Những cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia FTA

Một phần của tài liệu Những cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam khi thực hiện FTA Việt Nam-Liên minh hải quan Nga-Belarus-Kazakhstan (Trang 40)

Kể từ khi Liên bang Xô viết tan rã cho đến nay, quan hệ hợp tác kinh tế- thương mại giữa Việt Nam với Liên minh hải quan còn khá khiêm tốn và không thực sự tương xứng với tiềm năng. Sở dĩ, quan hệ thương mại vẫn còn khiêm tốn là do các hợp định hợp tác song phương tuy đã được ký kết trên nhiều lĩnh vực nhưng vẫn còn mang tính hình thức, không phát huy được hiệu lực. Doanh nghiệp hai bên chưa có cơ sở pháp lý chắc chắn để thiết lập quan hệ lâu dài với

nhau. Vì thế, việc thành lập FTA với Liên minh hải quan với các nội dung giảm bớt các rào cản thuế quan sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam có được cơ hội mở rộng thêm thị trường xuất khẩu và là cơ sở để Việt Nam mở rộng khai thác một thị trường rộng lớn và có tài nguyên thiên nhiên phong phú, bao gồm không chỉ Liên minh hải quan mà còn cả các quốc gia Đông Âu, các quốc gia thuộc Liên Xô cũ. Việc sớm đàm phán ký kết FTA này cũng mang ý nghĩa thời điểm quan trọng trong bối cảnh các nước thuộc Liên Xô cũ đang có những chuyển biến mạnh mẽ theo hướng tăng cường hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.

Khi Hiệp định có hiệu lực, ít nhất 80% hàng hóa Việt Nam vào đây sẽ được miễn thuế và hàng tiêu dùng Việt Nam sẽ hưởng lợi lớn do các nước thuộc Liên minh không tập trung nhiều vào các ngành công nghiệp này và hài hòa được các quy định về rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT), các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS), hải quan.

Để phù hợp với các cam kết trong khuôn khổ WTO, Nga sẽ áp dụng Hệ thống ưu đãi thuế quan của LMHQ dành cho các nước kém phát triển và đang phát triển. 152 quốc gia sẽ được hưởng chính sách này khi xuất khẩu hàng hóa vào Nga, với thuế suất 0% đối với nhóm các mặt hàng ưu đãi. Theo lộ trình thuế nhập khẩu của Nga, thuế nhập khẩu đối với nhiều mặt hàng của Việt Nam cũng sẽ được giảm ngay như hàng điện máy và thiết bị (giảm 7 lần so với thuế suất hiện tại), dệt may (2 lần), chè (2 lần), thủy hải sản (4,8 lần)...

Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nga được giảm thêm 25% thuế quan so với mức thuế Nga cam kết vì Việt Nam nằm trong nhóm các nước hưởng ưu đãi thuế quan của LMHQ. Liên minh sẽ dành cho Việt Nam ưu đãi thuế quan, tạo cơ hội xuất khẩu mới quan trọng đối với các nhóm hàng Việt Nam có lợi ích cơ bản như nông sản, tất cả các mặt hàng thủy sản và hàng công nghiệp như dệt, may, da giày và đồ gỗ…

Đặc biệt, với việc Việt Nam được chọn là đối tác đàm phán FTA đầu tiên của LMHQ tại khu vực châu Á, khi FTA được ký kết, doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội thâm nhập thị trường LMHQ sớm hơn với các điều kiện ưu đãi hơn các đối tác khác (đặc biệt là Trung Quốc, nước láng giềng của LMHQ), , nhiều hàng rào phi thuế quan (thủ tục hải quan, thanh toán hàng hóa, quy định kỹ thuật...) với thị trường này sẽ được gỡ bỏ; nhiều loại thuế sẽ được cắt giảm, mở đường cho hàng hóa Việt Nam vào Nga và LMHQ qua đường chính ngạnh. Cùng với các ưu đãi đặc biệt về mức thuế nhập khẩu như đã nêu trên, hàng Việt Nam đủ

Thứ nhất, việc thành lập FTA với Liên minh hải quan sẽ giúp Việt Nam có

cơ hội thâm nhập thị trường Liên minh hải quan sớm hơn, với các điều kiện ưu đãi hơn các đối tác khác (đặc biệt là Trung Quốc – nước láng giềng của Liên minh hải quan), giúp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ và đầu tư của Việt Nam, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế thế giới còn chưa ổn định như hiện nay, Là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên đàm phán ký kết FTA với Liên minh Hải quan, Việt Nam có lợi thế trong việc thâm nhập thị trường hơn so với các nước trong khu vực, các quốc gia có các sản phẩm xuất khẩu tương đồng với Việt Nam.. Có thể thấy liên minh hải quan là một thị trường mới mở cửa, có mức tăng trưởng GDP khá và tương đối ổn định (trung bình khoảng 5- 6%/năm). Đối với hàng tiêu dùng, đây cũng là thị trường không quá khó tính, nhu cầu tiêu dùng hàng nhập khẩu đang ngày càng đa dạng hóa. Như vậy, khi đó lượng hàng xuất khẩu sẽ được mở rộng một cách nhanh chóng.

