Việc áp dụng hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 là một vấn đề mới, đòi hỏi phải được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo, cán bộ, công chức phải thực sự am hiểu công việc. Phải xây dựng các qui trình công việc chuyên môn một cách khoa học và phải thực hiện thường xuyên.
Trong các giai đoạn áp dụng hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 thì giai đoạn duy trì và cải tiến là một việc thực hiện khó khăn nhất, cần phải kiên trì, nghiêm túc. Việc áp dụng các qui trình đòi hỏi phải được duy trì thường xuyên và luôn luôn cải tiến để hiệu quả ngày càng tốt hơn. Cứ sau 3 năm Tổ chức lại phải tiến hành đánh giá lại, nếu đạt yêu cầu mới được chứng nhận.
23
Do tính đặc thù và cũng là sự khác biệt giữa doanh nghiệp và cơ quan hành chính nhà nước với một khối lượng văn bản, giấy tờ khổng lồ, nên muốn áp dụng Hệ thống QLCL một cách có hiệu quả, giảm bớt công việc sự vụ, thì các quá trình nhất thiết phải được tự động hoá và ứng dụng công nghệ thông tin phải được gắn kết chặt chẽ với quá trình xây dựng và áp dụng Hệ thống QLCL.
Áp dụng hệ thống QLCL theo TCVN ISO 9001, đòi hỏi mỗi người phải thực hiện nghiêm phương pháp làm việc theo đúng qui trình, do đó trong quá trình thực hiện sẽ không tránh khỏi những vấp váp do thói quen, nề nếp cũ đã tồn tại từ lâu trong phương pháp làm việc của mỗi người. Các tổ chức bước đầu làm quen với hệ thống QLCL theo TCVN ISO 9001, nên vừa áp dụng, vừa bổ sung để hoàn thiện các qui trình.
Để triển khai thành công ISO 9001 ở bất kỳ tổ chức nào, bao giờ cũng đòi hỏi sự cam kết của lãnh đạo. Đây là điều kiện tiên quyết, nếu thiếu điều này thì không thể chứng nhận và duy trì ISO 9001.
1.3. THỰC TRẠNG VIỆC ÁP DỤNG MÔ HÌNH QLCL THEO TCVN ISO9001:2008 TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG VIỆT NAM
Việt Nam đang trong quá trình từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới, là thành viên của ASEAN và tổ chức thương mại thế giới (WTO). Điều đó chứng tỏ Việt Nam đã chấp nhận sự bình đẳng về trình độ quản lý các dự án mà mình quản lý với bên ngoài. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần một tấm giấy chứng nhận cho trình độ quản lý của mình để thu hút được các nguồn vốn bên ngoài đầu tư vào Việt Nam, qua đó nâng cao được chất lượng cuộc sống, đảm bảo các mục tiêu quan trọng để phát triển đất nước. Tấm giấy chứng nhận đó được nhiều nước trên thế giới chấp nhận hiện nay chính là chứng nhận phù hợp ISO9000 và ISO 9001:2008. Nhờ các giấy chứng nhận này, trong giao thương quốc tế đã tạo uy tín cho hệ thống quản lý tin cậy không có sự kiểm tra chất lượng khi đầu tư vốn vào Việt Nam tin tưởng truyệt đối vào trình độ quản lý qua đó rất nhiều thuận lợi giữa Chủ đầu tư và các đơn vị thực hiện
Trên thực tế các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng ISO9000 hơi chậm. Bộ ISO 9000 đã được chấp nhận thành TCVN từ năm 1990, trên thế giới đến năm 1995 đã
24
cấp ra 95476 giấy chứng nhận phù hợp ISO 9000 mà ở Việt Nam vẫn chưa có doanh nghiệp nào được cấp. Trước tình hình đó, năm 1996 Tổng cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng Việt Nam đã pháp động "Thập niên Chất lượng Việt Nam" từ năm 1996-2005. Diễn đàn ISO 9000 lần thứ nhất được tổ chức ngay trong năm 1996 với chủ đề "Chất lượng là con đường để đưa Việt Nam sánh vai cùng các nước ASEAN". Ngày 15/7/1997, diễn đàn ISO 9000 lần thứ hai được tổ chức lần thứ hai với chủ đề "ISO 9000-Hành trang của một doanh nghiệp bước vào thế kỷ 21". Diễn đàn thực sự là một cơ hội để các nhà lãnh đạo, quản lý và các doanh nghiệp gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, những thông tin mới nhất về tình hình áp dụng bộ Tiêu chuẩn ISO9000 ở Việt Nam cũng như trên thế giới.
