Năng lực, kinh nghiệm của công ty

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001. 2008. Áp dụng cho công ty TNHH MTV KTCT Thuỷ lợi Nghĩa Hưng,Nam Định (Trang 73)

3.1.4.1. Năng lc v nhân s:

Tổng số cán bộ, công nhân viên trong công ty là 170 người, trong đó nữ có 56 người, nam 114 người. Đội ngũ cán bộ, công nhân viên có trình độ thạc sỹ là 01 người, trình độ đại học 72 người, cao đẳng kỹ thuật 18 người, trung cấp 26 người, công nhân 51 người giúp việc 02 người.

3.1.4.2. Năng lc v máy móc, thiết b:

Bng 3.1 Bng các thiết b, máy móc ca Công ty TT Tên thiết b S lượng Nơi sn xut Năm sn xut I Thiết b, phương tin, máy móc

1 Máy thủy bình Ni030 02 Đức 2005

2 Mia nhôm 02 Nhật Bản 2005

3 Khoan tay Việt Nam 02 Khoan đến 25m 1990

4 Máy vi tính để bàn 32 Đông Nam Á 2005-2012

5 Máy xách tay 09 Nhật Bản 2007-2012

6 Máy phô tô Ricorn (A3-A4) 01 Nhật Bản 2007

7 Máy in A3-A4 21 Đông Nam Á 2005-2012

8 Máy đào KOMAZSU 200 01 Nhật Bản 2006

9 Máy đào KOMAZSU 120 01 Nhật Bản 2008

10 Máy ủi D50 01 Nhật Bản 2005

11 Ôtô vận chuyển 5T 03 Việt Nam 2008

12 Ôtô vận chuyển 7T 02 Việt Nam 2010

13 Máy trộn bê tông 02 Viêt Nam 2010

14 Máy phát điện 01 Việt Nam 2005

II Phương tin khác

1 Ô tô Camry 2.4G 01 Nhật Bản 2012

2 Ô tô For Everest 01 Mỹ 2009

66

3.2 PHÂN TÍCH THC TRNG MÔ HÌNH QLCL XÂY DNG TRONG CÔNG TY TNHH MTV KTCT THU LI NGHĨA HƯNG, NAM ĐỊNH 3.2.1 Thc trng vic áp dng mô hình qun lý cht lượng trong các Công ty TNHH MTV KTCT thu li.

3.2.1.1. Mô hình qun lý cht lượng xây dng các công trình thu li đang áp dng trong Công ty TNHH MTV KTCT thu li

Các dự án đầu tư xây dựng của Công ty TNHH TNHH MTV KTCT thuỷ lợi Nghĩa Hưng hiện nay tập trung chủ yếu vào tu bổ sửa chữa các công trình thuỷ lợi do công ty quản lý từ nguồn vốn cấp bù thuỷ lợi phí. Các dự án này có quy mô nhỏ và trung bình, kỹ thuật đơn giản và đúng với chuyên môn của Công ty. Đồng thời qua quá trình phát triển và không ngừng cải tiến máy móc thiết bị, nâng cao đội ngũ chuyên môn, Công ty hiện có đủ năng lực chuyên môn và kinh nghiệm để quản lý các dự án do mình làm chủ đầu tư. Nắm bắt tốt những đặc điểm của từng dự án cùng với phân chia công việc thành các bộ phận chuyên trách bao gồm các phòng chức năng về kỹ thuật, thiết bị - vật tư, tài chính, Công ty đã trực tiếp tổ chức quản lý các dự án. Cách thức quản lý này được xây dựng dựa trên mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án.

Đây là mô hình công ty trực tiếp QLDA

Hình 3.2 : Mô hình Công ty trc tiếp qun lý d án vi vic thành lp Ban qun lý trc thuc Chủ tịch HĐQT công ty Tư vấn Các phòng ban chuyên môn Ban QLDA Nhà thầu

67

3.2.1.2. Quy trình qun lý cht lượng xây dng các công trình ca Công ty

a). Mục đích xây dựng quy trình quản lý chất lượng của Công ty

- Bảo đảm đầu tư xây dựng theo định hướng phát triển của Công ty nâng cao được kỹ thuật, chất lượng, tiến độ và sử dụng chi phí hợp lý.

- Giúp thực hiện các dự án đầu tư theo đúng trình tự các bước, tạo sự dễ dàng trong việc quản lý, giám sát toàn bộ dự án đầu tư, mang lại hiệu quả cao trong công cuộc đầu tư.

- Nhằm kiểm soát quá trình thiết lập và triển khai một công trình từ khi bắt đầu đến khi kết thúc để đạt yêu cầu của sản xuất, giúp dự án được hoàn thành đúng thời hạn, trong khuôn khổ những chi phí cho phép và đạt được mục tiêu cần thiết mà Công ty đặt ra.

