Biểu hiện gen mã hóa cellulase trong nấm mốc

Một phần của tài liệu Tinh sạch và nghiên cứu đặc tính của cellulase tự nhiên và tạo cellulase tái tổ hợp từ nấm sợi tại Việt Nam (Trang 40)

5. Ý nghĩa khoa học thực tiễn của luận án

1.3.4. Biểu hiện gen mã hóa cellulase trong nấm mốc

Một số gen mã hóa -glucanase từ nấm mốc sau khi phân lập được đưa vào hệ biểu hiện chính nó [163] hoặc loài khác [147] đã thu được năng suất cao hơn gấp nhiều lần so với chủng tự nhiên. Các chủng nấm mốc A. niger A. oryzae

thường được dùng làm hệ biểu hiện gen mã hóa -glucanase sử dụng trong thương mại [150], [164]. Bên cạnh đó, T. reesei cũng được phát triển thành vật chủ để biểu hiện có hiệu quả các protein ngoại lai trong đó có cellulase [70].

Rashid và đtg (2008) đã biểu hiện F1-CMCase (24 kDa, 221 aa) từ A. aculeatus trong A. oryzae D300. Hoạt tính enzyme tái tổ hợp đạt cao nhất (18,3 U/ml) sau 120 giờ biểu hiện trong môi trường chứa nguồn tinh bột. Nhiệt độ và pH tối ưu là 50C và 4,5, bền ở pH 2-9 và dưới 45C [147]. Năm 2002, Rose và Zyl đã biểu hiện thành công -glucanase I từ T. reesei trong A. niger D15 dưới sự kiểm soát của promoter glyceraldehyde-6-phosphate dehydrogenase (GDP) và terminator glaA. Enzyme tái tổ hợp hoạt động tối ưu trong môi trường pH 5, ở 60°C. Hoạt tính enzyme còn trên 80% sau khi ủ ở 50°C trong 3 giờ [150].

Năm 1998, Takashima và đtg đã biểu hiện cellulase từ T. reesei trong A. oryzae dưới sự điều khiển của promoter Taka-amylase. Cellulase tái tổ hợp hoạt động tốt nhất ở 50-70C và pH 4-5, hoạt tính đạt cao nhất sau 3-4 ngày nuôi biểu hiện [164]. Todaka và đtg (2010) đã biểu hiện gen mã hóa -glucanase từ một loài cộng sinh (Reticulitermes speratus) ở mối trong A. oryzae cho biết enzyme tái tổ hợp tinh sạch có hoạt tính riêng 769,6 U/mg và Vmax đạt 603 µmol/mg/min cao hơn so với -glucanase tái tổ hợp trong T. reesei [166].

Một phần của tài liệu Tinh sạch và nghiên cứu đặc tính của cellulase tự nhiên và tạo cellulase tái tổ hợp từ nấm sợi tại Việt Nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)