Có thể nói, trước sức cạnh tranh và đòi hỏi của thị trường, việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn đã trở thành một xu hướng nổi bật trong các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy vậy, để tạo lợi thế kinh doanh và thực sự có những bước đột phá, việc áp dụng này cần có hướng đi mới, giàu sức sáng tạo. Mô hình tích hợp các công cụ quản lý tiên tiến trên nền tảng hệ thống quản lý chất lượng truyền thống và sự hỗ trợ của công nghệ thông tin sẽ trở thành một trong những hướng đi mới, trọng điểm cho sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam. Theo khảo sát năm 2009 về số liệu chứng nhận ISO của Tổ chức Tiêu chuẩn hoá quốc tế - ISO (The ISO Survey of Certifications-2009)[20] công bố đã có ít nhất 1.064.785 chứng chỉ ISO 9001 được cấp tại 178 quốc gia và nền kinh tế. Tính đến cuối tháng 12 năm 2009 đã có ít nhất 1064.785 chứng chỉ ISO 9001 (bao gồm cả phiên bản 2000 và 2008) được cấp tại 178 quốc gia và nền kinh tế, năm 2009 tăng 81.953 chứng chỉ (8%) so với năm 2008 (năm 2008 có 982.832 chứng chỉ tại 176 quốc gia và nền kinh tế). Dưới đây là biểu đồ thể hiện 10 quốc gia có số chứng chỉ ISO 9001 cao nhất:
25
Hình1.1: Biểu đồ các quốc gia có số chứng chỉ ISO 9001 cao nhất
Ngoài các quốc gia và nền kinh tế có số lượng chứng chỉ được cấp nhiều nhất tính đến năm 2009 thì Việt Nam là một trong những nước có số chứng chỉ cấp ít nhất song lại nằm thứ 7 trong 10 nước có số chứng chỉ ISO 9001 được cấp nhiều nhất năm 2009, số liệu được thể hiện dưới biểu đồ sau:
Hình 1.2: Biểu đồ các quốc gia được cấp chứng chỉ ISO 9001 nhiều nhất
Theo Báo cáo thống kê mới nhất (The ISO Survey of Certifications 2010) [20]
do Tổ chức Tiêu chuẩn hoá quốc tế - ISO công bố cho thấy số lượng tổ chức, doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý ISO 9001, ISO 14001, ISO/TS 16949, ISO 13485,
26
ISO/IEC 27001 và ISO 22000 tăng thêm 6,23% trong năm 2010 trên toàn thế giới. Đến cuối năm 2010, tổng số chứng chỉ các hệ thống quản lý được cấp là 1.457.912 chứng chỉ tại 178 quốc gia, trong đó có 1.109.905 chứng chỉ ISO 9001 và 250.972 chứng chỉ ISO 14001. Tăng nhiều nhất là chứng chỉ hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000:2005 với 34% tăng thêm, tiếp đến là chứng chỉ hệ thống quản lý an toàn thông tin ISO/IEC 27001:2005 tăng 21%.
Tổng thư ký ISO ông Rob Steele nhận xét rằng: "Với gần 1,5 triệu tổ chức, doanh nghiệp đạt chứng chỉ ISO thể hiện sức hấp dẫn của các mô hình hệ thống quản lý và tiên phong chính là hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001. Bên cạnh đó việc áp dụng các mô hình hệ thống quản lý khác tiếp tục được các tổ chức, doanh nghiệp quan tâm triển khai để giải quyết những thách thức về các khía cạnh quan lý gặp phải".
Đến cuối tháng 12 năm 2010, có ít nhất 1.109.905 chứng chỉ ISO 9001 đã được cấp tại 178 quốc gia và nền kinh tế. Số lượng chứng chỉ tăng thêm là 45.120 chứng chỉ, tăng 4% so với năm 2009 là năm đầu tiên đạt một triệu (1.064.785) chứng chỉ trên toàn thế giới. Với 297.037 chứng chỉ ISO 9001 đã được cấp, Trung Quốc tiếp tục giữ vị trí số một trong 10 quốc gia có chứng chỉ ISO 9001 nhiều nhất, Italia xếp vị trí thứ hai với 138.892 chứng chỉ và Liên Bang Nga xếp vị trí thứ ba với 62.265 chứng chỉ đã được cấp. Ba quốc gia này cũng là nơi có số chứng chỉ tăng thêm nhiều nhất trong năm 2010, trong đó đứng đầu Trung Quốc với 39.961 chứng chỉ được cấp thêm trong năm 2010.
