Giải pháp từ phía doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Những cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam khi thực hiện FTA Việt Nam-Liên minh hải quan Nga-Belarus-Kazakhstan (Trang 52)

3.2.2.1 Nâng cao chất lượng sản phẩm

Để có thể cạnh tranh với hàng hóa nước ngoài đồng thời tạo niềm tin cho người tiêu dung ở thị trường các nước thuộc Liên minh hải quan, các doanh nghiệp cần tự nâng cao năng lực doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm của mình bằng cách: Cải tiến máy móc trang thiết bị, trình độ khoa học công nghệ, nâng cao trình độ, chất lượng lao động trong doanh nghiệp. Dù nhà nước có hỗ trợ tốt tới đâu thì việc thành công hay thất bại khi thực hiện xuất khẩu vẫn do năng lực bản than mỗi doanh nghiệp, vì vậy việc nâng cao chất lượng sản phẩm là hết sức cần thiết.

Đặc biệt các sản phẩm thuộc lĩnh vực xuất khẩu chủ lực và các sản phẩm nhập khẩu chính của các nước Liên minh hải quan cần đẩy nhanh công tác cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, đông thời học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng sản xuất từ các nước bạn.

3.2.2.2 Điều chỉnh cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

Mặc dù cốt lõi là phải nâng cao chất lượng sản phẩm mỗi doanh nghiệp, tuy nhiên, đó là giải pháp trong dài hạn. Trước mắt doanh nghiệp cần phải điều chỉnh sản xuất các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường các nước thuộc Liên minh hải quan để đáp ứng nhu cầu thị trường, các tiêu chuẩn về kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt là các mặt hàng mang tính bổ trợ cho thị trường các nước thuộc Liên minh hải quan, giảm bớt sức ép cạnh tranh.

3.2.2.3 Chuẩn bị và chủ động từ phía doanh nghiệp

Các doanh nghiệp Việt Nam phải nghiên cứu kỹ lưỡng luật pháp hiện hành của các nước thuộc Liên minh hải quan về quy trình đăng ký văn phòng đại diện và chi nhánh, đăng ký thuế và đăng ký tạm trú để tránh những sai lầm đáng tiếc như vụ việc cá Tra cá Basa. Đồng thời, các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động nghiên cứu thị trường cũng như lựa chọn đối tác “vừa miếng”, tìm hợp đồng phù hợp với doanh nghiệp để kịp thời đóng góp ý kiến cho đàm phán, cũng như có thể kịp thời tận dụng được lợi ích của FTA ngay khi mới thành lập.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần chủ động tiếp cận, cập nhật thông tin, đồng thời xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, an toàn thực phẩm, chuẩn bị nguồn cung cấp nhằm đảm bảo nguyên liệu

đầu vào có nguồn gốc hợp pháp và chất lượng tốt nhất. Doanh nghiệp cần có tầm nhìn dài hạn để bám sát lộ trình và các quy định khi tham gia FTA với Liên minh hải quan để tận dụng tốt nhất các cơ hội.

Doanh nghiệp cũng cần chủ động đóng góp ý kiến với Chính phủ để được tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp khi ký kết FTA với Liên minh hải quan. Đồng thời cải thiện các chuẩn mực trong hoạt động kinh doanh: kế toán, lao động, môi trường.

3.2.2.4 Xây dựng chuỗi cung ứng sản phẩm

Các doanh nghiệp phải tổ chức, đổi mới phương thức kinh doanh, xác lập các liên kết từ sản xuất, phân phối đến tiêu dùng và xuất khẩu; hình thành chuỗi cung ứng để có thể tạo chỗ đứng vững chắc trong các chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu từ đó khai thác tốt nhất cơ hội mà VCUFTA mang lại.

Các doanh nghiệp trong nước cần có sự phối kết trong hành động, chủ động hợp tác, tạo thành chuỗi cung ứng sản phẩm để cạnh tranh với hàng hóa đến từ các nước thuộc Liên minh hải quan. Các doanh nghiệp cùng tham gia một chuỗi cung ứng sản phẩm có thể suy nghĩ tới việc sáp nhập, liên kết, tạo ra sức mạnh cạnh tranh lớn hơn, thế đứng bền vững hơn.

