2.2.1.1. Giới thiệu chung về công ty
- Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG ĐIỆN 1[13] - Trụ sở văn phòng: Km9+200 đường Nguyễn Trãi - phường Thanh Xuân Nam - quận Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
- Tổng số cán bộ công nhân viên: trên 1.500 người, trong đó: trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ hơn 65%.
- Ngành nghề kinh doanh: Hoạt động chính là tư vấn các dịch vụ kỹ thuật và xây dựng các công trình điện, thuỷ lợi, công trình công nghiệp dân dụng, xây lắp và đầu tư nguồn điện.
- Tổ chức bộ máy của Công ty gồm: Công ty mẹ có 25 đơn vịquản lý, tư vấn khảo sát - thiết kế và 4 Công ty TNHH MTV do Công ty sở hữu 100% vốn điều lệ.
2.2.1.2. Phân tích mô hình quản lý
Mô hình quản lý chất lượng của Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 1 là mô hình quản lý tương đối phổ biến tại các Tổng công ty tư vấn hay các công ty tư vấn thuộc các bộ như Bộ giao thông vận tải, Bộ xây dựng, Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn. Trong mô hình quản lý này tồn tại quan hệ trực tuyến từ trên xuống dưới, tuyến quyền lực trong doanh nghiệp là đường thẳng, mỗi cấp dưới chỉ chịu sự quản lý của một cấp trên duy nhất. Bên cạnh đó, người ta tổ chức ra các bộ phận chức năng để giúp người quản lý cấp cao đưa ra các quyết định đúng đắn để đảm
34
bảo quản lý được tốt nhất chất lượng các kế hoạch hay chương trình thực hiện đã được đề ra. Những bộ phận này không trực tiếp ra quyết định xuống các bộ phận trực thuộc mà chỉ làm nhiệm vụ tham mưu cho nhà quản lý cấp cao trong việc ban hành và thực hiện các quy trình, quy định đảm bảo chất lượng thuộc phạm vi chuyên môn ngành. Trong một số trường hợp nếu nhận được sự ủy quyền của người lãnh đạo cấp cao thì các bộ phận chức năng này có thể trực tiếp đưa ra các quyết định cụ thể có lợi, đúng qui định liên quan đến chất lượng của các công trình đang thực hiện . Mô hình quản lý chất lượng của Công ty kết hợp đồng thời quản lý theo chiều dọc và chiều ngang, tạo cho cơ cấu quản lý không bị vướng mắc, chồng chéo, cản trở lẫn nhau, tạo được mối quan hệ gắn bó của các thành phần trong tổ chức. Mô hình quản lý của Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 1 được chú thích như sau:
Hình 2.3: Mô hình quản lý công ty Cổ phần tư vấn xây dựng điện 1
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN TỔNG GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT CÁC PHÒNG QUẢN LÝ CÁC ĐƠN VỊ KỸ THUẬT, KHẢO SÁT, THÍ NGHIỆM CÁC ĐƠN VỊ THIẾT KẾ ĐƯỜNG DÂY, TRẠM VÀ VIỄN THỐNG CÁC ĐƠN VỊ THIẾT KẾ NHIỆT ĐIỆN VÀ ĐIỆN NGUYÊN TỬ CÁC ĐƠN VỊ THIẾT KẾ THUỶ ĐIỆN BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN THUỶ ĐIỆN SÔNG BUNG 5 CHI NHÁNH CÔNG TY CÁC CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
35
a) Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, quyết định các vấn đề lớn về tổ chức hoạt động, sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển… của Công ty theo quy định của Điều lệ. Đại hội đồng cổ đông bầu ra Hội đồng Quản trịvà Ban Kiểm soát là cơ quan thay mặt Đại hội đồng cổ đông quản lý Công ty giữa hai kỳ đại hội.
b) Hội đồng quản trị: Hoạt động kinh doanh và các công việc của Công ty
phải chịu sự quản lý hoặc chỉ đạo thực hiện của Hội đồng Quản trị, Hội đồng Quản trị là cơ quan có đầy đủ quyền hạn theo quy định của Pháp luật và Điều lệ công ty để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty, trừ những thẩm quyền về Đại hội đồng cổ đông.
c) Ban kiểm soát: Ban kiểm soát là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty.