- Quy trình này giúp cho việc triển khai thực hiện dịch vụ tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình của Công ty được thuận lợi, nhằm thỏa mãn cao nhất những yêu cầu của sản xuất trong các hợp đồng tư vấn quản lý chất lượng công trình, từ đó giúp nâng cao khả năng sử dụng vốn hiệu quả hơn.

b) Phạm vi áp dụng:

Đây là một mô hình quản lý chất lượng các dự án khung bao quát mà Công ty đã xây dựng để áp dụng cho các dự án đầu tư vừa và nhỏ với tư cách là chủ đầu tư dự án, thành lập Ban quản lý để điều hành trực tiếp dự án. Dựa vào quy trình này và các điều kiện thực tế của từng dự án như quy mô, tính chất, kỹ thuật…Ban quản lý dự án sẽ viết quy trình cụ thể phù hợp và khả thi nhất cho dự án do mình phụ trách.

c) Quy trình quản lý dự án:

Để xây dựng bản lưu đồ về quy trình quản lý chất lượng các công trình xây dựng, Công ty đã tham khảo dựa trên các luật định, nghị định, thông tư hướng dẫn liên quan đến đầu tư xây dựng công trình, quy định pháp luật và các văn bản hiện hành liên quan đến công tác đấu thầu, công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, công tác quản lý chất lượng công trình.

68

Các bước công vic trong quá trình thc hin qun lý cht lượng các công trình s bao gm nhng ni dung c th sau :

Bước 1: Công bố Ban QLDA và thông báo với các nhà thầu Bước 2 : Ký kết hợp đồng và lập kế hoạch thực hiện nội bộ. Nội dung thực hiện :

- Nghiên cứu dự án để xác định rõ nội dung công việc phải thực hiện, thời hạn hoàn thành và phân công cụ thể quyền hạn, trách nhiệm đến từng bộ phận và từng thành viên trong Ban QLDA.

- Lập kế hoạch triển khai công việc.

Bao gồm các việc phải thực hiện từ khâu chuẩn bị (đền bù, giải phóng mặt bằng,..) đến khâu đấu thầu, thiết kế, thi công cho đến khâu nghiệm thu, bàn giao công trình vào sử dụng. Bản kế hoạch quản lý dự án được thiết lập trên những khống chế tổng thể về chi phí, nhân lực, thời gian trên cơ sở các mục tiêu đã xác định cho dự án, bao gồm kế hoạch lựa chọn các nhà thầu (cung cấp thiết bị, khảo sát xây dựng, thi tuyển thiết kế kiến trúc công trình, các nhà thầu tư vấn xây dựng công trình, nhà thầu thi công..); kế hoạch kiểm tra Hồ sơ thiết kế, dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình; kế hoạch giám sát thi công; kế hoạch quản lý hợp đồng; kế hoạch quản lý thi công ( chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường của dự án); kế hoạch nghiệm thu và bàn giao công trình đưa vào sử dụng; kế hoạch lập hồ sơ quyết toán, hoàn công; kế hoạch báo cáo, bàn giao hồ sơ liên quan.

Bước 3 : Lập kế hoạch đấu thầu và tổng tiến độ chi tiết thực hiện dự án Nội dung thực hiện :

- Căn cứ vào các nội dung quyết định đầu tư, lập “Kế hoạch đấu thầu” của dự án theo hướng dẫn Quy chế đấu thầu hiện hành. Gồm các nội dung : phân chia dự án thành các gói thầu; xác định giá gói thầu và nguồn tài chính; hình thức lựa chọn nhà thầu và phương thức đấu thầu áp dụng đối với từng gói thầu; thời gian tổ chức đấu thầu cho từng gói thầu; loại hợp đồng cho từng gói thầu; thời gian thực hiện hợp đồng.

69

- Căn cứ vào các nội dung quyết định đầu tư, lập “Tổng tiến độ chi tiết thực hiện dự án” cho phù hợp bắt đầu từ công tác chuẩn bị đền bù, giải phóng mặt bằng,... đến khâu đấu thầu, thiết kế, thi công cho đến khi nghiệm thu, bàn giao công trình đưa vào sử dụng, lập hồ sơ quyết toán.

Kế hoạch đấu thầu và Tổng tiến độ chi tiết thực hiện dự án sau khi lập sẽ được Chủ đầu tư phê duyệt làm căn cứ để thực hiện các bước tiếp theo.

