Các thử nghiệm kiểm soát đối với doanh thu,chi phí của ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN CÁC LOẠI DOANH THU CHI PHÍ TRONG KIỂM TOÁN BCTC CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 26 - 37)

của ngân hàng thương mại

Trong kiểm toán tài chính, kiểm toán doanh thu, chi phí luôn gắn liền với kiểm toán Báo cáo kết quả kinh doanh. Chính vì vậy khi trưởng nhóm phân công việc kiểm toán đối với từng phần hành cụ thể. Nhóm kiểm toán được giao nhiệm vụ kiểm toán báo cáo kết quả kinh doanh sẽ phân công công việc cho từng người với khoản mục cụ thể, thời gian cụ thể. Trong bất kỳ cuộc kiểm toán nào, công việc kiểm toán đều được thực hiện theo trình tự sau:

- Các thử nghiệm kiểm soát

- Các thử nghiệm cơ bản: Các thủ tục phân tích. Kiểm tra chi tiết.

Theo đó kiểm toán doanh thu,chi phí trong kiểm toán báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại cũng được tiến hành theo trình tự sau.

1.3.1. Các thử nghiệm kiểm soát đối với doanh thu, chi phí của ngân hàng thương mại thương mại

Đây là bước đầu tiên giúp kiểm toán viên thực hiện kiểm toán doanh thu, chi phí. Các thử nghiệm kiểm soát giúp kiểm toán viên đạt được những hiểu biết sau đây:

-Thứ nhất là các chính sách, các qui định của Nhà nước, NHTƯ của bản thân ngân hàng về các khoản doanh thu, chi phí

- Thứ hai nó giúp kiểm toán viên đánh giá việc thực hiện các chính sách hay những quy định đó.

- Thứ ba các thử nghiệm kiểm soát giúp cho kiểm toán viên nhận biết (tìm hiểu) việc thực hiện các chính sách hay các quy định đó. Việc thực hiện các thử nghiệm còn được gọi là việc tìm hiểu về chính sách kế toán về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng đối với khoản mục doanh thu, chi phí. Cụ thể:

1.3.1.1 Đối với doanh thu của ngân hàng thương mại

a. Những vấn đề cần tìm hiểu

 Trước tiên kiểm toán viên cần xem xét các quy định của nhà nước, NHTW, và của bản thân ngân hàng thương mại về tính dụng, về chính sách lãi suất, tỉ giá ngoại tệ áp dụng, về doanh thu và ghi nhận doanh thu, các khoản thu nhập khác, về các loại cho vay với các điều kiện khác nhau. Các chính sách tỉ giá ngoại tệ theo từng ngày

Ví dụ:

- Kiểm toán viên tìm hiểu các chính sách liên quan đến tỉ giá giao dịch ngoại tệ liên ngân hàng như thế nào, tỉ lệ ngoại tệ bán ra, mua vào có khớp với hoạt động thanh toán thực sự của ngày đó không.

- Kiểm toán viên xem xét mức dự trữ tiền bắt buộc đối với ngân hàng thương mại đang kiểm toán

- Các khoản thu nhập liên quan đến hoạt động góp vốn liên doanh chỉ phát sinh khi lợi nhuận được chia lợi nhuận từ các khoản này

- Các khoản thu nhập bất thường đối với hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ chỉ phát sinh khi có thu từ các hoạt động này và các hoạt động này phải được phê duyệt của người có thẩm quyền, số thu nhập này bao gồm toàn bộ số tiền thu được từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ bao gồm cả phế liệu thu hồi (chưa trừ khoản chi phí nào). Các khoản thu nhập bất thường khi phát sinh đều phải lập biên bản ghi nhận phát sinh và ý kiến xử lý của người có thẩm quyền (giám đốc…)

- Kiểm toán viên tìm hiểu các chính sách của bản thân ngân hàng về cấp có thẩm quyền ký thanh lý TSCĐ, về thu nhập khác và thu nhập bất thường.

