Bài học kinh nghiệm từ việc nghiên cứu kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền tại Công ty TNHH Kiểm Toán Và Tư Vấn Chuẩn Việt

Một phần của tài liệu Kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm Toán và Tư Vấn Chuẩn Việt thực hiện (Trang 81)

Niên độ khách hàng: 31/12/2013 tham chiếu:

3.1.2.Bài học kinh nghiệm từ việc nghiên cứu kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền tại Công ty TNHH Kiểm Toán Và Tư Vấn Chuẩn Việt

hàng và thu tiền tại Công ty TNHH Kiểm Toán Và Tư Vấn Chuẩn Việt

Bài học về đánh giá rủi ro:

Việc phân tích, đánh giá rủi ro đặc biệt quan trọng trong kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền vì đây là chu trình quan trọng nhất, chu trình đánh giá toàn bộ kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng nên rủi ro ở chu trình này là rất lớn.

Trong phương pháp kiểm toán của mình, kiểm toán viên luôn luôn quan tâm đến việc đánh giá rủi ro và dựa vào mức độ đánh giá rủi ro để thực hiện kiểm toán. Kiểm toán viên sẽ tiến hành phân tích rủi ro theo 2 hướng đó là: rủi ro kinh doanh chiến lược và rủi ro của các nhóm nghiệp vụ trọng yếu.

Rủi ro kinh doanh chiến lược bao gồm các yếu tố như chính trị, xã hội và các nhân tố bên ngoài mà có ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng được kiểm toán và bao gồm các yếu tố nội lực bên trong của khách hàng được kiểm toán như: các chiến lược, mục tiêu, chính sách của chính đơn vị khách hàng có thể ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ, các chính sách này có thể không được thực hiện tốt do trình độ yếu kém của nhân viên có thể dẫn đến những sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính.

Rủi ro các nghiệp vụ chủ yếu: Được kiểm toán viên xác định qua việc kiểm tra các quy trình nghiệp vụ chủ yếu của khách hàng, được sử dụng để đánh giá rủi ro tiềm ẩn và kiểm soát các rủi ro trọng yếu trong Chu trình này cũng như các kiểm soát hiện có để khắc phục rủi ro đó. Đánh giá rủi ro của các nhóm nghiệp vụ chủ yếu có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thu thập các bằng chứng liên quan trực tiếp đến chu trình bán hàng và thu tiền.

Ngay từ đầu khi tìm hiểu khách hàng Vietvalues đã thực hiện quá trình tìm hiểu rủi ro kinh doanh chiến lược và rủi ro các nhóm nghiệp vụ chủ yếu. Và trong suốt quá trình thực hiện kiểm toán kiểm toán viên liên tục đánh giá lại rủi ro trên để đảm bảo tính hiệu quả cho cuộc kiểm toán cũng như tiết kiệm chi phí đồng thời nhằm phát hiện một cách kịp thời những vấn đề mới mà trong quá trình tìm hiểu khách hàng ở giai đoạn đầu kiểm toán viên chưa phát hiện được, cuối cùng đưa ra những điều chỉnh kịp thời trong việc thực hiện các thủ tục kiểm toán.

Phương pháp kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền nói chung, phương pháp đánh giá rủi ro nói riêng đều được Vietvalues thực hiện thống nhất theo một tiêu chuẩn chung, hướng dẫn kiểm toán viên thu thập đầy đủ các thông tin cần thiết để đưa ra những đánh giá và nhận định đúng đắn. Ngay từ đầu kiểm toán viên đã kết hợp thảo luận với khách hàng cùng với những phân tích đánh giá của mình, kiểm toán viên có thể bao quát được hết các vấn đề trọng yếu cần quan tâm trong quá trình kiểm toán, để đảm bảo cho cuộc kiểm toán từ quá trình lập kế hoạch đến thực hiện các thủ tục kiểm toán và thu thập những bằng chứng hữu hiệu để đưa ra ý kiến kiểm toán.

