Việt Nam– Kazakhstan

Một phần của tài liệu Những cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam khi thực hiện FTA Việt Nam-Liên minh hải quan Nga-Belarus-Kazakhstan (Trang 36)

Việt Nam và Kazakhstan thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 29/6/1992. Đến nay, hai nước đã thiết lập quan hệ ngoại giao được 23 năm .Nhìn lại hơn 20 năm qua, quan hệ giữa 2 nước tiếp tục được củng cố và phát triển. 20 năm kể từ ngày tuyên bố độc lập năm 1991, với đường lối đối ngoại đa dạng, cân bằng, Kazakhstan tăng cường mở rộng quan hệ với các nước lớn như Nga, Mỹ, Trung Quốc và châu Âu, đồng thời tiếp tục củng cố tăng cường quan hệ với các nước bạn bè truyền thống trong đó có Việt Nam.

Trong hơn 20 năm qua, trên cơ sở quan hệ tốt đẹp, hai bên đều mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế thương mại, văn hóa…Quan hệ của hai nước còn được thể hiện rõ, khi hai nước phối hợp hành động chặt chẽ và ủng hộ lẫn nhau tại Liên Hợp Quốc và tại các diễn đàn quốc tế khác.

Kazakhstan là nước có diện tích lớn nhất khu vực Trung Á, dân số chỉ hơn 16,6 triệu người, nhưng lại có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú với trữ lượng dầu mỏ đứng thứ 8 trên thế giới. Riêng vùng biển Caspi của Kazakhstan có trữ lượng 8 tỷ tấn dầu; đứng thứ 3 về trữ lượng crôm, thứ 2 thế giới về trữ lượng uran, thứ 4 về trữ lượng quặng, thiếc và thứ 8 về trữ lượng vàng, than. Đây là tiềm năng to lớn để thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa 2 nước, nhất là lĩnh vực khai khoáng, dầu khí. Để khai thác tiềm năng này, Việt Nam và Kazakhstan ký kết nhiều Hiệp định về kinh tế, thương mại, khuyến khích bảo hộ đầu tư và một số Bản ghi nhớ, Thỏa thuận hợp tác, trong đó có Thỏa thuận Hợp tác chiến lược giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tổng Công ty Dầu khí Kazakhstan; hợp tác trong lĩnh vực khoáng sản, năng lượng.

Tuy vậy, hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Kazakhstan chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước, kim ngạch thương mại song phương còn thấp năm 2012, mới chỉ đạt 66 triệu USD. Thống kê từ Bộ Công Thương cho thấy kim

ngạch song phương giữa Việt Nam và Kazakhstan đã có sự tăng trưởng khá. Tính đến hết năm 2013, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước năm đạt trên 81 triệu USD, tăng 65,31% so với năm 2011. Sang năm 2014, kim ngạch song phương đã đạt 123 triệu USD, tăng hơn 51,85% so với năm 2013.

Hiện nay, Việt Nam là nước sản xuất nuôi trồng thủy sản đứng thứ 3 trên thế giới, đồng thời là quốc gia đứng thứ 5 về kim ngạch xuất khẩu, đứng trong top 3 toàn cầu về số lượng nhà máy đạt tiêu chuẩn EU với hơn 450 nhà máy được cấp code để xuất khẩu. Do đó, có thể khẳng định, Việt Nam là nhà cung cấp thủy sản lớn trên thế giới, đây sẽ là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy hơn nữa giá trị xuất khẩu thủy sản sang Kazakhstan.

Kazakhstan có thế mạnh về các thực phẩm ngũ cốc như: lúa mì, lúa mạch, cao lương, ngô, đậu... trong khi đó, Việt Nam đang có nhu cầu lớn về nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi. Do đó, Kazakhstan có thể hợp tác với Việt Nam thông qua việc cung cấp sản phẩm thức ăn chăn nuôi cho các nhà máy chế biến xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam.

Năm 2011, Kazakhstan là đối tác thương mại đứng thứ 88 của Việt Nam. Cũng giống như Nga, từ năm 2011 cán cân thương mại của Việt Nam chuyển sang xuất siêu đối với thị trường này.

Nguồn: Tổng hợp từ Vinanet/Báo Công Thương điện tử, vietnamese.ruvr.ru

Biểu đồ 2.7: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu, tốc độ tăng/giảm, cán cân thương mại giữa Việt Nam và Kazakhstan giai đoạn 2007-2014

Tổng trị giá hàng hoá trao đổi hai chiều giữa Việt Nam và Kazakhstan trong năm 2014 là 123 triệu USD, tăng 51,85% so với năm trước. Trong đó, kim ngạch hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang trị trường này là 101 triệu USD, tăng gấp 1,6 lần và nhập khẩu là 22 triệu USD, tăng 37,5%. Tuy nhiên sự tăng trưởng này vẫn chưa xứng với tiềm năng và mong muốn của cà 2 bên. Bởi cả hai nước đều có những tiềm năng lớn để đẩy mạnh hợp tác song phương. Nền kinh tế hai nước mang tính chất bổ sung lẫn nhau. Việt Nam có thể đáp ứng được nhu cầu của Kazakhstan về các sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới, hải sản, may mặc, giày dép, dược phẩm và y tế, thiết bị điện, máy tính và linh kiện máy tính… Nền kinh tế Kazakhstan thiên về xuất khẩu nguyên liệu và có thể cung cấp cho Việt Nam kim loại, da nguyên liệu, lông thú và các sản phẩm từ lông thú, hóa chất, cao su, máy móc thiết bị cho ngành công nghiệp khai khoáng… Những mặt hàng nêu trên là những mặt hàng mà Việt Nam có nhu cầu trong khi Kazakhstan lại có lợi thế so sánh.

