Những định hướng khắc phục của việc áp dụng quản lý chất lượng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001. 2008. Áp dụng cho công ty TNHH MTV KTCT Thuỷ lợi Nghĩa Hưng,Nam Định (Trang 59)

2.4.1.1. Ban hành chính sách cht lượng quc gia:

Để tạo ra sức ép buộc tất cả các các Công ty TNHH MTV KTCT thuỷ lợi của Việt Nam phải quản lý một cách có chất lượng và hiệu quả nhất nguồn vốn của nhà nước bỏ ra, nhà nước cần ban hành một chính sách Quốc gia về chất lượng nhằm xác định những mục tiêu của hệ thống chất lượng quốc gia đồng thời với việc lập kế hoạch chiến lược để thực hiện chính sách này.

Chính sách chất lượng quốc gia phải đề ra định hướng chiến lược chung cho phát triển kinh tế xã hội, cho các ngành chủ chốt, quản lý tốt các nguồn vốn đầu tư, tránh gây lãng phí đầu tư không có hiệu quả. Đây sẽ là cơ sở để phát triển thành các chiến lược cụ thể, cho các ngành và các đơn vị quản lý dự án theo đặc thù của họ.

Đi đôi và để hỗ trợ cho việc thực hiện chính sách này, nhà nước cần củng cố hệ thống Luật có liên quan, các chính sách khác có liên quan như thuế, tín dụng, phát triển nguồn lực, khoa học công nghệ...

2.4.1.2. B sung, hoàn chnh h thng các văn bn pháp quy có liên quan:

Nhà nước cần xem xét, bổ sung những quy định cho những vấn đề mới nảy sinh trong quan hệ thương mại, hợp tác đầu tư và thực hiện các thoả thuận song phương và đa phương, loại bỏ những yêu cầu và biện pháp không còn thích hợp và

52

bổ sung các quy định về công tác xây dựng, áp dụng và chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn cho các đối tượng có liên quan.

Đưa ra chính sách cụ thể để khuyến khích các Công ty TNHH MTV KTCT thuỷ lợi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, quy định xử phạt đơn vị sai phạm; cung cấp văn bản điều chỉnh sự phân công, phân cấp quản lý nhà nước về chất lượng nhằm tạo ra một cơ chế quản lý chặt chẽ, có hiệu quả, không chồng chéo. Xây dựng quy định chế tài về việc xử phạt khi phát sinh những sai phạm trong quá trình triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng.

Điều chỉnh sự phân công, phân cấp Quản lý nhà nước giữa Bộ chức năng giúp Chính phủ thống nhất quản lý về Pháp lý và nghiệp vụ cơ bản với các Bộ quản lý ngành, nhất là ngành đặc thù; giữa Trung ương và các Tỉnh – Thành phố trực thuộc Trung ương. Cần có sự điều chỉnh cần thiết về đối tượng, nội dung và yêu cầu của sự phân công và mối quan hệ giữa cơ quan chức năng nhằm đảm bảo tính thống nhất của toàn hệ thống, phù hợp với nội dung và chương trình hành động của Chính phủ, tránh chồng chéo, trùng lắp...

2.4.1.3. Hi nhp vi khu vc, quc tế trong hot động qun lý cht lượng:

Hoạt động quản lý chất lượng đã trở thành một biện pháp để hội nhập quốc tế, cụ thể là hài hoà hoá các tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng và thừa nhận lẫn nhau các kết quả đánh giá về hệ thống quản lý chất lượng là nhiệm vụ mà chúng ta phải phấn đấu đạt được để nhanh chóng đưa trình độ quản lý của chúng ta ngang tầm thế giới. Nghiên cứu hài hoà tiêu chuẩn quốc gia với tiêu chuẩn quốc tế nhằm tạo ra một cơ sở chuẩn mực kỹ thuật chung trong quan hệ thương mại giữa các nước thành viên, đây là biện pháp nhằm thuận lợi hoá thương mại, thực hiện khu vực tự do thương mại, tránh kiểm tra 2 lần gây trở ngại, tốn kém trong lưu thông hàng hoá, khuyến khích các doanh nghiệp đạt các chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng cần thiết.

Để thực hiện được mục tiêu này, nhà nước cần quan tâm hơn đến việc phát triển, nâng cấp các cơ sở hạ tầng kỹ thuật về kiểm tra, chứng nhận, đảm bảo sự công bằng, minh bạch cho các kết quả chứng nhận.

