Đối với công ty B:

Một phần của tài liệu Kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm Toán và Tư Vấn Chuẩn Việt thực hiện (Trang 68)

Niên độ khách hàng: 31/12/2013 tham chiếu:

2.3.2Đối với công ty B:

a) Thực hiện thử nghiệm cơ bản đối với nghiệp vụ bán hàng

Thực hiện thủ tục phân tích

Thủ tục phân tích mà kiểm toán viên áp dụng đối với doanh thu bán hàng của công ty B sẽ phân chia doanh thu thành các loại: doanh thu bán lẻ, doanh thu bán buôn, doanh thu bán đại lý, doanh thu hàng nhập khẩu. Kiểm toán viên so sánh doanh thu của từng loại giữa các tháng với nhau đồng thời so sánh doanh thu của năm nay so với năm trước để xem xét xu hướng biến động. Thực hiện thủ tục phân tích được thực hiện giống như công ty A. Qua phân tích kiểm toán viên thấy rằng doanh thu giữa các tháng có sự chênh lệch không đáng kể theo chiều hướng tăng dần. Được cụ thể qua giấy tờ làm việc của kiểm toán viên:

Bảng 2.14: Thủ tục phân tích doanh thu của công ty B

Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn Chuẩn Việt

Tên khách hàng: Công ty B Tham chiếu: 8100 Niên độ kế toán: 31/12/2013 Người thực hiện: NHH Khoản mục: Doanh thu Ngày thực hiên: 30/03/2014 Bước công việc: Phân tích doanh thu

Doanh thu % Doanh thu % Doanh thu % Bán lẻ 300.125.648 100 342.565.213 114 389.123.456 114 Bán buôn 612.635.243 100 635.753.256 104 823.523.635 130 Đại lý 523.452.231 100 632.152.423 121 723.125.562 114 Xuất khẩu 881.805.878 100 944.854.354 107 1.299.790.587 138 Tổng cộng 2.318.019.000 100 2.555.325.246 110 3.235.563.240 127

Lấy doanh thu năm 2011 làm chuẩn so với năm 2012 và lấy năm 2012 làm chuẩn so với năm 2013.Qua bảng số liệu ta thấy doanh thu của công ty XYZ tăng đều qua các năm, cụ thể là năm 2012 tăng 10% so với năm 2011, năm 2013tăng 27% so với năm 2012. Doanh thu tăng đều qua các năm cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty B là có hiệu quả. Tuy nhiên, do tính thận trọng nghề nghiệp của mình kiểm toán viên tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến sự tăng doanh thu này là do doanh nghiệp tăng chí phí quảng cảo, áp dụng công nghệ khoa học tiên tiến vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm...

Đối chiếu sổ sách

Kiểm toán viên tiến hành đối chiếu số liệu sổ sách giữa Sổ chi tiết, Nhật ký bán hàng, sổ cái, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh với nhau, kiểm toán viên thực hiện cộng lại sổ sách và xem xét việc chuyển sổ. Kết quả được thể hiện qua giấy tờ làm việc của kiểm toán viên:

Bảng 2.15: Kiểm tra chi tiết doanh thu

Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn Chuẩn Việt Tên khách hàng: Công ty B

Khoản mục: Doanh thu Người thực hiện: NHH Bước công việc: Đối chiếu sổ sách Ngày thực hiện: 02/04/2014 Doanh thu - Số liệu trên báo cáo phát sinh: 3.456.521.231 - Số liệu trên sổ cái : 3.456.521.231

- Số liệu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ngày 31/12/2005 là: 3.456.521.231

Kết luận: Không có sai sót

Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết

Rủi ro kiểm soát được đánh giá ở trên là mức trung bình còn đánh giá về tính trọng yếu cũng giống như công ty A. Các khoản mục có giá trị chiếm 0,4 đến 0,8% tổng doanh thu được coi là trọng yếu. Thủ tục kiểm tra chi tiết đối với doanh thu bao gồm trắc nghiệm về tính hợp lý và tính đúng kỳ của doanh thu. Kiểm toán viên tiến hành đối chiếu giữa sổ nhật ký bán hàng, sổ chi tiết bán hàng với Sổ cái , giữa bảng kê khai nộp thuế với bảng tổng hợp doanh thu để xem xét sự khớp đúng giữa chúng. Kiểm toán viên phát hiện không có chênh lệch nào. Tuy nhiên khi kiểm tra chi tiết các khoản chiết khấu thương mại kiểm toán viên phát hiện ra một bút toán hạch toán sai giá trị. Dựa vào chính sách chiết khấu thương mại của công ty khi khách hàng mua hàng với số lượng lên tới 100 tr thì khách hàng sẽ được hưởng một khoản chiết khấu là 1% đối với khách hàng mua một lần thì hạch toán vào doanh thu bán hàng bằng cách ghi giảm doanh thu bán hàng chứ không phải hạch toán vào tài khoản 521. Còn đối với khách hàng mua hàng làm nhiều lần mới đạt tới 100 triệu thì lúc đó lại được hạch toán vào 521 mức 1% chiết khấu đó. Khi đó kiểm toán viên thực hiện bút toán điều chỉnh