d) Ban Tổng Giám đốc: Ban Tổng Giám đốc bao gồm Tổng Giám đốc và các
Phó Tổng Giám đốc. Tổng Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty, điều hành hoạt động của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Giúp việc cho Tổng Giám đốc là các Phó Tổng Giám đốc do Hội đồng Quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm. Phó Tổng Giảm đốc là người giúp cho Tổng Giám đốc điều hành Công ty theo phân công và ủy quyền của Tổng Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về các nhiệm vụ được phân công và giao quyền. Công ty hiện có 3 Phó Tổng Giám đốc, 1 phụ trách về thủy điện, 1 phụ trách về đường dây tải điện và 1 phụ trách về khảo sát.
e) Các phòng chức năng
- Văn phòng công ty: là bộ phận tham mưu của lãnh đạo Công ty thực hiện nhiệm vụ quản lý các lĩnh vực công tác hành chính, quản trị, thi đua khen thưởng, y tế, phục vụ, bảo vệ cơ quan Công ty; công tác quản lý phương tiện giao thông và văn phòng phẩm
- Phòng Kinh tế- Kế hoạch: có chức năng giúp Giám đốc chỉ đạo, quản lý điều hành công tác kế hoạch, thống kê về hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư xây dựng; kinh doanh điện năng và dịch vụ khách hàng; xúc tiến đầu tư và theo dõi các dự án đầu tư xây dựng; công tác đấu thầu.
36
- Phòng Tổ chức cán bộ lao động: có chức năng giúp Giám đốc chỉ đạo quản trị, đào tạo nhân sự; quản lý lao động, công tác tiền lương, chế độ và chính sách đối với người lao động; thanh tra, bảo vệ, pháp chế; thi đua, tuyên truyền; công tác kỹ thuật an toàn, bảo hộ lao động.
- Phòng Kỹ thuật: có chức năng tham mưu giúp Giám đốc chỉ đạo, quản lý điều hành công tác quản lý chất lượng; kỹ thuật công nghệ; công tác sáng kiến; cải tiến kỹ thuật, thư viện và lưu trữ kỹ thuật, công tác thông tin và công nghệ tin học.
- Phòng Tài chính – Kế toán: có chức năng tham mưu giúp Giám đốc chỉ đạo, quản lý điều hành công tác kinh tế tài chính và hạch toán kế toán; xúc tiến và quản lý công tác đầu tư tài chính; chi trả lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập hoặc chi trả theo chế độ, chính sách đối với người lao động.
- Phòng Hợp tác quốc tế: thực hiện công tác dịch vụvà hợp tác quốc tế. - Phòng Thị trường: thực hiện các công tác mở rộng và phát triển thị trường của Công ty.
g) Các đơn vị sản xuất thuộc Công ty
+ Các đơn vị kỹ thuật, khảo sát, thí nghiệm - Phòng Kỹ thuật địa hình
- Phòng Kỹ thuật địa chất - Đoàn Khảo sát địa vật lý - Đoàn khảo sát công trình điện - Trung tâm thì nghiệm
+ Các đơn vị thiết kế đường dây, trạm và viễn thông - Phòng Thiết kế đường dây
- Phòng Tư vấn phát triển điện địa phương - Phòng Thiết kế trạm và viễn thông
+ Các đơn vị thiết kế nhiệt điện và điện nguyên tử - Phòng Thiết kế nhiệt điện
- Phòng Tư vấn thiết kế nhiệt điện và điện nguyên tử + Các đơn vị thiết kế thủy điện
37
- Phòng năng lượng và môi trường - Đoàn Thiết kế thủy điện 1
- Đoàn Thiết kế thủy điện 2 + Đoàn Thiết kết hủy điện Sơn La
- Phòng Thiết bị công nghệ nhà máy thủy điện - Đoàn Sơn La
+ Ban Quản lý dự án Thủy điện Sông Bung 5
h) Chi nhánh của Công ty: Xí nghiệp Tư vấn xây dựng Điện 3. k) Các Công ty TNHH một thành viên do Công ty làm chủ sở hữu.
- Công ty TNHH 1 thành viên Khảo sát thiết kế xây dựng điện 1 - Công ty TNHH 1 thành viên Khảo sát xây dựng điện 2
- Công ty TNHH 1 thành viên Khảo sát thiết kế xây dựng điện 4
* Ưu điểm của mô hình quản lý kiểu trực tuyến chức năng mà Công ty đang áp dụng:
- Đạt được tính thống nhất trong mệnh lệnh, dễ dàng quy trách nhiệm khi có sai sót trong công tác quản lý chất lượng và các phát sinh trong quá trình thực hiện các kế hoạch đã đề ra đồng thời có thể khen thưởng kịp thời với người có công, có thành tích tốt.