3.2.2.5 Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu của doanh nghiệp sang thị trường các nước Liên minh hải quan

Ngoài việc chú trọng nâng cao chất lượng để tăng sức cạnh tranh của hàng hóa, doanh nghiệp phải nâng cao năng lực tiếp thị, quảng bá, thực hiện các hoạt động xúc tiến sang thị trường các nước Liên minh hải quan bao gồm như:

Một là, chủ động tìm kiếm đối tác chào hàng thông qua việc tham gia hội chợ, triển lãm và hội thảo chuyên đề tổ chức tại Việt Nam hoặc các nước Liên minh hải quan, qua văn phòng các nước Liên minh hải quan tại Việt Nam…

Hai là, tìm hiểu và nghiên cứu thị trường các nước Liên minh hải quan trực tiếp hoặc thông qua phòng thương mại của Nga, Belarus, Kazakhstan tại Việt Nam, phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, cục xúc tiến thương mại Bộ thương mại, tham tán thương mại Việt Nam tại các nước thuộc LMHQ, trung tâm thông tin thương mại Bộ thương mại,…

3.3.2.6 Nâng cao vai trò của thương mại điện tử trong kinh doanh xuất khẩu

Thương mại điện tử tuy là lĩnh vực mới mẻ nhưng đang phát triển rất nhanh và tiềm năng cũng rất lớn, sử dụng công cụ này sẽ giúp cho nhân viên kết nối,

giao dịch với khách hàng dễ dàng bằng thư điện tử, tìm kiếm thông tin thị trường nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí.

Thay vì phải soạn thảo hợp đồng bằng giấy, hai bên đối tác phải đến gặp nhau để thỏa thuận ký kết hợp đồng thì giờ đây được thay thế bằng thư điện tử, hai bên không cần đi đến gặp nhau mà thỏa thuận với nhau ngay tại doanh nghiệp của mình và ký hợp đồng ngay bằng thư điện tử. Sử dụng thương mại điện tử là công cụ hữu hiệu giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian, giảm chi phí, tăng tính hiệu quả. Tham gia sàn giao dịch điện tử Business to Business ( B2B ): khi tham gia sàn giao dịch này giúp doanh nghiệp tìm kiếm thông tin về thị trường và sản phẩm, thiết lập mối quan hệ cũng như đàm phán giao dịch với đối tác dễ dàng và nhanh chóng. Thông tin trên sàn giao dịch điện tử đầy đủ, đa dạng và có tính chính xác cao. Tham gia sàn giao dịch, doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận được khách hàng cũng như đối tác trực tiếp.

3.3.2.7 Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên

Bất kỳ một doanh nghiệp nào có vốn lớn, trang thiết bị hiện đại mà nguồn nhân lực lại không bảo đảm cho việc sản xuất, quản lý, kinh doanh thì doanh nghiệp khó có thể phát triển được bởi con người là chủ thể quyết định đến các hoạt động của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản nói riêng, nguồn nhân lực là một vấn đề nan giải và khó giải quyết trong thời gian ngắn. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải chú trọng nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên thông qua một số biện pháp sau:

Một là, thường xuyên gửi các cán bộ kinh doanh trẻ, có triển vọng tới các trung tâm đào tạo kinh doanh quốc tế ở trong và ngoài nước.

Hai là, tạo điều kiện để các nhân viên còn yếu kém, chưa có kinh nghiệm và nghiệp vụ đi học các lớp đào tạo bổ sung hoặc đào tạo tại chức.

Ba là, bố trí để các nhân viên trẻ, có năng lực, năng động nhưng còn thiếu kinh nghiệm trong doanh nghiệp cùng làm việc với những nhân viên lớn tuổi và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn để các nhân viên trẻ học hỏi thêm kinh nghiệm…

Bốn là, đào tạo đội ngũ nhân viên kỹ thuật làm nhiệm vụ giám định hàng hóa. Có được đội ngũ lao động tốt là điều kiện cần đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đội ngũ lao động này làm việc một cách có hiệu quả, trung thành với doanh nghiệp thì các doanh nghiệp cần phải có chế độ khen thưởng hợp lý, xử phạt nghiêm minh đối với các trường hợp vi phạm làm tổn hại đến doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Chương 1: Tìm hiểu cơ sở lý luận về FTA Việt Nam-Liên Minh hải quan Nga-Belarus-Kazakhstan (VCUFTA) thông qua việc tìm hiểu lý thuyết về FTA, khái quát về Liên Minh hải quan và nội dung Hiệp định. Những nội dung chính này là nền tảng cho việc nghiên cứu đề án. Đồng thời, đề án còn xem xét tình hình đàm phán Hiệp định của các nước tham gia và kết quả của mỗi vòng đàm phán. Chương 1 chủ yếu đưa ra những vấn đề lý thuyết cơ bản, khách quan, là tiền đề cho việc phát triển phân tích ảnh hưởng của Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương đến xuất khẩu da giày của Việt Nam.