Nợ TK 511: 10.000000 Có TK 521: 10.000000

Tuy nhiên doanh thu của công ty B là quá lớn, mức sai phạm này nhỏ hơn giới hạn tối thiểu nên không được coi là trọng yếu.

Cũng giống như công ty A, công ty B có mật độ các nghiệp vụ bán hàng dầy đặc nên việc kiểm tra tất cả các hóa đơn bán hàng là điều không thể vì nó còn liên quan đến phí của cuộc kiểm toán. Do đó, kiểm toán viên phải tiến hành chọn mẫu với số mẫu mang tính đại diện cao. Và cách chọn mẫu cũng giống như công ty A và được thể hiện trên giấy tờ làm việc của kiểm toán viên.

Kiểm toán viên kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu bằng cách chọn 10 hóa đơn chứng từ tại thời điểm trước ngày 31/12/2013. Khi thực hiện xong các thử nghiệm cơ bản đối với nghiệp vụ bán hàng không phát hiện ra các sai phạm có thể ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính. Hay nói một cách khác doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thực sự tồn tại, được phản ánh đầy đủ chính xác trên khía cạnh trọng yếu.

Bảng 2.16: Thủ tục kiểm tra chi tiết doanh thu

Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn Chuẩn Việt

Tên khách hàng: Công ty B Tham chiếu: 8100 Niên độ kế toán: 31/12/2013 Người thực hiện: PTH Khoản mục: Doanh thu Ngày thực hiện: 03/04/2014 Bước công việc: Kiểm tra chi tiết

Chứng từ Nội dung Số tiền a b c d e Số hiệu Ngày tháng 250 03/01/2013 Công ty THHH Đại Long 33.642.693 V V V V V 256 20/02/2013 Công ty TNHH ống thép Hòa Phát 6.317.137.439 V V V V V 750 03/03/2013 Công ty thiết bị điện HASA 194.190.885 V V V V V 1520 31/03/2013 Công ty TNHH Thanh Hà 36.675.040 V V V V V 1678 20/04/2013 Công ty VHS 87.928.000 V V V V V 2531 19/05/2013 Công ty Dệt Chí Nhân 3.630.000 V V V V V 5623 21/06/2013 Công ty Nam Phong Hải Phòng 4.201.900 V V V V V

5852 25/07/2013 Anh Xưng Thụy Khuê

4.740.000 V V V V V

7452 05/12/2013 Anh toàn Tây Hồ

737.990 V V V V V

V V V V V

a: Kiểm tra đối chiếu với hợp đồng đại lý hay phiếu đặt hàng có sự phê duyệt của Giám đốc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b: Kiểm tra đối chiếu các quy định liên quan đến giá bán c: Kiểm tra các thủ tục phê duyệt hóa đơn

d: Kiểm tra tờ khai thuế

e: Kiểm tra việc hạch toán ghi sổ V: Thỏa mãn các điều kiện kiểm tra Kết luận: Không có sai sót

Kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu

Thủ tục kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu cho phép kiểm toán viên đưa ra một sự đảm bảo là kế toán đã ghi chép các nghiệp vụ phát sinh vào đúng kỳ kế toán. Thủ tục kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu chỉ được áp dụng với các nghiệp vụ hơn là các số dư và số mẫu được chọn thường được chọn vào ngày trước và sau ngày kết thúc niên độ. Thủ tục này rất quan trọng trong quá trình kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền đặc biệt là các nghiệp vụ ghi nhận doanh thu và nghiệp vụ trả tiền. Các nghiệp vụ thường hay vi phạm tính đúng kỳ là nghiệp vụ bán hàng trả lại và nghiệp vụ lập dự phòng phải thu khó đòi vì các nghiệp vụ này được ghi chép khi hàng thực sự về nhập kho và các khoản nợ thực sự là không đòi được và đủ điều kiện bị xóa sổ.

