Tổng quan về tình hình hợp tác kinh tế Việt Nam–Liên minh Hả

Một phần của tài liệu Những cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam khi thực hiện FTA Việt Nam-Liên minh hải quan Nga-Belarus-Kazakhstan (Trang 25)

Hiện nay, Việt Nam được chọn là đối tác đầu tiên Liên minh hải quan Nga- Belarus- Kazakhstan đàm phán FTA. Cùng với việc Nga trở thành thành viên WTO và xúc tiến ký kết FTA giữa Việt Nam với Liên minh Hải quan là những điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này, đồng thời mở ra thêm thị trường tiêu dùng hàng hóa rộng lớn.

Bảng 2.1 Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thuộc Liên minh hải quan giai đoạn 2007-2014

Năm

Kim ngạch xuất khẩu (Triệu USD)

Kim ngạch nhập khẩu (Triệu USD)

Nga Belarus Kazakhsta n

Nga Belarus Kazakhstan

N2007 468 10 5 578 65 29 N2008 687 15 15 1.047 97 38 N2009 415 9 14 1.415 67 82 N2010 830 14 15 999 86 29 N2011 1287 11 36 694 199 12 N2012 821 5 51 516 96 15 N2013 2599,4 14 65 1373,5 138 16 N2014 1724 14,4 100 921 96 22

Nguồn: Vinanet/Báo Công Thương điện tử, vietnamese.ruvr.ru

Từ bảng 2.1 có thể thấy xu hướng xuất khẩu giữa Việt Nam với Liên minh hải quan nhìn chung tăng qua các năm. Về kim ngạch nhập khẩu tăng nhanh trong giai đoạn từ năm 2007-2009, sau đó có sự sụt giảm đáng kể cho đến năm 2013 thì có dấu hiệu tăng trở lại.

Cụ thể, theo số liệu của Tổng cục hải quan, tổng kim ngạch trao đổi hàng hóa giữa Liên minh hải quan và Việt Nam năm 2013, so với năm 2012, tăng 179%, đạt 4205,9 triệu USD. Tuy nhiên sang năm 2014 tổng kim ngạch trao đổi hàng hóa giữa Việt Nam và Liên minh hải quan giảm 31,59%, dạt 2877,4 triệu USD, chủ yếu là do kim ngạch 2 chiều giữa VIệt Nam và Nga có sự sụt giảm đáng kể nguyên nhân bởi chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Nga năm 2014.

Quan sát bảng trên có thể thấy kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Nga chiểm tỷ trọng rất lớn trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với các nước thuộc LMHQ. Trong khi đó kim ngạch xuất nhập khẩu với 2 nước Belarus và Kazakhstan vẫn dừng lại ở những con số khiêm tốn. Có kết quả như vậy sở dĩ là do các hợp định hợp tác song phương tuy đã được ký kết trên nhiều lĩnh vực nhưng vẫn còn mang tính hình thức, không phát huy được hiệu lực. Doanh nghiệp hai bên chưa có cơ sở pháp lý chắc chắn để thiết lập quan hệ lâu dài với nhau.

Vì thế, việc sớm thành lập FTA với Liên minh hải quan sẽ giúp Việt Nam có cơ hội thâm nhập thị trường Liên minh hải quan sớm hơn, với các điều kiện ưu đãi hơn các đối tác khác đặc biệt là Trung Quốc, giúp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ và đầu tư của Việt Nam, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế thế giới còn chưa ổn định như hiện nay.

Như vậy, hiệp định FTA toàn diện song phương sẽ là điều kiện cần và đủ để tạo hành lang pháp lý thông thoáng, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa, khơi thông dòng chảy thương mại. Khi đó, xuất khẩu của Nga sang Việt Nam có thể tăng 75%, Belarus tăng 83%, Kazakhstan tăng 83%; xuất khẩu từ Việt Nam sang Nga tăng 63%, Belarus tăng 41% và Kazakhstan tăng 8%.

Một phần của tài liệu Những cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam khi thực hiện FTA Việt Nam-Liên minh hải quan Nga-Belarus-Kazakhstan (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w