Nhận xét về trình tự kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền

Một phần của tài liệu Kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm Toán và Tư Vấn Chuẩn Việt thực hiện (Trang 83)

Niên độ khách hàng: 31/12/2013 tham chiếu:

3.2.Nhận xét về trình tự kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền

Qua quá trình tìm hiểu kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền do Công ty Vietvalues thực hiện. Em nhận thấy công ty không tiếp cận kiểm toán theo từng chu trình mà công ty thực hiện cách tiếp cận kiểm toán theo từng khoản mục liên quan đến Chu trình. Dựa trên các chương trình kiểm toán cho từng tài khoản đã được thiết kế trước, các chương trình kiểm toán này được đặt vào các chỉ mục hồ sơ tương ứng với từng tài khoản. Việc thiết kế phương pháp tiếp cận kiểm toán dựa

trên các chuẩn mực đạo đức và chuẩn mực nghề nghiệp của kiểm toán viên. Qua đó em có nhận xét như sau:

- Giai đoạn chấp nhận kiểm toán:

Công ty Vietvalues có mạng lưới khách hàng khá rộng lớn, thuộc các loại hình doanh nghiệp khác nhau. Với tiềm năng của mình công ty cũng xác định được đối tượng khách hàng của mình. Trong giai đoạn lập kế hoạch công ty đã thiết lập được một phương pháp đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán khá hoàn chỉnh đối với các khách hàng mới và khách hàng cũ. Đối với Vietvalues việc duy trì một khách hàng cũ là điều quan trọng nhưng việc tìm kiếm một khách hàng mới cũng là điều hết sức cần thiết. Chính vì vậy, đòi hỏi công ty phải thực hiện nghiêm túc các thủ tục trong việc lựa chọn khách hàng phù hợp.

- Giai đoạn kiểm toán giữa kỳ:

Công ty Vietvalues đã thiết kế một chương trình kiểm toán chi tiết phù hợp với từng khách hàng trong kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền, kết hợp với sự hỗ trợ của phần mềm kiểm toán đã giúp kiểm toán thực hiện tốt hơn các thủ tục đánh giá rủi ro. Việc đánh giá rủi ro kiểm soát được Vietvalues thực hiện khá hoàn chỉnh từ việc thu thập thông tin cơ sở về khách hàng đến việc áp dụng các thử nghiệm kiểm soát đến đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ từ đó đánh giá một mức rủi ro kiểm soát. Đặc biệt việc áp dụng “ma trận đánh giá rủi ro phát triển” trong đánh giá rủi ro kiểm soát, rủi ro tiềm tàng trong mối quan hệ với rủi ro phát hiện. Chính điều này đã giúp công ty tiết kiệm được chi phí kiểm toán bằng cách giảm tối thiếu các thử nghiệm cơ bản, đồng thời cũng giúp cho kiểm toán viên có được cái nhìn tổng thể về các bước công việc cần thực hiện kiểm toán và làm cho công tác soát xét chất lượng kiểm toán trở lên dễ dàng hơn.

- Giai đoạn kiểm toán cuối kỳ:

Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán công ty đã xem xét tất cả các khả năng có thể làm ảnh hưởng hoặc thay đổi tới kết quả kiểm toán hay những bằng chứng kiểm toán thu được trong giai đoạn kiểm toán giữa kỳ trước khi phát hành thư quản lý và báo cáo kiểm toán.

- Giai đoạn lập báo cáo kiểm toán và soát xét chất lượng:

Ngay từ đầu công ty đã có những đánh giá về kiểm soát chất lượng trong giai đoạn lập kế hoạch trong việc đánh giá khả năng chấp nhận khách hàng nhằm đảm bảo cung cấp cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất. Việc soát xét chất lượng

của quy trình kiểm toán cũng như soát xét chất lượng của báo cáo kiểm toán được lập là rất cần thiết do một thành viên của Ban Giám đốc thực hiện, người này chuyên về soát xét về hệ thống kiểm soát nội bộ. Bởi vì có hệ thống kiểm soát nội bộ tốt thì công việc thực hiện mới có hiệu quả, các công việc sẽ không bị trùng chéo lên nhau, tránh được những rủi ro kinh doanh do chất lượng không đảm bảo.

Một phần của tài liệu Kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm Toán và Tư Vấn Chuẩn Việt thực hiện (Trang 83)