53

2.4.1.4. Đổi mi hot động thanh tra kim tra Nhà nước v qun lý cht lượng:

Phải đảm bảo rằng hoạt động thanh tra, kiểm tra Nhà nước về quản lý chất lượng không chỉ đơn thuần là kiểm tra và giám sát việc chấp hành luật lệ của các doanh nghiệp mà còn phải hướng dẫn, giúp đỡ doanh nghiệp cải tiến hoạt động cho có hiệu quả hơn

Tăng cường thanh kiểm tra đối với các tổ chức chứng nhận để đảm bảo rằng các tổ chức này hoạt động đúng chức năng, tuân thủ các quy định của pháp luật

Phải đào tạo được một đội ngũ các chuyên gia đánh giá có chuyên môn nghiệp vụ để kiểm tra chất lượng khi có khiếu nại. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành chức năng khác để thực hiện nhiệm vụ thanh kiểm tra có hiệu quả, chống thực hiện các dự án không hiệu quả gây tốn kém và lãng phí cho ngân sách nhà nước.

2.4.1.5. Tăng cường nhn thc v áp dng và chng nhn các h thng qun lý cht lượng:

Thông qua các phương tiện thông tin để tuyên truyền, quảng bá lợi ích của việc áp dụng hệ thống QLCL trong các doanh nghiệp, cho họ nhận thức được rằng việc thực hiện các biện pháp quản lý chất lượng là thiết thực cho sự tồn tại và hưng thịnh của doanh nghiệp, vì vậy phải tổ chức thực hiện nó một cách tích cực, vì lợi ích của chính doanh nghiệp, không phải chỉ tiến hành theo kiểu hình thức suông. Ngoài ra phải có các biện pháp thường xuyên để biến việc áp dụng hệ thống QLCL thành phong trào rộng lớn giữa các doanh nghiệp.

2.4.2 Nhng hn chế ca vic áp dng h thng QLCL theo tiêu chuến ISO 9001:2008

Trong hoàn cảnh hiện nay, việc áp dụng ISO vào các Công ty TNHH MTV KTCT thuỷ lợi đang có nhiều thuận lợi do có sự quan tâm của Nhà nước và các cơ quan chủ quản đối với công tác này qua các định hướng lớn về áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật của thế giới. Hiện tại, Việt Nam đã có rất nhiều doanh nghiệp đạt chứng nhận phù hợp các tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng của ISO 9001 và ngày càng nhiều hơn, tạo một môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp học tập kinh

54

nghiệm. Hơn nữa, trên thực tế đã có rất nhiều tổ chức tư vấn về ISO 9001:2008 cho các doanh nghiệp và nhận thức của lãnh đạo và cả của doanh nghiệp về quản lý chất lượng ngày càng được nâng cao nhờ các phương tiện thông tin đại chúng, nhờ các khoá bồi dưỡng của các cơ quan chủ quản… Chính vì vậy, lãnh đạo trong các Công ty TNHH MTV KTCT thuỷ lợi đã nhận định rõ ràng rằng việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 là một xu thế tất yếu cho những doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển lâu dài. Bởi vì, trong thời gian qua đã có nhiều thay đổi về các yêu cầu trong khi mời thầu, đấu thầu các dịch vụ tư vấn khiến các Công ty TNHH một thành viên KTCT thuỷ lợi bắt buộc phải quan tâm đến việc chuẩn hoá các công nghệ, dây truyền quản lý của mình.

Tuy nhiên, việc áp dụng tiêu chuẩn ISO vào các Công ty TNHH MTV KTCT thuỷ lợi hiện nay còn gặp rất nhiều khó khăn, cả ở trong và ngoài công ty, một số hạn chế trong việc áp dụng ISO 9001:2008 vào các Công ty TNHH MTV KTCT thuỷ lợi như sau:

- Bộ tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và cả phiên bản tiếng Việt do được thiết kế cho tất cả các ngành sản xuất và dịch vụ, cả cho các tổ chức khác như các định chế công ích nên rất chung chung. Vì vậy, việc vận dụng vào một ngành sản xuất hoặc dịch vụ nào đó nhất là những ngành có đặc thù phức tạp như ngành xây dựng nói chung và lĩnh vực các công ty TNHH MTV KTCT thuỷ lợi nói riêng đòi hỏi nhiều công sức nghiên cứu. Nhất là phiên bản ISO 9001:2008 mới ra đời với nhiều thay đổi, vừa mới được xuất bản bằng tiếng Việt lại càng đòi hỏi nhiều công nghiên cứu thêm. Ngay cả các doanh nghiệp đã áp dụng và đã đạt chứng nhận từ trước cũng phải nghiên cứu để cập nhật hệ thống chất lượng của mình theo tiêu chuẩn mới này.