- Nâng cao vai trò của các bộ phận tham mưu và những quy định quản lý, giảm bớt gánh nặng cho các chủ đầu tư hay người quản lý cấp cao.
- Phản ánh một cách hợp lý các chức năng với các nhiệm vụ được phân định rõ hơn, tuân theo các nguyên tắc chuyên môn hóa ngành nghề, phát huy sức mạnh và khả năng của đội ngũ cán bộ quản lý chất lượng theo từng chức năng, giảm chi phí và rút ngắn thời gian đào tạo, tạo ra các biện pháp chặt chẽ của cấp trên cao nhất nhằm quản lý tốt nhất chất lượng của các mục tiêu và kế hoạch của công ty đã đề ra. Qua đó nâng cao vai trò và uy tín của Công ty
* Nhược điểm của Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 1 đang áp dụng:
- Có nguy cơ do khó khăn của mối quan hệ thừa hành và chức trách: Mối quan hệ giữa các nhân viên trong mô hình quản lý rất phức tạp. Người lãnh đạo cấp
38
cao nhất vẫn chịu trách nhiệm về mọi mặt công việc và toàn quyền trong phạm vi hệ thống, việc truyền lệnh vẫn theo tuyến. Do đó, người lãnh đạo dễ lạm dụng chức quyền, chức trách của mình để tự đề ra các quyết định rồi bắt cấp dưới phải thừa hành mệnh lệnh đôi khi dẫn đến việc thực hiện nhiệm vụ của các nhà quản lý bị ảnh hưởng trong khi thừa hành nhiệm vụ quản lý của mình.
- Số cơ quan chức năng tăng lên dễ làm cho bộ máy cồng kềnh nhiều đầu mối dẫn đến tình trạng quản lý chồng lấn không đảm bảo được chất lượng do không thể quy được trách nhiệm cụ thể cho một bộ phận nào: Do đo đòi hỏi người lãnh đạo phải có trình độ và năng lực cao mới đoàn kết phối hợp giữa hai khối trực tuyến và chức năng.
- Người lãnh đạo dễ xa rời cơ sở: Cấp trên không biết tình hình ở cấp dưới, họ chỉ quan hệ với cấp dưới qua quan hệ điều khiển, thông qua các mệnh lệnh, chỉ thị, thông báo cấp trên gửi cho cấp dưới. Cấp trên và cấp dưới có sự phân cách không tìm được tiếng nói chung khi xảy ra những vấn đề bất cập trong công tác quản lý hay những phát sinh ngoài khả năng của bộ phận chuyên môn.
2.2.2 Mô hình quản lý chất lượng tại Công ty tư vấn và chuyển giao công nghệ
trường Đai học Thuỷ lợi
2.2.2.1. Giới thiệu chung về Công ty
Tên công ty: Công ty tư vấn và chuyển giao công nghệ trường Đai học Thuỷ lợi [12]
Vốn pháp định tại thời điểm thành lập: 6.000 triệu đồng (6 tỷ đồng) Các loại giấy phép hành nghề:
1) Giấy đăng ký kinh doanh số 113105 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà nội cấp ngày 08/9/2000.
2) Giấy cấp phép hoạt động điện lực số 1485/GP-BCNvề lĩnh vực: a. Tư vấn lập dự án đầu tư, thiết kế và đấu thầu
b. Tư vấn giám sát, thi công các công trình nhà máy thủy điện quy mô công suất đến 50MW trên phạm vi toàn quốc.
