Giải pháp từ phía nhà nước

Một phần của tài liệu Những cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam khi thực hiện FTA Việt Nam-Liên minh hải quan Nga-Belarus-Kazakhstan (Trang 48)

3.2.1.1 Hoàn thiện thể chế, luật pháp

Các cơ quan nhà nước có thể sẽ cần một số điều chỉnh về tổ chức để thực thi FTA, đồng thời cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống các biện pháp tự vệ phù hợp với quy định và thông lệ quốc tế, giúp các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh, tận dụng các ưu đãi của FTA với Liên minh hải quan. Cải cách thể chế kinh tế là đòi hỏi khách quan khi hội nhập quốc tế. Không thể hội nhập quốc tế hiệu quả, nếu không có thể chế kinh tế phù hợp với các luật chơi chung của thời đại. Để làm điều này, thể chế kinh tế nước ta cần đổi mới với 3 cấu thành, gồm các thể chế kinh tế tương thích và tuân thủ các cam kết hội nhập quốc tế (điều chỉnh, hoàn thiện pháp luật kinh tế phù hợp với các cam kết hội nhập); các thể chế phòng vệ nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng, giảm thiểu các tác động không thuận lợi khi thực hiện các cam kết hội nhập (chống độc quyền, bảo vệ cạnh tranh lành mạnh, tiêu chuẩn công nghệ – môi trường, hỗ trợ các đối

tượng dễ tổn thương…); các thể chế hỗ trợ để tranh thủ cơ hội, lợi ích của hội nhập quốc tế (khuyến khích cạnh tranh, sáng tạo, đổi mới công nghệ…). Đồng thời xác định rõ vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường và tạo ra các thể chế bảo đảm tôn trọng và củng cố các nền tảng cơ bản của kinh tế thị trường như quyền tài sản, quyền tự do kinh doanh, cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh. Việc đẩy mạnh cải tổ DN nhà nước (DNNN) đi đôi với phát triển dân doanh là một trong những trọng tâm.

3.2.1.2 Tạo môi trường kinh tế-chính trị xã hội ổn định

Việc tạo môi trường kinh tế-chính trị xã hội ổn định là điều hết sức cần thiết giúp cho doanh nghiệp trong nước bảo đảm ổn định công tác sản xuất, cung ứng sản phẩm cho thị trường trong nước và thị trường các nước Liên minh hải quan. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, kinh tế Nga và các nước thuộc Liên minh hải quan đang phải chịu nhiều ảnh hưởng từ bất ổn chính trị thì môi trường kinh tế chính trị ổn định ở Việt Nam là một lợi thế giúp doanh nghiệp Việt cạnh tranh khi tham gia FTA. Để thực hiện được điều đó Nhà nước cần chú ý tới các ý kiến đóng góp của người dân về việc Việt Nam đàm phán, ký kết FTA với Liên minh hải quan, và chủ động tuyên truyền cho người dân hiểu về trách nhiệm ngĩa vụ cũng như quyền lợi khi Việt Nam tham gia FTA.

3.2.1.3 Đơn giản hóa thủ tục hành chính

Bộ Công Thương cần tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính, thời gian cấp C/O thông qua việc tăng cường áp dụng C/O điện tử, thủ tục một cửa; nâng cấp hoàn thiện hệ thống cấp giấy chứng nhận xuất xứ, nghiên cứu nâng cấp hệ thống xuất xứ điện tử eCoSys, đồng thời nghiên cứu đề án tự chứng nhận xuất xứ theo hướng cho phép doanh nghiệp tự chứng nhận xuất xứ hàng hoá cho mình.

Hoàn thiện quy chế, xây dựng qui trình thủ tục chuẩn, nguyên tắc hoạt động quyền hạn và trách nhiệm của các sở ban ngành có liên quan trong giải quyết thủ tục hành chính theo đúng quyết định của Chính phủ và UBND các tỉnh ban hành.

Thực hiện mô hình “một cửa liên thông’’ trong thủ tục cấp đầu tư tại Trung tâm xúc tiến đầu tư các tỉnh.

Xây dựng và thực hiện mọi loại thủ tục hải quan theo hướng đơn giản, phù hợp với các tiêu chuẩn và tập quán quốc tế. Hiện đại hoá phương thức thực hiện các thủ tục hải quan dựa trên những phương tiện kỹ thuật hiện đại, tránh gây phiền hà cho các doanh nghiệp.

3.2.1.4 Thay đổi cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp

Việt Nam phải thay đổi cơ chế nhanh. Sự can thiệp quá nhiều và quá sâu và không đúng hướng của nhà nước vào thị trường làm hạn chế sự phát triển của DN tư nhân. DN nhà nước có động lực cạnh tranh yếu và làm thất thoát lớn về ngân sách, cổ phần hóa DN nhà nước để đa dạng hóa tạo sức cạnh tranh cho khu vực này và đảm bảo sự bình đẳng giữa các DN. Bên cạnh việc tái cơ cấu DN Nhà nước cần phát triển mạnh DN tư nhân. Nhược điểm của DN tư nhân chưa mạnh dạn, bên cạnh đó nạn tham nhũng hối lộ làm các DN mất động lực cạnh tranh, đây là trở ngại lớn cho phát triển.

Tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền về FTA của Việt Nam với Liên minh hải quan, giúp doanh nghiệp tiếp cận các nguồn thông tin cần thiết để khai thác cơ hội kinh doanh từ các nước thuộc Liên minh hải quan. Cung cấp thông tin cho DN và tham vấn với DN về các lợi thế và bất lợi cụ thể trong từng lĩnh vực, trong quá trình đàm phán cũng như sau khi ký kết FTA.

Hỗ trợ DN (đặc biệt là DN vừa và nhỏ) nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua hỗ trợ đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị quốc tế, Đẩy mạnh hỗ trợ DN mở rộng thị trường và kết nối kinh doanh thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại.

Bên cạnh đó, Nhà nước có thể giúp doanh nghiệp nâng cao nhận thức trong việc đối phó với những rào cản phi thuế quan, hoặc đàm phán lại với đối tác nhập khẩu để họ hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua rào cản. Xây dựng bộ phận chuyên hỗ trợ và giải đáp những vướng mắc cho doanh nghiệp về FTA. Cơ quan này có nhiệm vụ đến các doanh nghiệp phổ biến thông tin và thu thập những vướng mắc khó khăn của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện.

3.2.1.5 Bảo vệ sản xuất trong nước

Tuy nhập khẩu từ các nước Liên minh hải quan hiện không lớn, cơ cấu nhập khẩu lại mang tính bổ trợ hơn là cạnh tranh nhưng trong thời gian tới khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Liên minh hải quan được ký kết, hàng hóa từ các nước Liên minh hải quan (vốn là thị trường hàng hóa rộng lớn) sẽ nhanh chóng ồ ạt vào Việt Nam và tạo bất lợi về mặt cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt. Bởi vậy trong giai đoạn đầu sau khi ký kết FTA, cần thiết phải có những biện pháp bảo vệ các ngành sản xuất trong nước, đặc biệt là các ngành sản xuất thuộc các lĩnh vực xuất khẩu chủ lực của các nước thuộc Liên minh hải quan.

Cùng với đó, đã có sự xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên của hiệu tượng cạnh tranh không lành mạnh của hàng hóa nước ngoài tại thị trường Việt Nam.

Không ít hàng hóa nhập khẩu đã được bán với giá thấp kỷ lục, thậm chí được cho là giá “hủy diệt”. Những hiện tượng này đã và đang gây ra những thiệt hại nặng nề cho các doanh nghiệp Việt Nam và trong lâu dài có thể ảnh hưởng tới triển vọng của các ngành sản xuất trong nền kinh tế. Bởi vậy khi tham gia FTA với Liên minh hải quan cần thiết phải có một nghiên cứu bài bản và đầy đủ về các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các biện pháp Phòng vệ thương mại - chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ. Trước mắt có thể sử dụng biện pháp tạm thời là sử dụng các công cụ hợp pháp được WTO cho phép như tiêu chuẩn kỹ thuật, kiểm dịch thực vật.

3.2.1.6 Nâng cao hiệu lực, hiệu quả và năng lực quản lý, kiểm tra, giám sát của Nhà nước

Không chỉ riêng đối với FTA Việt Nam–Liên minh hải quan mà đối với tất cả các FTA Việt Nam đã và đang tham gia ký kết thì năng lực giám sát, kiểm tra, quản lý của nhà nước đều đóng vai trò quan trong quyết định hiệu quả khi tham gia FTA. Cơ chế, chính sách dù có tốt, có hay đến đâu nhưng nếu không có người đứng đầu biết lắng nghe ý kiến phản biện khoa học của các chuyên gia, DN và người dân để điều chỉnh kịp thời thì chính sách đó cũng không thể thực thi tốt và không thể đi vào cuộc sống. Vì vậy, trong bối cảnh mới, Việt Nam cần phải xây dựng cho được một Nhà nước thực sự là Nhà nước pháp quyền. Tức là Nhà nước thực hiện việc quản lý, điều hành đất nước và nền kinh tế thị trường chủ yếu bằng luật pháp và các chính sách vĩ mô. Theo đó, mọi sự quản lý, kiểm tra, giám sát không gây ảnh hưởng, cản trở các hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN trong nước, tạo thuận lợi hoá cho DN phát triển và sáng tạo…

3.2.1.7 Hoàn thiện chính sách khuyến khích và ưu đãi tài chính

Nhà nước cần có các giải pháp cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp thông qua hỗ trợ về lãi suất, bảo lãnh tín dụng và nâng cao năng lực xây dựng phương án kinh doanh. Cụ thể là giảm thuế thu nhập cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước thực sự khó khăn trong quá trình cạnh tranh với các sản phẩm đến từ các nước thuộc Liên minh hải quan; hỗ trợ bán ngoại tệ để các doanh nghiêp trong nước thực hiện hoạt động mua bán trao đổi, kinh doanh với các nước Nga, Belarus, Kazakhstan; kiểm soát giá cả hàng hoá, nguyên vật liệu trên địa bàn, giá cả các yếu tố đầu vào nói chung, đảm bảo ổn định, tránh có những đột biến về giá cả trên thị trường. Muốn vậy, cần áp dụng triệt để các biện

pháp mà Chính phủ chỉ đạo về ổn định thị trường, kết hợp với tình hình thực tế ở địa phương.

Một phần của tài liệu Những cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam khi thực hiện FTA Việt Nam-Liên minh hải quan Nga-Belarus-Kazakhstan (Trang 48)