Bước 4 : Quản lý lực chọn nhà thầu tư vấn và nhà thầu cung cấp thiết bị Công ty trực tiếp thực hiện cả việc “Tư vấn Lập hồ sơ mời thầu và phân tích đánh giá Hồ sơ dự thầu” thì phải lập Tổ chuyên gia chấm thầu để thực hiện.Thời gian thực hiện : Bắt đầu ngay sau khi “Kế hoạch đấu thầu” được Chủ đầu tư phê duyệt”. Thời gian thực hiện theo Tiến độ dự án và Kế hoạch đấu thầu đã được phê duyệt.

Nội dung thực hiện :

- Trưởng Ban QLDA và các kỹ sư dự án trực tiếp thực hiện “Tư vấn Lập hồ sơ mời thầu và phân tích đánh giá Hồ sơ dự thầu”: căn cứ kế hoạch đấu thầu được phê duyệt, thực hiện lựa chọn nhà thầu cung cấp thiết bị, khảo sát xây dựng, thiết kế, tư vấn lập Tổng dự toán … theo đúng Luật xây dựng và Quy chế đấu thầu hiện hành (lập Hồ sơ mời thầu, tiêu chuẩn đánh giá, thành lập Tổ tư vấn chấm thầu, phân tích đánh giá Hồ sơ dự thầu, hoàn thiện hợp đồng…).

- Trưởng Ban QLDA có trách nhiệm xem xét, rà soát lại toàn bộ nội dung kết quả và trình chủ tịch Công ty phê duyệt. Trên cơ sở Luật xây dựng, Quy chế đấu thầu hiện hành và nội dung dự án, trưởng Ban QLDA sẽ tiến hành: kiểm tra, rà soát Hồ sơ mời thầu, tiêu chuẩn đánh giá và danh sách các Nhà thầu tham gia; trực tiếp thông báo mời thầu; xem xét danh sách Tổ tư vấn chấm thầu; kiểm tra, xem xét kết quả phân tích và đánh giá Hồ sơ dự thầu; trực tiếp soạn thảo và giúp Công ty thương thảo hợp đồng...

Bước 5 : Gồm 2 công tác chính được thực hiện độc lập - song song nhằm rút ngắn tiến độ thực hiện dự án: kiểm tra phương án thiết kế, dự toán, tổng dự toán; tiến hành các thủ tục đất đai.

70

+ Kiểm tra phương án thiết kế, dự toán, tổng dự toán Nội dung thực hiện :

- Đối với các gói thầu Tư vấn khảo sát, kiểm định (thiết bị, vật liệu…), thiết kế và các gói thầu khác mà cần lập phương án, dự toán (rà phá bom mìn, vận chuyển thiết bị, khai thác mỏ…) trình phê duyệt trước khi thực hiện, phải thực hiện các nội dung : xem xét, kiểm tra, giúp Công ty lựa chọn phương án tối ưu; kiểm tra thiết kế kể cả sự thay đổi thiết kế và trình Công ty phê duyệt Thiết kế cuối cùng; kiểm tra dự toán và trình Công ty phê duyệt dự toán cuối cùng.Sau khi có kết quả phê duyệt dự toán các gói thầu, tiến hành Kiểm tra tổng dự toán công trình, trình Công ty.

Trường hợp ngoại lệ:

- Trường hợp 1: Tổng dự toán vượt Tổng mức đầu tư trong điều kiện, lý do cho phép: tiến hành đánh giá lại hiệu quả dự án, điều chỉnh Tổng mức đầu tư, điều chỉnh kế hoạch đấu thầu trình Chủ đầu tư.

- Trường hợp 2 : Tổng dự toán vượt Tổng mức đầu tư trong điều kiện, lý do không cho phép: tiến hành hiệu chỉnh cân đối lại toàn bộ dự toán của các gói thầu cho phù hợp và không làm vượt Tổng mức đầu tư đã được phê duyệt.

+ Tiến hành các thủ tục đất đai Nội dung thực hiện :

- Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, chuẩn bị mặt bằng xây dựng : tổ chức thực hiện, hoặc đôn đốc công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư, chuẩn bị mặt bằng xây dựng theo phương án đã phê duyệt trong Quyết định đầu tư; lập báo cáo định kỳ cho Công ty về tình hình giải phóng mặt bằng, tập hợp tất cả các khiếu nại, vướng mắc trong đền bù, giải phóng mặt bằng, đề xuất phương án giải quyết; phối hợp cùng các bên liên quan giải quyết các vướng mắc trong đền bù, giải phóng mặt bằng…

- Tiến hành các thủ tục xin cấp giấy tờ sau (nếu có). Quy trình tiến hành các thủ tục về đất đai tuân theo sự hướng dẫn của cơ quan Quản lý Nhà nước. Đối với trường hợp Công ty đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp lệ thì không cần thực hiện bước này.