Bài học về kiểm soát chất lượng kiểm toán

Tại Vietvalues có một Ban Kiểm soát có nhiệm vụ soát xét và kiểm tra đánh giá chất lượng của cuộc kiểm toán. Ban Kiểm soát là những kiểm toán viên có kinh nghiệm lâu năm, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt đảm nhiệm. Kiểm soát chất lượng kiểm toán được thực hiện ngay từ khi chấp nhận khách hàng kiểm toán đến khi kết thúc kiểm toán đưa ra Thư quản lý và Báo cáo kiểm toán. Khi phân công các nhóm kiểm toán, những người có chuyên môn và kinh nghiệm ít hơn đều được giám sát bởi trưởng nhóm kiểm toán những người có chuyên môn và kinh nghiệm nhiều hơn. Trưởng nhóm sẽ kiểm soát giấy tờ làm việc của nhân viên cấp dưới để từ đó kết xuất ra Thư quản lý và Báo cáo kiểm toán. Thư quản lý và Báo cáo kiểm toán trước khi gửi cho khách hàng phải được kiểm tra lại lần đầu tiên bởi Trưởng nhóm kiểm toán, sau đó đến Trưởng phòng kiểm toán và cuối cùng là Phó Giám đốc. Với sự phân công, phân nhiệm rõ ràng phù hợp với năng lực và trình độ của từng nhân viên sẽ giúp cho nhân viên nâng cao được năng lực, sáng tạo, tìm tòi, nâng cao khả năng làm việc theo nhóm để đảm bảo chất lượng của cuộc kiểm toán và thời hạn được giao.

Bài học về việc ghi chép giấy tờ làm việc của kiểm toán viên

tạp và tốn nhiều thời gian. Chính điều này làm cho việc ghi chép giấy tờ làm việc của kiểm toán viên gặp nhiều khó khăn. Việc ghi chép giấy tờ làm việc của kiểm toán viên khoa học, lôgic về các bước thực hiện của mình sẽ giúp cho người kiểm tra có thể thấy rõ kiểm toán viên thực hiện thủ tục đó để làm gì, tham chiếu đến đâu, quá trình thực hiện như thế nào và kết luận ra sao. Tại Vietvalues việc ghi chép giấy tờ làm việc được làm một cách có trình tự và rất dễ dàng trong việc tìm kiếm, tham chiếu đến các vấn đề có liên quan. Việc ghi chép giấy tờ làm việc cẩn thận và dễ hiểu còn giúp cho cuộc kiểm toán năm sau dễ dàng hơn và hiệu quả hơn. Tuy nhiên trong quá trình lưu giữ các tài liệu tham chiếu với giấy tờ làm việc của kiểm toán viên còn có tình trạng phô tô quá nhiều tài liệu của khách hàng không liên quan đến bước công việc đó, hoặc có liên quan nhưng là không cần thiết.

Bài học về thiết kế chương trình kiểm toán

Các kiểm toán viên tại công ty Vietvalues bám sát các mục tiêu kiểm toán đã lập trước khi bắt đầu thiết kế chương trình kiểm toán, các mục tiêu kiểm toán đều được lập riêng cho từng khoản mục trên báo cáo tài chính với mục đích thu thập bằng chứng cho từng mục tiêu cụ thể. Việc thiết kế chương trình kiểm toán theo hướng cụ thể hóa các thủ tục kiểm toán đáp ứng từng cơ sở dẫn liệu bị ảnh hưởng bởi sai sót tương ứng với từng rủi ro được xác định giúp cho kiểm toán viên dễ dàng tiếp cận các phương pháp kiểm toán để hạn chế những rủi ro tương ứng.

Đối với kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền tại hai khách hàng, các thủ tục kiểm toán được các kiểm toán viên thiết kế chi tiết nhằm thu thập đầy đủ các bằng chứng hợp lý cho các mục tiêu cụ thể của Chu trình. Kiểm toán viên sau khi đã có những hiểu biết đầy đủ về hoạt động của Chu trình, xác định rủi ro tiềm tàng, áp dụng các thủ tục kiểm soát, đánh giá sơ bộ về rủi ro của các sai phạm trọng yếu của các khoản mục trong Chu trình, nên các thủ tục kiểm toán được thiết kế phù hợp nhằm thu thập các bằng chứng hữu hiệu phục vụ cho việc đưa ra kết luận kiểm toán.

Một phần của tài liệu Kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm Toán và Tư Vấn Chuẩn Việt thực hiện (Trang 81)