- Các văn bản và tài liệu hướng dẫn hiện có cũng vẫn còn chưa đầy đủ và cụ thể. Những vấn đề thuộc về đặc thù của các Công ty TNHH MTV KTCT thuỷ lợi các thủ tục, quy trình hoạt động hầu như chưa được hướng dẫn.

- Chưa có môi trường để học tập việc áp dụng ISO 9001:2008 vào xây dựng cho các doanh nghiệp trong điều kiện cụ thể của một Công ty TNHH MTV KTCT thuỷ lợi. Hiện nay, ở Việt Nam hầu như chưa có một Công ty TNHH MTV KTCT

55

thuỷ lợi nào có được chứng chỉ ISO 9001:2008 một cách hoàn chỉnh mà chỉ có ở một số lĩnh vực nhất định, ví dụ như công tác khảo sát, thiết kế, giám sát, quản lý dự án…

- Việc chuẩn hoá các quá trình của các hoạt động quản lý dự án nói chung chưa thực hiện được. Có một số doanh nghiệp đã tiến hành việc này, do yêu cầu khi đấu thầu một số dự án mới triển khai còn đa số các công tác chưa được quan tâm triển khai.

- Việc lập kế hoạch chất lượng cho các công trình tu bổ sửa chữa rất phức tạp, khó định hình được công viêc cụ thể sẽ như thế nào và những phát sinh khi thực hiện công việc đó. Lý do là các công trình thuỷ lợi thường chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khách quan như các yêu cầu của Chủ đầu tư, các yếu tố như thời tiết, thiên tai….và phần lớn các công trình thuỷ lợi thường nằm sâu trong đất, địa hình phức tạp.

- Việc cải tiến chất lượng theo ISO 9001:2008 gặp nhiều khó khăn do trình độ của các đơn vị quản lý dự án Việt Nam còn hạn chế. Do trong nền kinh tế thị trường, công việc của các đơn vị quản lý dự án thường bị chi phối bởi nhiều yếu tố chủ quan cũng như khách quan làm ảnh hưởng đến đến tổ chức của đơn vị quản lý dự án. Ví dụ có một công việc lớn, rất khó thực hiện hoàn chỉnh nếu không sử dụng rất nhiều cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm và phải thực hiện nhiều phương án khác nhau để thực hiện nên bắt buộc phải huy động lực lượng để triển khai, xong sau khi hoàn thiện dự án đó rồi thì số lượng bộ kỹ thuật đó bị dư thừa, không biết sắp xếp vào vị trí nào hoặc ban đầu, để hạn chế ban quản lý dự án phình to dẫn đến việc trả lương và các chế độ cho cán bộ nên thường triệu tập tạm thời các cán bộ ở các bộ phận khác than gia . Tuy nhiên, khi có dự án lớn, đòi hỏi phải có nhiều nhân lực để triển khai thì lúc đó huy động lại không được hoặc nếu huy động được thì chất lượng cán bộ huy động cũng không cao, trách nhiệm không cao vì không có ràng buộc, thậm chí mất chủ động về mặt tiến độ do họ không chuyên tâm vào công việc ấy vì đó chỉ là công việc huy động tạm thời hoặc vừa làm việc ở nơi này nhưng vẫn phải hoàn thành công viêc chuyêm môn chính của mình trong công ty . Ngoài ra,

56

máy móc thiết bị và công nghệ trong lĩnh vực quản lý dự án ở nước ta còn rất lạc hậu so với các nước nên cũng là một trở ngại cho việc đảm bảo và cải tiến chất lượng.

- Phân cấp quản lý chất lượng trong Công ty TNHH MTV KTCT thuỷ lợi thường không rõ ràng thiếu tính chuyên nghiệp. Việc quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp này phải tổ chức theo hai hình thức song song là quản lý theo tổ chức của toàn công ty và quản lý theo từng dự án. Ngay cả trong một dự án, việc quản lý cũng phải thực hiện ở hai cấp là cấp công ty và cấp phòng với các đặc điểm quản lý rất khác nhau. Điều này làm ảnh hưởng lớn đến việc thiết lập và kiểm soát hệ thống văn bản chất lượng theo ISO 9001:2008.