Chương 2: Thông qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận ở chương 1 để phân tích các cơ hội và thách thức mà VCUFTA mang lại cho doanh nghiệp Việt Nam. Đầu tiên là việc nghiên cứu tổng quan thực trạng hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Liên Minh hải quan, sau đó đi sâu vào việc nghiên cứu mối quan hệ thương mại, kinh tế của Việt Nam với từng nước thuộc Liên Minh hải quan trong những năm gần đây. Trên cơ sở thực trạng mối quan hệ kinh tế đã nghiên cứu, đề án đi sâu vào việc phân tích các cơ hội, thách thức mà doanh nghiệp trong nước nhận được khi thực hiện VCUFTA. Từ việc phân tích này sẽ đưa ra những định hướng, giải pháp để tận dụng cơ hội cho các doanh nghiệp cũng như phát triển quan hệ thương mại, kinh tế của Việt Nam với các nước trong Liên Minh hải quan

Chương 3: Đề án tập trung vào đinh hướng phát triển quan hệ thương mại cũng như quan hệ kinh tế của Việt Nam với các nước trong Liên minh hải quan cho đến năm 2020. Xem xét các cơ hội, thách thức mà doanh nghiệp trong nước nhận được khi thực hiện VCUFTA để đưa ra giải pháp từ 2 phía nhà nước và doanh nghiệp để khai thác hiệu quả cơ hội cũng như đối mặt với thách thức.

Như vậy, đề án đã nghiên cứu, phân tích các cơ hội và thách thức mà doanh nghiệp Việt Nam sẽ nhận được khi tham gia VCUFTA, từ đó gợi ý định hướng phát triển quan hệ thương mại, quan hệ kinh tế của Việt Nam với các nước trong Liên minh hải quan, đồng thời đưa ra giải pháp tận dụng cơ hội, hóa giải thách thức.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GS.TS.Đỗ Đức Bình, PGS.TS. Ngô Thị Tuyết Mai, (2012), “Giáo trình kinh tế quốc tế”, NXB ĐHKTQD

2. Nguyễn Văn Trình, (2006), “Kinh tế đối ngoại Việt Nam”, NXB ĐHQGTPHCM

3. Nguyễn Đức Thành (2010), “Cơ hội và thách thức của doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay” – Luận văn tốt nghiệp.

4. Phan Thị Huyền Trang (2008), “Thực trạng và xu thế phát triển của Hiệp định thương mại tự do (FTA) trong khu vực ASEAN” – Khóa luận tốt nghiệp. 5. Đường Vinh Sường (2004), “Toàn cầu hóa kinh tế- Cơ hội và thách thức

với các nước đang phát triển”, Nxb Thế giới, Hà Nội.

6. Báo cáo tổng hợp “Các giải pháp để Việt Nam khai thác tối đa những lợi ích thương mại từ các Hiệp định tự do thương mại”, (2006)

7. Phùng Thanh Huy (2013), “Giải pháp hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế trong điều kiện hội nhập”, đề án môn học.

8. James Riedel, Steve Parker, (2003), “Đánh Giá Tác Động Kinh Tế Của Hiệp Định Thương Mại Song Phương Việt Nam - Hoa Kỳ”, NXB chính trị quốc gia

9. TS. Trịnh Thị Thanh Thủy (2004), “Quá trình phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Liên bang Nga trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”, luận án tiến sĩ kinh tế

10. PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Liên (2012), “Thuế quan và Liên minh thuế quan”

11.Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Xô viết Liên bang Nga, Bộ Công thương (1991)

12.Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Liên bang Nga, Bộ Công thương (1994)

13. Website www.trungtamwto.vn : Trung tâm WTO – Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam

14. Website www.mutrap.org.vn : Dự án hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của Châu Âu

15. Website www.vneconomy.vn: Báo điện tử - Thời báo kinh tế Việt Nam 16. Website www.customs.gov.vn : Tổng cục hải quan Việt Nam

17. Website www.vov.vn : Đài tiếng nói Việt Nam

18. Website www.moit.gov.vn : Bộ Công thương Việt Nam

Một phần của tài liệu Những cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam khi thực hiện FTA Việt Nam-Liên minh hải quan Nga-Belarus-Kazakhstan (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w