Theo đánh giá của Tổ chức Tiêu chuẩn hoá quốc tế ISO, Tổ chức phát triển Công nghiệp của Liên hiệp quốc UNIDO và Diễn đàn Công nhận quốc tế IAF đồng tài trợ được triển khai tại 12 nước Châu Á, trong đó có Việt Nam, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã tổ chức Hội thảo "Áp dụng bộ tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 ở các nước đang phát triển Châu Á" nhằm thông báo các kết quả thu thập được về tác động của việc chứng nhận ISO 9001 đối với chất lượng sản phẩm, dịch vụ của các tổ chức, doanh nghiệp đã được chứng nhận theo ISO 9001 thông qua các khách hàng của các tổ chức này và đưa ra những
27
khuyến nghị rút ra từ các cuộc điều tra đối với các bên có mối quan tâm. Do nhận thức được tầm quan trọng của chứng chỉ ISO 9001, kể từ năm 1996 đến nay số chứng chỉ ISO 9001 được cấp tại Việt Nam đã tăng lên một cách nhanh chóng. Theo khảo sát mới nhất của dự án, Việt Nam hiện nay có trên 7300 chứng chỉ ISO 9001 đã được cấp cho các tổ chức, doanh nghiệp và là nước có số chứng chỉ ISO 9001 cao thứ 2, sau Ấn Độ tại 12 nước Châu Á.
Mặc dù số lượng chứng chỉ ISO 9001 của Việt Nam được cấp là tương đối cao trong các nước Châu Á, tuy nhiên các doanh nghiệp xây dựng chưa thực sự quan tâm đến việc thực hiện chương trình ISO 9001 áp dụng trong công việc mà chỉ dựa trên các quy định hiện hành của nhà nước và kiểm tra, quản lý theo kiểu KCS. Cho đến thời điểm hiện tại số lượng các doanh nghiệp xây dựng được cấp chứng chỉ TCVN ISO 9001 tại Việt Nam còn rất hạn chế chủ yếu tập trung ở các Tổng công ty và các doang nghiệp lớn. Trong các Công ty TNHH MTV nói chung và Công ty TNHH MTV KTCT thuỷ lợi thì hầu hết chưa có công ty nào áp dụng được và thành công mô hình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001. Trên địa bàn tỉnh Nam Đinh hiện nay chưa có một Công ty TNHH MTV KTCT thuỷ lợi nào áp dụng và được cấp giấy chứng nhận ISO 9001 (Do tổ chức Quacert công nhận) trên hơn 10 Công ty TNHH MTV KTCT thuỷ lợi hiện có của tỉnh. Điều này chứng tỏ các Công ty TNHH MTV KTCT thuỷ lợi trên cả nước nói chung cũng như các Công ty TNHH MTV KTCT thuỷ lợi trong tỉnh Nam Định nói riêng chưa nắm bắt được quy trình của ISO và chưa thực sự quan tâm đến mô hình quản lý chất lượng các công trình xây dựng mà trên thế giới đã áp dụng từ rất lâu, đây là một vấn đề cần đặt ra trong việc lựa chọn các Công ty TNHH MTV mà đặc biệt là đối các Công ty TNHH MTV KTCT thuỷ lợi.
28
Kết luận chương 1
Nền kinh tế thế giới vận động theo xu hướng toàn cầu hoá, nhu cầu của khách hàng luôn không ngừng thay đổi. Vì vậy, để tồn tại và phát triển, mục tiêu chính của các tổ chức, hoạt động trên mọi lĩnh vực là việc đáp ứng có hiệu quả các yêu cầu của công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nghĩa là, các doanh nghiệp trong ngành xây dựng nói chung và các doanh nghiệp xây dựng thuỷ lợi nói riêng phải cung cấp những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi các tổ chức phải thực hiện một quá trình từ việc xây dựng, thực hiện đến cải tiến tăng cường hiệu lực chính sách hoạt động của mình. Quá trình này phụ thuộc vào môi trường hoạt động, các nhu cầu khác nhau, các mục tiêu riêng biệt, các sản phẩm cung cấp, các quá trình được sử dụng, qui mô và cơ cấu của tổ chức,... và chỉ khi mỗi khâu nêu trên được quản lý chặt chẽ và thống nhất theo hệ thống về mặt chất lượng, lúc đó tổ chức mới có thể thực sự đạt được một cách có hiệu quả mục tiêu đã đề ra. Để nâng cao chất lượng sản phẩm các doanh nghiệp trong ngành xây dựng nói chung, doanh nghiệp xây dựng thủy lợi nói riêng, cần phải xây dựng một mô hình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn. Một trong những phương pháp mà mỗi doanh nghiệp cần áp dụng là mô hình quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001: 2008.