- Chi phí cũng là một vấn đề lớn đối với các Công ty TNHH MTV KTCT thuỷ lợi vì kinh phí hoạt động của Công ty chủ yếu dựa vào nguồn cấp bù miễn thuỷ lợi phí của nhà nước. Việc áp dụng ISO ở Việt Nam rất khó khăn vì chi phí cho việc áp dụng, chi phí cho đơn vị tư vấn ISO và chi phí cho việc cấp giấy chững nhận là tương đối lớn và trong khoảng thời gian có hiệu lực là 3 năm của giấy chứng nhận, sau khoảng thời gian 3 năm doanh nghiệp lại phải xin lại giấy chứng nhận lại, chưa kể những chi phí cho việc giám sát thường xuyên của tổ chức chứng nhận (3 đến 6 tháng một lần).

Mặc dù có nhiều khó khăn như vậy, nhưng việc áp dụng ISO 9001:2008 đã, đang và sẽ trở thành sự sống còn của các Công ty TNHH MTV KTCT thuỷ lợi Việt Nam nói chung và Công ty TNHH MTV KTCT thuỷ lợi Nghĩa Hưng, Nam Định nói riêng

57

Kết lun chương 2

Trong xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa về kinh tế, cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên quyết liệt, chất lượng sản phẩm sẽ là yếu tố quyết định. Nâng cao chất lượng là con đường đảm bảo sự phát triển chắc chắn nhất của doanh nghiệp. Với tầm quan trọng to lớn đó, quản lý chất lượng trước tiên thuộc về nhà quản lý và sau là tất cả các thành viên trong tổ chức.

Ngày một nhiều các tổ chức tư vấn xây dựng xác định phấn đấu được cấp chứng chỉ Tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001. Hiện nay có trên toàn quốc có rất ít các Công ty TNHH một thành viên KTCT thuỷ lợi được cấp chứng chỉ Tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001. Tại Nam Định đến thời điểm hiện tại chưa có Công ty TNHH một thành viên nào được cấp giấy chứng nhận ISO 9001:2008 trên 16 Công ty TNHH một thành viên đang tham gia hoạt động. Do vậy tỉnh đang khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các Công ty phấn đấu đạt chứng chỉ Tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2008

58

Chương 3

THC TRNG MÔ HÌNH QUN LÝ CHT LƯỢNG

ĐỀ XUT MÔ HÌNH QUN LÝ CHT LƯỢNG THEO TIÊU CHUN ISO 9001: 2008 ÁP DNG CHO CÔNG TY TNHH MTV KTCT THU LI

NGHĨA HƯNG, NAM ĐỊNH

3.1 GII THIU KHÁI QUÁT V CÔNG TY TNHH MTV KTCT THU

LI NGHĨA HƯNG, NAM ĐỊNH 3.1.1 Tên công ty và lĩnh vc hot động.

- Tên công ty: Công ty TNHH MTV KTCT Thuỷ lợi Nghĩa Hưng.[10]

- Trụ sở chính: Thị trấn Liễu Đề, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. - Vốn điều lệ: 280.647.000.000 đồng.

- Công ty TNHH MTV KTCT Thuỷ lợi Nghĩa Hưng được thành lập theo giấy đăng ký kinh doanh số: 0600021481 do Phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư Nam Định cấp lần đầu ngày 23 thàng 02 năm 2009, đăng ký thay đổi lần 1 ngày 07 tháng 3 năm 2011 với mã số thuế doanh nghiệp 06 - 00021481 có chức năng, ngành nghề kinh doanh chủ yếu:

+ Lập quy hoạch, lập báo cáo đầu tư dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuật, thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật thi công, lập tổng dự toán, dự toán chi tiết các công trình tu bổ sửa chữa công trình thuỷ lợi thường xuyên, các công trình xây dựng dân dụng, công trình phát triển hạ tầng, phát triển nông thôn, công trình cấp nước đô thị.

+ Khảo sát địa hình, địa chất công trình xây dựng: Dân dụng, công nghiệp, thuỷ lợi - nông nghiệp, công trình phát triển nông thôn, công trình cấp nước đô thị. + Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình tu bổ sửa chữa công trình thuỷ lợi thường xuyên từ nguồn vốn cấp bù thuỷ lợi phí.

+ Giám sát thi công xây dựng các công trình.

+ Lập hồ sơ mời thầu, lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng, lập dự án, khảo sát, thiết kế các công trình xây dựng. Thẩm định đồ án, dự toán các công trình xây dựng.

59

3.1.2 Mô hình qun lý cht lượng Công ty TNHH MTV KTCT thu li Nghĩa Hưng, Nam Định Hưng, Nam Định Hình 3.1: Mô hình qun lý Công ty TNHH MTV KTCT thu li Nghĩa Hưng, Nam Định PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001. 2008. Áp dụng cho công ty TNHH MTV KTCT Thuỷ lợi Nghĩa Hưng,Nam Định (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)