71

Bước 6 : Gồm 2 công tác chính được thực hiện độc lập - song song nhằm rút ngắn tiến độ thực hiện dự án: Các thủ tục khác về đầu tư có liên quan; Quản lý lựa chọn Nhà thầu thi công.

+ Các thủ tục khác về đầu tư xây dựng có liên quan Nội dung thực hiện :

Tùy theo quy mô và tính chất của dự án có thể phải thực hiện các thủ tục trình cấp có thẩm quyền hay cơ quan quản lý chuyên ngành chấp thuận về các nội dung : thiết kế và thiết bị phòng cháy, chữa cháy; khai thác, sử dụng tài nguyên (điện, nước); vệ sinh môi trường... Quy trình tiến hành các thủ tục khác liên quan về đầu tư xây dựng tuân theo sự hướng dẫn của cơ quan Quản lý Nhà nước. Tuỳ theo tính chất và quy mô dự án mà tiến hành các thủ tục có liên quan.

+ Quản lý lựa chọn nhà thầu thi công

Nội dung thực hiện : Thực hiện Tương tự Bước 4. Bước 7 : Tiến hành khởi công xây dựng công trình Nội dung thực hiện :

- Xem xét, tập hợp đầy đủ tính pháp lý và các điều kiện để tổ chức khởi công.

- Giúp Chủ đầu tư ban hành lệnh khởi công. - Giúp Chủ đầu tư tổ chức lễ khởi công.

Bước 8 : Quản lý hợp đồng; quản lý thi công; quản lý Giám sát thi công. + Quản lý hợp đồng

Nội dung thực hiện:

Trên cơ sở hợp đồng giữa Công ty và Nhà thầu, Giám đốc Ban quản lý và các kỹ sư dự án sẽ đôn đốc, kiểm tra, giám sát tiến trình thực hiện hợp đồng của Nhà thầu về các nội dung đã ký kết (nội dung công việc, chất lượng, tiến độ công việc…) : lập báo cáo định kỳ với lãnh đạo Công ty về tình hình thực hiện hợp đồng của các Nhà thầu; theo dõi thống kê, tổng hợp các vi phạm hợp đồng của Nhà thầu kèm theo những tổn hại và đề xuất biện pháp xử lý; kiểm tra, thống kê các khiếu nại của Nhà thầu về hợp đồng, tìm rõ nguyên nhân, đề xuất biện pháp giải quyết; tham

72

gia cùng Hội đồng quản trị Công ty trong vấn đề giải quyết khiếu nại của Nhà thầu; thực hiện tạm ứng, nghiệm thu, thanh toán, quyết toán các hợp đồng đã ký kết.

+ Quản lý giám sát, thi công (rà phá bom mìn, khảo sát xây dựng, thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị…)

Nội dung thực hiện :

- Căn cứ vào hợp đồng giữa Công ty và Nhà thầu, phương án hoặc thiết kế mà Công ty đã phê duyệt, thực hiện công tác giám sát chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn vệ sinh môi trường…Nội dung thực hiện tham chiếu theo “Quy trình giám sát thi công xây dựng công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp” của Công ty. Trong trường hợp Giám sát do Nhà thầu tư vấn độc lập đảm trách thì các kỹ sư giám sát chỉ cần theo dõi, kiểm soát công tác giám sát của Nhà thầu tư vấn, chủ trì trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh vướng mắc hàng ngày giữa giám sát - thi công - thiết kế.

- Thường xuyên cập nhật, theo dõi, tổng hợp số liệu liên quan đến công tác giám sát (chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn vệ sinh môi trường) báo cáo trưởng Ban QLDA.

+ Quản lý thi công (rà phá bom mìn, khảo sát xây dựng, thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị…)

Nội dung thực hiện :

Bao gồm các công tác: chuẩn bị, quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ; quản lý chi phí xây dựng; quản lý an toàn lao động & vệ sinh môi trường.

Bước 9: Tổng hợp số liệu thực hiện dự án báo cáo Công ty và các nhà thầu. Nội dung thực hiện :

- Đối với dự án lớn thực hiện trên 1 năm cần giúp Công ty lập kế hoạch vốn, và báo cáo thực hiện vốn đầu tư hàng năm theo quy định của Nhà nước.

- Lập báo cáo và các đề xuất về hợp đồng, chi phí, thanh toán, chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn vệ sinh môi trường… của dự án trình trưởng Ban QLDA xem xét, ký xác nhận báo cáo với lãnh đạo Công ty.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001. 2008. Áp dụng cho công ty TNHH MTV KTCT Thuỷ lợi Nghĩa Hưng,Nam Định (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)