Kết thúc kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền trong kiểm toán BCTC

Một phần của tài liệu Kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm Toán và Tư Vấn Chuẩn Việt thực hiện (Trang 40)

c. Đối với nghiệp vụ thu tiền

1.2.3. Kết thúc kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền trong kiểm toán BCTC

BCTC

Kết thúc kiểm toán là giai đoạn cuối cùng của quy trình kiểm toán, có vai trò quan trọng do đây là giai đoạn KTV phải tổng hợp các công việc đã thực hiện để đưa ra ý kiến của mình về BCTC được kiểm toán nói chung và phần hành bán hàng – thu tiền nói riêng. Trước khi đưa ra ý kiến của mình, KTV cần xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ. Đối với chu trình bán hàng – thu tiền, thường có hai loại sự kiện như sau:

• Sự kiện cần điều chỉnh do ảnh hưởng trực tiếp đến BCTC: khách hàng mất khả năng thanh toán, do vậy ảnh hưởng đến khoản mục phải thu khách hàng và khoản mục dự phòng nợ phải thu khó đòi.

• Sự kiện không ảnh hưởng trực tiếp tới BCTC do vậy không cần phải điều chỉnh nhưng phải công khai trên thuyết minh BCTC.: phát hành thêm cổ phiếu...

Trong giai đoạn này, KTV phải áp dụng thủ tục phân tích để có kết luận tổng quát về sự phù hợp trên các khía cạnh trọng yếu của BCTC với những hiểu biết của mình về tình hình kinh doanh của đơn vị. Quy trình phân tích giúp KTV khẳng định lại những kết luận có được trong suốt quá trình kiểm tra các tài khoản hoặc khoản mục trên BCTC. Trên cơ sở đó giúp KTV đưa ra kết luận tổng quát về tính trung thực, hợp lý, của toàn bộ BCTC. Tuy nhiên, quá trình phân tích cùng chỉ ra những điểm yêu cầu KTV phải thực hiện công việc kiểm toán bổ sung.

Tổng hợp tất cả các công việc đã thực hiện, KTV chỉ ra những sai phạm trọng yếu (nếu có) mà KTV đã phát hiện ra trong quá trình kiểm toán và yêu cầu đơn vị điều chỉnh. Nếu đơn vị đồng ý điều chỉnh theo yêu cầu của KTV thì KTV đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần về BCTC. Ngược lại, nếu đơn vị không đồng ý điều chỉnh thì KTV sẽ dựa trên mức độ trọng yếu của sai phạm để cân nhắc đưa ra ý

kiến phù hợp.

Công việc cuối cùng KTV cần thực hiện đó là lập báo cáo kiểm toán và thư quản lý. Theo CMKT Việt Nam số 700, Báo cáo kiểm toán về BCTC, “Báo cáo kiểm toán là loại báo cáo bằng văn bản do KTV và công ty kiểm toán lập và công bố để nêu rõ ý kiến chính thức của mình về BCTC của một đơn vị đã được kiểm toán. Báo cáo kiểm toán phải được trình bày nhất quán về hình thức và kết cấu để người đọc hiểu thống nhất và dễ nhận biết khi có tình huống bất thường xảy ra.”

Như vậy, có thể nói báo cáo kiểm toán là sản phẩm cuối cùng của cuộc kiểm toán. Báo cáo cần phải có các yếu tố cơ bản sau: Tên và địa chỉ công ty kiểm toán; Số hiệu báo cáo kiểm toán về BCTC; Tiêu đề báo cáo kiểm toán về BCTC; Người nhận báo cáo kiểm toán về BCTC; Mở đầu của báo cáo kiểm toán về BCTC; Phạm vi và căn cứ thực hiện cuộc kiểm toán; Ý kiến của KTV và công ty kiểm toán về BCTC đã được kiểm toán; Địa điểm và thời gian lập báo cáo kiểm toán về BCTC; Chữ ký và đóng dấu.

Ý kiến KTV đưa ra trong báo cáo kiểm toán có thể là một trong bốn loại ý kiến sau đây tùy thuộc vào két quả kiểm toán của KTV:

• Ý kiến chấp nhận toàn phần • Ý kiến chấp nhận từng phần

• Ý kiến từ chối

• Ý kiến không chấp nhận

Kết thúc kiểm toán, trách nhiệm của KTV là phải đưa ra báo cáo kiểm toán. Ngoài ra, theo yêu cầu của đơn vị kiểm toán, KTV còn lưu hành thư quản lý nhằm giúp DN ngày càng hoàn thiện hệ thống kế toán và hệ thống KSNB.

Một phần của tài liệu Kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm Toán và Tư Vấn Chuẩn Việt thực hiện (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w