Định hướng nhằm phát triển quan hệ thương mại hoặc quan hệ kinh tế Việt

Một phần của tài liệu Những cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam khi thực hiện FTA Việt Nam-Liên minh hải quan Nga-Belarus-Kazakhstan (Trang 47)

Việt Nam với các nước trong Liên minh hải quan

Liên minh hải quan Nga-Belarus-Kazakhstan là nền kinh tế có cơ cấu hàng hóa bổ sung với Việt Nam, do đó, việc ký kết FTA này không chỉ giúp thúc đẩy xuất khẩu mà còn có thể cải thiện cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam, không làm ảnh hưởng nhiều đến khả năng cạnh tranh ngành của nhau. Nhằm tận dụng tối đa cơ hội đó, Việt Nam đã có những định hướng lớn để phát triển quan hệ thương mại cũng như quan hệ kinh tế với các nước thuộc Liên minh hải quan cho tới năm 2020.

a) Định hướng xuất nhập khẩu:

Tăng cường hợp tác thương mại với các nước thuộc Liên minh hải quan đưa tổng kim ngạch thương mại song phương vượt mức 10 tỷ USD vào trước năm 2020.

Về xuất khẩu, Việt Nam sẽ tận dụng cơ hội từ sự tăng trưởng cúa các nước thuộc Liên minh hải quan, sự thiếu hụt về nguyên nhiên vật liệu và một số hàng hóa khác như nông sản, thủy sản để tăng cường xuất khẩu sang các nước này. Đồng thời khai thác tiềm năng XK những mặt hàng mới theo hướng đầu tư từ các nguồn vốn trong nước và vốn FDI. Định hướng xuất khẩu chính vào một số mặt hàng: gạo, các mặt hàng thực phẩm, hàng may mặc, đồ da, đồ gỗ, thủy hải sản,...

Về nhập khẩu, do nhập khẩu từ các nước Liên minh hải quan hiện không lớn, cơ cấu nhập khẩu lại mang tính bổ trợ hơn là cạnh tranh, cho nên thúc đẩy nhập khẩu cũng sẽ đem lại những lợi ích lớn cho Việt Nam. Định hướng một số mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ các nước thuộc Liên minh hải quan: hàng từ Nga sang Việt Nam là hoa quả, dầu mỏ và khí gas, thịt (bò, ngựa, cừu, dê…), các sản phẩm sữa, ô tô và phụ tùng; từ Belarus có hàng may mặc, ô tô và phụ tùng, thiết bị vận tải; từ kazakhstan là hàng may mặc, đồ da, các sản phẩm dầu mỏ, than đá…

Việt Nam cũng sẽ cố gắng tận dụng việc lĩnh vực dịch vụ được ưu tiên tự do hóa để tập trung phát triển các dịch vụ tài chính - ngân hàng, dịch vụ logistics và hợp tác về hải quan. Đặc biệt là lĩnh vực tài chính - ngân hàng được kỳ vọng sẽ đem lại những bước chuyển biến tích cực cho việc thanh toán tiền hàng giữa doanh nghiệp hai bên, Việt Nam sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng Việt Nam nói riêng và doanh nghiệp Việt nói chung để có thể cạnh tranh với các ngân hàng

b) Định hướng thu hút đầu tư, phát triển dịch vụ

Nhờ vào các cam kết tự do hóa và môi trường đầu tư thuận lợi hơn cũng như chất lượng đầu tư được cải thiện hơn, đầu tư trực tiếp từ Liên minh hải quan vào Việt Nam cũng như từ Việt Nam sang Liên minh hải quan sẽ tăng, do đó các chính sách thu hút đầu tư sẽ được chính phủ chú trọng điều chỉnh hoàn thiện, đặc biệt là một số lĩnh vực đầu tư mà Liên minh hải quan có thế mạnh như: khai thác và chế biến dầu khí, sản xuất điện, sản xuất lắp ráp ô tô các loại, xe tải và các phương tiện ngành xây dựng khác, động cơ ô tô, dịch vụ ngân hàng, dịch vụ giáo dục…. Cùng với đó Việt Nam có định hướng đẩy mạnh đầu tư sang các nước thành viên Liên minh hải quan trong các ngành công nghiệp nhẹ như: dệt may và sản xuất đồ gỗ, chế biến chè, cà phê…; đẩy mạnh hợp tác các lĩnh vực dịch vụ như y học cổ truyền, giáo dục và đào tạo, thông tin và truyền thông….

3.2 Giải pháp nhằm tận dụng những cơ hội của FTA đối với doanh nghiệp Việt Nam

Để tận dụng hiệu quả cơ hội từ FTA giữa Việt Nam và Liên minh hải quan cần phải có những giải pháp đúng đắn từ phía doanh nghiệp dựa theo định hướng đã nêu ở phần 3.1, cùng với đó là các giải pháp trợ giúp từ phía nhà nước. Phần này tập trung nghiên cứu giải pháp tận dụng cơ hội của VCUFTA của doanh nghiệp và giải pháp hỗ trợ từ phía Nhà nước.

Một phần của tài liệu Những cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam khi thực hiện FTA Việt Nam-Liên minh hải quan Nga-Belarus-Kazakhstan (Trang 47)