởng và sự dịch chuyển này làm cho cơ cấu huy động của chi nhánh thay đổi giữa có kỳ hạn và không kỳ hạn. Tuy nhiên huy động vốn không kỳ hạn của chi nhánh đạt ở mức tương đối cao và tạo cơ hội tốt cho chi nhánh trong hoạt động tín dụng và kinh doanh vốn. Chi nhánh có tỷ trọng nguồn vốn không kỳ hạn đạt mức rất cáo là do tận dụng được nguồn huy động chủ yếu từ các khách hàng là: Bộ Tư Lệnh Hải Quân và các đơn vị trực thuộc Bộ Tư Lệnh Hải Quân.
- Huy động tiền gửi ngắn hạn: Là nguồn huy động chủ yếu phục vụ cho hoạt động tín dụng ngắn hạn, còn một phần được sử dụng cho vay trung - dài hạn với tỷ trọng nhất định được qui định trong từng thời kỳ khác nhau. Nguồn này không tăng về mặt tương đối qua các năm. Sang năm 2007, nguồn vốn ngắn hạn này tăng đáng kể so với năm 2006. Nguyên nhân như ở phần nguồn vốn không kỳ hạn trên đã trình bày (dịch chuyển tiền gửi không kỳ hạn của các doanh nghiệp sang có kỳ hạn ngắn hạn).
- Huy động tiền gửi trung - dài hạn: Là nguồn mà chi nhánh sử dụng cho vay Trung - dài hạn. Nhìn chung nguồn huy động này cũng tăng ở năm
2006 và đến năm 2007 nguồn huy động này giảm xuống nhanh chóng. Lý do năm 2007 nguồn này giảm xuống là do có sự cạnh tranh giữa các ngân hàng về nguồn vốn, lãi suất huy động được điều chỉnh cạnh tranh theo hướng thu hút chủ yếu nguồn vốn ngắn hạn dẫn đến có sự dịch chuyển lớn từ nguồn huy động trung-dài hạn này sang nguồn ngắn hạn đối với người gửi để đảm bảo quyền lợi do xu hướng lãi suất tiền gửi gia tăng tập trung ở các kỳ hạn này.
2.1.2.2. Hoạt động tín dụng
Vì là cấp chi nhánh, nên không có các hoạt động sử dụng vốn đa dạng. Các nghiệp vụ mua - bán vốn trên thị trường liên ngân hàng, đầu tư, kinh doanh ngoại tệ... đều được tập trung về hết cơ quan Hội sở. Ngân hàng TMCP Quân đội qui định việc quản lý vốn tập trung trên toàn hệ thống nhằm nâng cao hiệu quả quản cũng như điều tiết vốn đảm bảo khả năng thanh khoản và hiệu quả kinh doanh vốn. Tất cả toàn bộ nguồn vốn huy động của chi nhánh đều được tính vào vốn của Hội sở sau khi được huy động được. Hội sở tái huy động (mua) lại với một lãi suất cùng kỳ huy động của chi nhánh cộng với một biên độ nhất định (tuỳ theo từng thời kỳ) và Dư nợ tín dụng sẽ là vốn đi mua lại của hội sở với mức chênh lệch giữa lãi suất bán và mua được qui định theo từng thời kỳ khác nhau cho từng kỳ hạn cho vay. Do đó dưới góc độ hoạt động của chi nhánh ta chỉ xem xét việc sử dụng vốn chủ yếu là hoạt động tín dụng. Hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng và luôn tạo ra thu nhập chủ yếu của chi nhánh trong suốt nhiều năm qua. Tình hình hoạt động tín dụng về cơ bản được thể hiện trong bảng 2.2 dưới đây:
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động tín dụng (ĐVT: 1.000.000 VNĐ)
Giá trị Giá trị 2006- 2005 2006/200 5 Giá trị 2007- 2006 2007/2006 Dư nợ 354,363 556,787 202,424 157.1% 750,648 193,861 134.8% LN trước thuế 10,025 9,229 (796) 0.0% 13,941 4,712 151.1%
(Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính năm 2005 - 2007)
Ở đây ta xem xét chủ yếu tổng thể hoạt động tín dụng. chi tiết hoạt động cho vay sẽ được xem xét và phân tích tại mục 2.2. Cũng như một số hoạt động khác năm 2006 hoạt động tín dụng có sự tăng trưởng tốt nhất và đến năm 2007 hoạt động này tuy có tăng trưởng tốt nhưng không được như năm 2006 là do trong năm 2006 chi nhánh tập trung cho vay được lượng vốn lớn vào việc đóng tầu xuất khẩu của một số doanh nghiệp gia tăng trong năm đó. Nhìn chung, hoạt động cho vay của chi nhánh liên tục tăng trưởng với tốc độ tối thiểu 30%/năm là tốc độ trung bình trong giai đoạn vừa qua so với nhiều NHTM khác.
2.1.2.3. Các hoạt động khác
- Thanh toán quốc tế: là một chi nhánh, do đó hoạt động thanh toán quốc tế thông qua Hội sở. Chi nhánh chỉ tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và đề xuất Hội sở mở L/C. Trong một số năm qua hoạt động này của chi nhánh tăng khá mạnh, do mở ra hướng xuất khẩu tầu biển sang nước ngoài của các khách hàng là doanh nghiệp đóng tầu trên địa bàn thuộc Vinashin và doanh nghiệp Quân đội. Cụ thể:
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế (ĐVT: 1.000.000 USD)
Chỉ tiêu
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Giá trị Giá trị 2006- 2005 2006/ 2005 Giá trị 2007- 2006 2007/ 2006 Giá trị L/C 9.838 23.740 13.902 241,3% 26.000 2.260 109,5% Số lượng L/C 53 98 45 184,9% 102 4 104,1%
(Nguồn số liệu: Sao kê ngoại bảng năm 2005 - 2007)
Hoạt động mở LC của chi nhánh đều tăng trưởng qua các năm, đặc biệt là năm 2006 có sự tăng trưởng vượt bậc là do các doanh nghiệp như đóng tầu Hồng Hà thực hiện lần đầu tiên đóng mới 04 con tầu xuất khẩu sang Hà Lan với tổng trị giá 12.320 nghìn EUR và phải nhập khẩu máy tầu, nguyên liệu
trang thiết bị theo chỉ định của Nhà nhập khẩu làm cho giá trị LC mở của chi nhánh tăng đột biến, bên cạnh đó hoạt động mở LC và thanh toán của Công ty đóng tầu Bạch đằng được mở rộng sang đóng loạt tầu có trọng tải 22.500 tấn cho Tổng Cty Vinalines cũng góp phần làm tăng giá trị LC tại chi nhánh. Sang năm 2007, về cơ bản số lượng khách hàng mở LC cũng không có tăng mới, chủ yếu dựa trên sự mở rộng giá trị mở của các khách hàng trên, lên tổng giá trị LC mở tăng thêm lên không đáng kể cả về giá trị và số lượng LC.