Những thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia FTA

Một phần của tài liệu Những cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam khi thực hiện FTA Việt Nam-Liên minh hải quan Nga-Belarus-Kazakhstan (Trang 44)

Nhìn chung, FTA với khối LMHQ hứa hẹn đem lại nhiều cơ hội to lớn cho xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường khá nhiều tiềm năng này. Nhưng trên thực tế sẽ có nhiều rào cản phi thương mại làm cản trở đáng kể đến sự tiếp cận của hàng hóa Việt Nam vào thị trường này nếu những Hiệp định FTA ký kết với khối này không có những điều khoản buộc phía LMHQ phải loại bỏ hoặc hạn chế các rào cản phi thương mại này.

Rào cản tiếp cận thị trường đầu tiên phải kể đến là việc định giá hải quan, thủ tục thông quan, chứng nhận và các tiêu chuẩn kỹ thuật.Sự phân loại mã hải quan không được áp dụng một cách nhất quán bởi Hải quan khối này, và các thuật ngữ mà Hải quan khối này dùng với các nhà nhập khẩu vào khối cũng

không được giải thích một cách rõ ràng. Giá tham chiếu để áp thuế có thể biến thiên mạnh tùy thuộc nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm và thường bị tăng lên mà không được báo trước. Hàng hóa ký gửi với giá thấp hơn giá thị trường sẽ thường bị ách lại tại biên giới để thanh kiểm tra. Hơn thế, thông quan cho những hàng hóa có giá trị sẽ được ưu tiên, trong khi đó thông quan cho những hàng hóa khác thường sẽ bị chậm chễ.

Rào cản tiếp theo là các Chứng nhận GOST (chứng nhận tiêu chuẩn nhà nước), Giấy phép vệ sinh, hay các Bản cam đoan hợp quy (DOC).Các loại giấy tờ này sẽ được yêu cầu cho phần lớn các hàng hóa tiêu dùng được nhập khẩu vào và phân phối trong khối. Quy trình và thủ tục để xin được những loại giấy tờ này ngày càng dài ra và rắc rối. Mẫu hàng hóa cũng phải được cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra, phân tích, và đây sẽ là vấn đề với những loại hàng hóa có giá trị.

Để xin được giấy phép bán lẻ và nhập khẩu, người nước ngoài sẽ phải nộp các dữ liệu mật gồm thông tin về cơ sở sản xuất của nhà thầu phụ. Những quy định liên quan thường là không rõ ràng và thay đổi mà không được thông báo trước, tạo ra bất trắc về hiệu lực của các giấy phép này. Những sản phẩm đặc thù lại cần phải có thêm một số loại giấy chứng nhận khác.

Chẳng hạn rơm, cỏ tranh, các sản phẩm trang trí có nguồn gốc tự nhiên như hoa, lá khô, song mây, hoặc các loại sản phẩm gỗ không qua xử lý cần phải có chứng nhận kiểm dịch thực vật do chính quyền sở tại nơi nhập khẩu cấp. Những sản phẩm như thảm, rèm hay đèn chiếu sáng cần phải có Chứng nhận phòng cháy hay các bản Cam đoan không cháy. Các sản phẩm sol khí thì lại cần chứng nhận không phá hủy Ozone.

Cũng cần biết thêm rằng không có các thông tin rõ ràng và có thể đoán định trước được về các loại chứng nhận cần để nhập khẩu các hàng hóa tiêu dùng. Chỉ một số điểm hải quan có thể cung cấp chứng nhận kiểm dịch thực vật, và đây được coi là trở ngại lớn đối với thông quan nhập khẩu.

Ngoài những rào cản phi thương mại nói trên còn tồn tại những thách thức không hề nhỏ yêu cầu doanh nghiệp Việt Nam phải vượt qua như:

Thứ nhất, trình độ phát triển giữa hai bên còn khá chênh lệch, lại có những

điểm rất khác nhau về thể chế chính trị xã hội, về quan niệm, tập quán, sở thích, thị hiếu người tiêu dùng. Nếu các doanh nghiệp Việt Nam không tính đến các nhân tố này thì có thể dẫn đến tư tưởng nôn nóng, sốt ruột hoặc chủ quan hay bi quan trong khi giải quyết các mối quan hệ phát sinh trong quá trình làm ăn với Liên minh hải quan dẫn tới thất bại.

Thứ hai, hệ thống pháp luật Việt Nam còn nhiều thiếu sót lại chưa đồng bộ

có nhiều điểm chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, do đó với việc tiếp xúc với một thị trường mới mẻ sẽ khiến doanh nghiệp Việt Nam không khỏi bỡ ngỡ rất khó tránh khỏi sai lầm, ví dụ điển hình nhất là vụ việc xuất khẩu cá Tra cá Basa của doanh nghiệp Việt Nam sang Mỹ.

Thứ ba, hiện nay Việt Nam chưa đáp ứng được các nhu cầu nhập khẩu của

Liên minh hải quan do xuất khẩu của Việt Nam còn chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Liên minh hải quan và chưa phù hợp với thói quen tiêu dùng của thị trường Liên minh hải quan, các yêu cầu nghiêm ngặt về kiểm dịch, tiêu chuẩn kỹ thuật….các doanh nghiệp có thể phải điều chỉnh sản xuất các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường này để đáp ứng nhu cầu thị trường, các tiêu chuẩn về kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thứ tư, sự gia tăng cạnh tranh của nhà sản xuất và cung cấp dịch vụ nước

ngoài có thể tác động bất lợi đến năng lực cạnh tranh trong nước trong ngắn hạn và trung hạn. Tuy nhiên, do nhập khẩu từ các nước Liên minh hải quan hiện không lớn, cơ cấu nhập khẩu lại mang tính bổ trợ hơn là cạnh tranh nên những thách thức nói trên sẽ ở mức chấp nhận được.

Tóm lại, khi đàm phán với LMHQ, Việt Nam cần phải đặc biệt chú trọng khai thông các rào cản phi thương mại, bao gồm thủ tục thông quan rắc rối và tốn thời gian, việc định giá tính thuế không rõ ràng, sự cấp phép và các quy định kỹ thuật phiền toái, nặng nề. Trên thực tế, thường đây mới chính là những rào cản lớn nhất hạn chế sự thâm nhập của hàng hóa Việt Nam vào thị trường này, chứ không hẳn chỉ là hàng rào thuế quan cao khi chưa có FTA.

CHƯƠNG 3 : ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHI THAM GIA FTA VIỆT NAM-LIÊN MINH HẢI QUAN

NGA-BELARUS-KAZKHSTAN

Một phần của tài liệu Những cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam khi thực hiện FTA Việt Nam-Liên minh hải quan Nga-Belarus-Kazakhstan (Trang 44)