39
Hình 2.4: Mô hình quản lý Công ty tư vấn và chuyển giao công nghệ trường
Đai học Thuỷ lợi
Lĩnh vực hoạt động của công ty
- Tư vấn đầu tư và xây dựng (quy hoạch, lập dự án đầu tư, khảo sát, thiết kế công trình thủy lợi, thủy điện; thẩm định dự án; kiểm định chất lượng công trình
Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phòng hành chính - Tổng hợp Phòng thẩm định Phòng Tài vụ Xí nghiệp TK 5 Xí nghiệp khảo sát Xí nghiệp TK 4 Xí nghiệp TK 3 Xí nghiệp TK 2 Xí nghiệp TK 1 Trường ĐHTL
40
xây dựng; kiểm tra đánh giá hiện trạng công trình); tư vấn và dịch vụ trong lĩnh vực thủy văn, môi trường;
- Thi công xây lắp công trình thủy lợi, thủy điện, cầu, đường giao thông, công trình kỹ thuật hạ tầng thuộc dự án thủy lợi và hạ tầng cơ sở nông thôn;
- Xây dựng đồng ruộng, đồng muối, nuôi trồng thủy sản bằng các biện pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới, vật liệu mới;
- Khoan phụt xửlí nền công trình đất, giếng giảm áp, thiết kế các công trình cấp thoát nước; tư vấn giám sát xây dựng và tư vấn đấu thầu các công trình xây dựng chuyên dùng;
- Chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học, kỹ thuật mới, công nghệ mới vào công tác thiết kế, thi công và quản lý, khai thác công trình thủy lợi;
- Tham gia nghiên cứu khoa học và thí nghiệm mô hình;
- Tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật theo sự phân công của Nhà trường. Soạn giáo trình giảng dạy, giáo trình đào tạo dự án, đánh giá hiệu quả dự án BME, quản lý vận hành O&M.
- Tư vấn khảo sát thiết kế hoặc thi công các công trình thủy lợi yêu cầu công nghệ cao: Khoan phụt xử lý nền thân công trình đất, giếng giảm áp; thiết kế các công trình cấp thoát nước, các công trình thủy lợi đồng muối và nuôi trồng thủy sản; Tư vấn giám sát xây dựng và tưvấn đấu thầu các công trình chuyên dụng.
2.2.2.2. Phân tích mô hình quản lý của Công ty
Trong mô hình quản lý chất lượng này thì quan hệ trực tuyến từ trên xuống vẫn còn tồn tại nhưng để giúp Ban giám đốc công ty đưa ra các quyết định đúng đắn thì có các bộ phân chức năng giúp việc trong những lĩnh vực quản lý chất lượng, tài chính, kế toán nhân sự…Những bộ phận chức năng này không trực tiếp ra quyết định xuống các bộ phận trực thuộc mà chỉ làm nhiệm vụ tham mưu cho Ban giám đốc trong việc ban hành và thực hiện các quy định thuộc phạm vi chuyên môn, chuyên ngành dể cho công tác quản lý chất lương được đảm bảo. Trong một số trường hợp cụ thể, nếu khi nhận được sự ủy quyền của Giám đốc thì các bộ phận chức năng này có thể trực tiếp đưa ra các quyết định cụ thể có ích cho công tác quản
41
lý chất lượng mà không vi phạm các qui định của luật pháp. Mỗi người trong ban giám đốc sẽ trực tiếp chỉ đạo 1 hoặc 2 xí nghiệp.
* Ưu điểm:
+ Theo mô hình quản lý này, Công ty đã đạt được tính thống nhất trong mệnh lệnh quản lý không bị chồng chéo.
+ Tạo được sự chủ động trong quá trình giải quyết các vấn đề kỹ thuật, thanh quyết toán các công trình, dự án do các xí nghiệp thực hiện.
+ Nâng cao các quy định quản lý.
+ Giảm bớt được gánh nặng cho Giám đốc cũng như quy định trách nhiệm rõ cho từng bộ phận có liên quan đến công tác quản lý chất lượng các công trình đang triển khai.
- Nhược điểm:
+ Chưa kết hợp được các thế mạnh và nguồn nhân lực giỏi trong các xí nghiệp.
+ Không có sự điều phối các dự án, công trình giữa các xí nghiệp dẫn đến tình trạng có xí nghiệp có nhiều dự án thiếu người làm chất lượng không đảm bảo nhưng trong khi đó có xí nghiệp lại không có việc làm.
+ Khi gặp phải công trình phức tạp hay những phát sinh trong quá trình thực hiện không tận dụng được kinh nghiệm và sự đóng góp ý kiến của các kỹ sư giỏi trong các xí nghiệp không nâng cao được chất lượng tối đa công trình khi đưa vào sử dụng.
2.2.3 Mô hình quản lý chất lượng tại Công ty TNHH MTV KTCT thủy lợi Hưng Yên
2.2..3.1. Giới thiệu chung
- Tên công ty: Công ty TNHH MTV KTCT thủy lợi Hưng Yên[11]
- Trụ sở chính: Thành phố Hưng Yên tỉnh Hưng Yên