29
Chương 2
ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG ĐANG ĐƯỢC ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM VÀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN KTCTTL Ở NAM ĐỊNH
2.1 CÁC MÔ HÌNH QLCL CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG PHỔ BIẾN TẠI VIỆT NAM
2.1.1 Một số mô hình quản lý chất lượng công trình xây dựng ở Việt Nam.
Theo số liệu điều tra, khảo sát một số mô hình quản lý công trình tiêu biểu tại Việt Nam của tổ chức thế giới JIKA và Bộ xây dựng,[20] thì mô hình quản lý được các doanh nghiệp xây dựng áp dụng chủ yếu sơ đồ Hình 2.1 và Hình 2.2 .
Các đơn vị trực tiếp tham gia quản lý đầu tư xây dựng công trình bao gồm: người quyết định đầu tư (Chính phủ, các Bộ, các UBND cấp tỉnh/cấp huyện), cơ quan đầu mối thẩm định (cấp Bộ, cơ quan thuộc Bộ, cơ quan thuộc tỉnh/huyện), chủ đầu tư (các Bộ, các Cơ quan trực thuộc, Ban QLDA), Ban quản lý dự án và các nhà thầu, cơ quan quản lý nhà nước là Bộ Xây dựng và Sở Xây dựng các tỉnh. Trong đó, đối với dự án quan trọng Quốc gia thì CĐT là cơ quan Bộ, còn đối với các dự án khác vị trí CĐT do người quyết định đầu tư lựa chọn; Ban QLDA hoạt động theo hình thức cố định hay tạm thời (Ban này hết dự án tự giải thể).
Theo hình thức này, hiện đang có một số dự án xây dựng công trình giao thông (vốn vay) do Bộ Giao thông vận tải áp dụng hay dự án quy mô vừa và nhỏ ở địa phương khi chủ đầu tư chưa đủ năng lực để quản lý.
2.1.2 Đánh giá những ưu điểm và hạn chế các mô hình quản lý chất lượng công trình xây dựng đang được áp dụng. trình xây dựng đang được áp dụng.
Ở nước ta, các dự án có nguồn vốn ngân sách Nhà nước (NSNN) như là các dự án lớn như đường cao tốc, thủy lợi, đập thủy điện, xây dựng trường đại học thường áp dụng mô hình QLCL với trường hợp CĐT quản lý trực tiếp dự án và thành lập Ban QLDA cố định hoặc tạm thời (Hình 2.1) còn với các dự án có nguồn vốn khác hoặc công trình độc lập, nhỏ lẻ thường sử dụng mô hình Tư vấn QLDA
30
(Hình 2.2). Đối với mỗi mô hình có ưu nhược điểm khác nhau.
a) b) c) Hình 2.1 Mô hình chủđầu tư trực tiếp quản lý dự án Hình 2.2 Mô hình chủđầu tư thuê tư vấn quản lý dự án Bộ Tư vấn Cơ quan thuộc bộ Ban QLDA Nhà thầu Thủ tướng chính phủ Tư vấn Các bộ Ban QLDA Nhà thầu UBND tỉnh/huyện Tư vấn Cơ quan thuộc tỉnh/huyện Ban QLDA Nhà thầu Cấp quyết định đầu tư Tư vấn Chủđầu tư Tư vấn QLDA Nhà thầu
31
2.1.2.1. Đối với mô hình 1
a) Ưu điểm:
+ Cán bộ tham gia quản lý dự án thường được chọn là người có kinh nghiệm và năng lực trong lĩnh vực liên quan, trong quá trình quản lý họ tích lũy thêm được kiến thức và kinh nghiệm, đặc biệt là khi họ là cán bộ dài hạn của Ban QLDA. Trường hợp được tham gia làm việc cùng với các nhân sự nước ngoài ở các dự án Quốc tế, giúp họ học hỏi thêm các quy định quản lý dự án quốc tế, góp phần nâng cao năng lực quản lý chất lượng các công trình xây dựng
+ Nhóm cán bộ có trình độ và năng lực quản lý có thể được giao thực hiện các dự án khác, giảm bớt sự cồng kềnh và tiết kiệm chi phí hoạt động của ban QLDA. Ngoài ra, việc sử dụng hình thức Ban QLDA cố định, lâu dài đáp ứng nguyên tắc của việc sử dụng mô hình Ban QLDA là để tích lũy kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn cũng như tập hợp nhân sự có năng lực quản lý
+ Có sự linh hoạt trong quản lý dự án khi các ban QLDA đồng thời triển khai nhiều dự án sẽ có cơ hội trao đổi, hỗ trợ nhau về kinh nghiệm cũng như nắm bắt kịp thời các chủ trương, quy định của Nhà nước và địa phương về công tác quản lý, giải phóng mặt bằng và các chính sách khác.
b) Nhược điểm:
+ Có thể dẫn đến tình trạng chưa rõ ràng về pháp nhân, về trách nhiệm giữa