Bảng 2.17: Kết quả kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu

Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn Chuẩn Việt Tên khách hàng: Công ty B

Niên độ khách hàng: 31/12/2013 Tham chiếu: 8100 Khoản mục: Doanh thu Người thực hiện: NHH Bước công việc: Kiểm tra tính đúng kỳ Ngày thực hiện: 04/04/2014

Số hiệu

Nội dung Số tiền Ghi

chú Chứng từ Ngày tháng 1284 25/12/2013 Công ty dệt 19/5 9.000.000 V 1263 25/12/2013 Công ty Nam á TPHCM 4.017.079 V 1563 26/12/2013 Công ty Giầy Thăng Long 3.415.195 V 1653 31/12/2013 Công ty Giầy may 32 4.033.000 V 01 01/01/2013 Công ty công nghệ phẩm

Thanh Hóa

7.400.000 X

03 02/01/2013 Công ty dệt lụa Nam Định 5.192.000 V 06 03/01/2013 Công ty Dệt Chí Nhân 3.630.000 V 09 06/01/2013 Công ty TNHH SABA 5.372.701 V 10 06/01/2013 Công ty TNHH Thuận Quốc 94.453.000 V

V: Kết quả ghi nhận doanh thu đúng kỳ X: Hạch toán sai kỳ

Như vậy, qua kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu kiểm toán viên phát hiện ra một khách hàng đã bị hạch toán sai kỳ kế toán đó là khách hàng Công ty công nghệ phẩm Thanh Hóa với số tiền là 7.400.000 đồng. Tuy nhiên mức giá trị không được coi là trọng yếu nên kiểm toán viên đưa ra bút toán điều chỉnh thể hiện qua giấy tờ làm việc của kiểm toán viên.

Bảng 2.18: Tổng hợp doanh thu tại công ty B

Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn Chuẩn Việt

Tên khách hàng: Công ty B Tham chiếu: 8100 Niên độ khách hàng: 31/12/2013 Người thực hiện: NHH Khoản mục: Doanh thu Ngày thực hiện: 06/04/2014 Bước công việc: Tổng hợp nhận xét

Bút toán điều chỉnh:

Lý do vi phạm tính đúng giá và phân loại và trình bày Nợ TK 511: 10.000.000

Có TK 521: 10.000.000

Lý do hạch toán sai niên độ kế toán Nợ TK 511 (Năm 2006): 7.400.000 Có TK 511 (Năm 2005): 7.400.000 Nhận xét:

Hàng tháng công ty đều có đối chiếu giữa Sổ chi tiết và Sổ tổng hợp, lập hóa đơn, chứng từ, lưu giữ khoa học, đầy đủ thuận lợi cho công tác thanh tra kiểm tra. Tuy nhiên việc ghi sổ doanh th chưa được làm đầy đủ, kịp thời, chính xác.

b) Thử nghiệm đối với khoản phải thu khách hàng

Tương tự như công ty A, kiểm toán viên sẽ thực hiện phép so sánh giữa số dư các khoản phải thu năm trước và năm nay. Kiểm toán viên kiểm tra hợp đồng giữa khách hàng và công ty B, kiểm toán viên phát hiện ra thời hạn tín dụng thường là 30 ngày. Kiểm toán viên tính toán lại số ngày quay vòng của các khoản phải thu trong năm 2005 là 30 ngày chênh lệch so với năm 2004 là không quá lớn vì vậy nó hợp lý và phù hợp với phân tích của kiểm toán viên.

Kiểm toán viên tiến hành đối chiếu sổ sách thấy khớp đúng giữa các sổ. Kiểm toán viên gửi thư xác nhận cho 7 khách hàng đều nhận được thư trả lời là đồng ý với số dư Nợ trên sổ sách. Duy chỉ có một khoản phải thu của công ty TNHH Thuận Quốc là chênh lệch một khoản là: 4.722.650 đồng. Nguyên nhân là

do kế toán tính sai thuế Giá trị gia tăng là 10% thay vì là 5%, tuy nhiên khoản chênh lệch này là nhỏ nên kiểm toán viên không đưa ra bút toán điều chỉnh. Kiểm toán viên kết luận rằng không tồn tại sai phạm trọng yếu đối với các khoản phải thu khách hàng của công ty B.