Bảng 2.5 : Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu, tốc độ tăng/giảm, cán cân thương mại giữa Việt Nam và Kazakhstan giai đoạn 2007-2014

Năm

Kim ngạch (Triệu USD) Triệu USD

Tăng/giảm năm sau so năm trước (%) XK NK Tổng CCTM XK NK Tổng N2007 5 29 35 -24 182,7 90,2 100,6 N2008 15 38 53 -24 165,3 30,6 51,9 N2009 14 82 96 -68 -3,8 115,0 82,1 N2010 15 29 44 -13 10,8 -65,1 -54,1 N2011 36 12 49 24 134,3 -56,5 10,6 N2012 51 15 66 36 41,67 25 34,69 N2013 65 16 81 49 27,45 6,67 22,73 N2014 101 22 123 79 55,38 37,5 51,85

Nguồn: Tổng hợp từ Vinanet/Báo Công Thương điện tử, vietnamese.ruvr.ru

Việt Nam xuất khẩu sang Kazakhstan chủ yếu là điện thoại các loại & linh kiện, hàng thủy sản (xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Kazakhstan năm 2014 đạt 9,5 triệu USD; cả năm 2013 đạt hơn 11,4 triệu USD, chiếm 18,08% tổng kim ngạch xuất khẩu). Trong khi đó Việt Nam nhập khẩu từ thị trường này lại là sắt thép các loại, kim loại thường, bông.

Bảng 2.6 : Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu một số nhóm hàng chính của Việt Nam với Kazakhstan năm 2012-2014

Đơn vị tính: Nghìn USD

Xuất khẩu

Tên hàng Năm 2014 Năm 2013 Năm 2012

Tổng kim ngạch 101.145 65.018 51.365

Điện thoại các loại & linh kiện 56.894 29.312 22.416

Hàng thủy sản 11.408 11.754 8.623

Hàng hóa khác 32.843 23.952 20.326

Nhập khẩu

Tên hàng Năm 2014 Năm 2013 Năm 2012

Tổng kim ngạch 22.042 16.622 15.235

Kim loại thường 9.105 2.653 4.698

Sắt thép 8.489 10.762 8.521

Hàng hóa khác 4.448 3.207 2.016

Nguồn : Tổng cục Hải quan

Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Kazakhstan cho thấy hàng hóa xuất khẩu chủ lực vẫn là điện thoại và linh kiện điện tử (năm 2014 đạt hơn 56 triệu USD, chiếm hơn 56% tổng kim ngạch xuất khẩu).

Nguồn: Tổng cục Hải quan, tổng hợp từ bài viết “Sơ bộ tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam – Kazkhstan trong năm 2014”

Biểu đồ 2.8 Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam với Kazakhstan trong năm 2014

Cùng với việc các hãng điện thoại lớn trên thế giới đang lần lượt di chuyển công xưởng của mình đến Việt Nam, chúng ta có thể tận dụng cơ hội đó phát huy thế mạnh vốn có, nâng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang

2014 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Kazkhstan đối với mặt hàng này đạt trên 11 triệu USD, chiếm 11,28% trong tổng cơ cấu xuất khẩu.

Nguồn: Tổng cục Hải quan, tổng hợp từ bài viết “Sơ bộ tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam – Kazkhstan trong năm 2014”

Biểu đồ 2.9 Cơ cấu hàng nhập khẩu của Việt Nam với Kazakhstan trong năm 2014

Trong khi đó trong tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Kazakhstan, nhập khẩu kim loại thường vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất 41,31% với 9,11 triệu USD; nhập khẩu sắt thép cũng chiếm tỷ trọng cao chiếm 38,51% trong tổng cơ cấu nhập khẩu, đạt gần 8,5 triệu USD. Điều đó cho thấy nhập khẩu Việt Nam từ Kazakhstan đang đi đúng hướng, bởi thế mạnh của Kazakhstan là xuất khẩu hàng nguyên liệu thô như dầu, kim loại màu. Tuy nhiên Việt Nam cần nhanh chóng đẩy mạnh nhập khẩu từ Kazakhstan để nâng mức kim ngạch nhập khẩu đồng thời thu về các nguồn nguyên liệu quý.

Một phần của tài liệu Những cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam khi thực hiện FTA Việt Nam-Liên minh hải quan Nga-Belarus-Kazakhstan (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w