Qua phân tích đánh giá tác động của FTA đối với thương mại hàng hóa cho thấy, những mặt hàng của Việt Nam có khả năng tăng trưởng xuất khẩu cao sang Liên minh hải quan gồm: gạo, các mặt hàng thực phẩm, hàng may mặc, đồ da, đồ gỗ; hàng từ Nga sang Việt Nam là hoa quả, dầu mỏ và khí gas, thịt (bò, ngựa, cừu, dê…), các sản phẩm sữa, ô tô và phụ tùng; từ Belarus có hàng may mặc, ô tô và phụ tùng, thiết bị vận tải; từ Kazakhstan là hàng may mặc, đồ da, các sản phẩm dầu mỏ, than đá…

Thứ hai, FTA với liên minh hải quan sẽ giúp Việt Nam tăng giá trị kim

ngạch thương mại 2 chiều. Theo thống kê của Bộ Công thương, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nga tăng trên 62% mỗi năm, mức tăng mạnh nhất trong các thị trường xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2010-2013. Trong năm 2013, xuất khẩu của Việt Nam sang Nga đạt trị giá hơn 1,9 tỷ USD, tăng hơn 20% so với năm trước. Vào thời điểm FTA được hình thành, xuất khẩu của Nga sang Việt Nam có thể tăng 75%, Belarus và Kazakhstan đều tăng 83%; xuất khẩu từ Việt Nam sang Nga tăng 63%, Belarus tăng 41% và Kazakhstan tăng 8%.

(Nguồn tổng hợp từ: http://www.vietnamplus.vn/lien-minh-hai-quan-se-day-

manh-dam-phan-fta-voi-viet-nam/262502.vnp)

Biểu đồ 2.10 : Dự báo tổng kim ngạch thương mại song phương Việt Nam- Liên minh hải quan khi thực hiện FTA đến năm 2020

Tổng kim ngạch thương mại song phương liên minh hải quan có xu hướng tăng đều qua các năm, tuy nhiên, tốc độ gia tăng vẫn còn chậm chưa mang lại những bước đột biến: Tổng kim ngạch lần lượt qua các năm 2007, 2010, 2012 là 1156, 1973, 2700 triệu USD. Việc thực hiện FTA Việt Nam-Liên minh hải quan dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2014 được kỳ vọng sẽ tạo ra 1 bước ngoặt trong hợp tác song phương, đưa tổng kim ngạch thương mại song phương lên mức 5 tỷ vào năm 2015 và vượt mức 10 tỷ cho đến năm 2020.

Thứ ba, đối với lĩnh vực dịch vụ và đầu tư, phân tích quan hệ song phương

cho thấy, đầu tư trực tiếp từ Liên minh hải quan vào Việt Nam cũng như từ Việt Nam sang Liên minh hải quan sẽ tăng nhờ vào các cam kết tự do hóa và môi trường đầu tư thuận lợi hơn cũng như chất lượng đầu tư được cải thiện hơn. Một hiệp định FTA toàn diện song phương sẽ là điều kiện cần và đủ để tạo hành lang pháp lý thông thoáng, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa, khơi thông dòng chảy thương mại và đầu tư giữa hai bên cho tương xứng với tiềm năng và truyền thống vốn có giữa Việt Nam với các nước trong Liên minh hải quan. Việt Nam có thể đẩy mạnh đầu tư sang các nước thành viên Liên minh hải quan trong các ngành công nghiệp nhẹ như: dệt may và sản xuất đồ gỗ, chế biến chè, cà phê…; đẩy

thông tin và truyền thông….Đồng thời, thông qua FTA, dịch vụ tài chính – ngân hàng, dịch vụ logistics và hợp tác về hải quan được mong đợi là những lĩnh vực sẽ được hai bên ưu tiên tự do hóa. Từ đó, các nước thành viên Liên minh hải quan có thể tăng cường đầu tư vào Việt Nam tại hàng loạt lĩnh vực khác mà phía bạn có thế mạnh như khai thác và chế biến dầu khí, sản xuất điện, sản xuất lắp ráp ô tô các loại, xe tải và các phương tiện ngành xây dựng khác, động cơ ô tô, dịch vụ ngân hàng, dịch vụ giáo dục….

Thứ tư, việc thực hiện FTA Việt Nam-Liên minh hải quan là điều kiện để

Việt Nam thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu, tạo cơ hội phát triền cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước mở rộng quy mô sản xuất. Hơn nữa, danh mục hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang các thành viên Liên minh hải quan và của các thành viên Liên minh hải quan sang Việt Nam không mang tính cạnh tranh, mà mang tính bổ trợ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của các bên. Việc cắt giảm/xóa bỏ thuế quan sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu, tận dụng các lợi thế so sánh của Việt Nam như hàng may mặc, thủy sản, điện tử, đồ gỗ…

Thứ năm, các nước Liên minh hải quan là những quốc gia đã có nền công

nghiệp phát triển tương đối cao trong các lĩnh vực như: năng lượng, dầu khí, công nghệ chế tạo máy…. FTA sẽ giúp doanh nghiệp 2 bên học hỏi kiến thức để cùng phát triển nâng cao khả năng cạnh tranh, đồng thời, cũng tạo cơ hội cho Việt Nam tranh thủ tiếp thu công nghệ tiên tiến của Liên minh hải quan, hiện đại hóa nền kinh tế của mình.

Thứ sáu, FTA cũng tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển

lĩnh vực xuất khẩu lao động, đồng thời tăng mức lương, giảm tình trạng thất nghiệp cho người lao động Việt Nam.

Một phần của tài liệu Những cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam khi thực hiện FTA Việt Nam-Liên minh hải quan Nga-Belarus-Kazakhstan (Trang 40)