Bảng 2.19: Danh sách gửi thư xác nhận tại công ty B

Khách hàng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số dư tại ngày 31 tháng 12 năm 2013

Chênh lệch Theo Sổ Cái Theo xác nhận

Công ty Nam á TPHCM 4.418.787 4.418.787 - Công ty giầy Thăng Long 3.756.715 3.756.715 - Công ty Dệt lụa Nam Định 5.711.200 5.711.200 - Công ty Dệt Chí Nhân 3.993.000 3.993.000 -

Công ty TNHH Thuận Quốc 103.898.300 99.175.650 4.722.650 Công ty Nam Phong Hải Phòng 5.236.236 5.236.263 -

Công ty TNHH Đại Long 8.635.241 8.635.241 -

Thư xác nhận thường được gửi đi vào thời gian thực hiện kiểm toán giữa kỳ hoặc khi bắt đầu kiểm toán cuối kỳ nhằm đảm bảo nhận được thư trả lời của khách hàng trước khi kết thúc cuộc kiểm toán.

Bảng 2.20: Mẫu thư xác định dạng khẳng định

Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn Chuẩn Việt Thư xác nhận các khoản phải thu - lần 1

Kính gửi: ...

Để nhằm tạo điều kiện cho việc kiểm toán hàng năm của công ty B chúng tôi. Đề nghị Quý công ty xác nhận khoản phải thu có số dư ...Quý công ty đang nợ chúng tôi tại ngày 31 tháng 12 năm 2013.

Nếu Quý công ty đồng ý với số dư này, xin hoàn thành phần A của thư này. Nếu Quý công ty không đồng ý đề nghị hoàn thành phần B và cho biết lý do chênh lệch.

Xin đề nghị gửi về công ty kiểm toán chúng tôi: Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn Chuẩn Việt Trụ sở: 33 Phan Văn Khỏe, P.13, Q.5, Tp.HCM ——————————————

Giám đốc công ty B

Tên công ty xác nhận:

Chúng tôi đã đối chiếu với sổ sách kế toán và nhận thấy:

Phần A - Số dư ... tại ngày 31 tháng 12 năm 2013 là đúng với sổ sách của chúng tôi.

Phần B - Số dư nợ tại ngày 31 tháng 12 năm 2013 trên sổ của chúng tôi là ...và chênh lệch là do ... ...

——————————— Giám đốc công ty xác nhận

Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ xóa sổ phải thu khó đòi

Vì thời hạn tín dụng là 30 ngày, cũng giống như công ty A công ty có một chính sách bán chịu rất khắt khe. Trong năm tài chính vừa qua chưa có khách hàng nào của công ty không thanh toán đúng hạn nên nghiệp vụ khóa sổ phải thu khó đòi là không xảy ra đối với công ty B.

c) Thực hiện thử nghiệm cơ bản đối với tiền mặt và tiền gửi

Việc thực hiện các thử nghiệm này cũng giống như công ty A kiểm toán viên kết luận rằng các khoản tiền mặt và tiền gửi của công ty B đều được phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu.

Như vậy, khi thực hiện xong kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền tại công ty B kiểm toán viên kết luận không có sai phạm trọng yếu đối với chu trình bán hàng và thu tiền.

Kết thúc kiểm toán:

Sau khi trao đổi với ban Giám đốc của đơn vị kiểm toán viên sẽ phát hành thư quản lý và Báo cáo kiểm toán được thực hiện cho năm tài chính 2013 của công ty B như sau:

Bảng 2.21: Báo Cáo kiểm toán (trích yếu)

Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn Chuẩn Việt

Báo cáo kiểm toán

Số : .../2014/CHUANVIET

Chúng tôi đã kiểm toán báo cáo tài chính của công ty bao gồm bảng cân đối kế toán tại ngày 31 tháng 12 năm 2013. Báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính tương ứng cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2013. Việc lập và trình bày báo cáo tài chính là trách nhiệm của Ban Giám đốc công ty. Trách nhiệm của chúng tôi là đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính trên cơ sở kết quả kiểm toán của chúng tôi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

...

Theo ý kiến của chúng tôi, báo cáo tài chính đi kèm đã phản ánh trung thực và hợp lý trên mọi khía cạnh trọng yếu về tình hình tài chính của công ty B tại ngày 31 tháng 12 năm 2013.Tình hình kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2013 được lập ngày 25 tháng 2 năm 2014 phù hợp với các Chuẩn mực và hệ thống kế toán hiện hành.

Trên đây là minh họa toàn bộ quy trình kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền tại hai khách hàng công ty A và công ty B do Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn Chuẩn Việt thực hiện.

Một phần của tài liệu Kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm Toán và Tư Vấn Chuẩn Việt thực hiện (Trang 68)