- Kiểm toán viên tìm hiểu các nguyên tắc ghi nhận doanh thu, thu nhập khác của ngân hàng thương mại, nguyên tắc ghi nhận doanh thu có phù hợp với một ngân hàng thương mại, thời điểm ghi nhận doanh thu đúng kỳ không… Xem xét các chính sách về tỉ giá để qui định doanh thu

- Kiểm toán viên tìm hiểu hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán được sử dụng trong hạch toán doanh thu và thu nhập khác của doanh nghiệp như sổ chi tiết theo dõi doanh thu…Mỗi doanh nghiệp đều có hệ thống phát sinh, xử lý và vào sổ các nghiệp vụ kinh tế riêng nên việc tìm hiểu các sổ sách chứng từ của ngân hàng thương mại có đầy đủ không cũng rất quan trọng; nó giúp kiểm toán viên có sự hiểu biết kỹ hơn về chính sách kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng

- Kiểm toán viên tìm hiểu các qui định nội bộ của ngân hàng thương mại về cơ cấu và các bộ phận tham gia vào thực hiện giao dịch, các nhân viên phòng tín dụng để tìm hiểu xem các điều kiện cho vay có được thực hiện đầy đủ không. Các chức năng phê duyệt tín dụng và thực hiên cho vay được thực hiện như thế nào.

- Các quy định về việc phân loại doanh thu, thời điểm khoá sổ các giao dịch

 Tiếp theo, kiểm toán viên tìm hiểu việc thực hiện các chính sách các qui định trên đối với doanh thu, thu nhập khác. Cụ thể

- Kiểm toán viên xem xét các phiếu tính lãi tiền vay có được phê duyệt bởi những người có thẩm quyền hay không

- Các khoản giảm lãi vay có được phê duyệt của người phụ trách không

- Ngân hàng có mở sổ chi tiết theo dõi doanh thu

- Kiểm tra tìm hiểu quá trình thực hiện cho vay, phê duyệt các loại tín dụng khác, việc cung cấp các dịch vụ khác của ngân hàng cũng như việc ghi nhận doanh thu, thu nhập diễn ra trong thực tế, việc lập hoá đơn cung cấp dịch vụ, phiếu tính lãi cũng như quá trình luân chuyển của chúng. Các phiếu thu, phiếu chi có được đánh số thứ tự đầy đủ không, các chứng từ đi kèm có đầy đủ và có hợp lệ không, nghĩa là có được phê duyệt bởi các cấp có thẩm quyền không, xem xét mức lãi suất của ngân hàng có đúng nhà nước quy định không, của bản thân ngân hàng qui định không

- Kiểm tra các sổ sách được sử dụng trong kế toán doanh thu và thu nhập khác có đầy đủ không. Các nghiệp vụ doanh thu và thu nhập khác có được ghi chép đầy đủ đúng kỳ không.

 Tiếp đó, kiểm toán viên tìm hiểu công tác kiểm tra nội bộ, tức là xác định tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ với các khoản mục doanh thu và thu nhập khác. Kiểm tra công tác kiểm soát nội bộ như việc đối chiếu doanh thu trên sổ chi tiết với doanh thu trên sổ cái… Tìm hiểu việc hướng dẫn chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các chính sách các quy định về doanh thu, thu nhập khác, các thủ tục kiểm soát nội bộ với nghiệp vụ về doanh thu, cung cấp các dịch vụ ngân hàng, từ khâu nghiên cứu các nhu cầu vay của khách hàng đến xem xét xem khách hàng có đầy đủ điều kiện để cho vay, ví dụ như mục đích vay tiền là gì, có tài sản thế chấp không, thời hạn cho vay là bao lâu

b. Phương thức để đạt được những hiểu biết đó (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để đạt được hiểu biết của kiểm toán viên về chính sách kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng đối với khoản mục doanh thu, thu nhập khác, kiểm toán viên tiên hành các biện pháp kỹ thuật kiểm toán khác nhau như phỏng vấn trao đổi với các phòng ban, bộ phận có liên quan về các quy định, chính sách; việc thực hiện các quyđịnh và các chính sách đó. Kiểm toán viên có thể thông qua Ban giám đốc khách hàng, qua kiểm toán viên tiền nhiệm hoặc qua hồ sơ kiểm toán trước đây(đối với các khách hàng thường xuyên) để tìm hiểu vấn đề này. Cũng có thể kiểm toán viên tự đối chiếu các tài khoản có liên quan, điều tra lấy xác nhận với vấn đề mà kiểm toán viên quan tâm. Chẳng hạn khi thực hiện các thủ tục kiểm tra việc lập, luân chuyển chứng từ, tìm hiểu việc ghi chép có đây đủ chính xác không, các yếu tố cần thiết có đầy đủ không? Việc sử dụng hệ thống chứng từ có đánh số thứ tự trước không, nếu đánh số rồi thì kiểm tra xem các chứng từ có liên tục không. Kiểm tra việc đính kèm các

chứng từ tài liệu có liên quan với nhau, việc phân ly trách nhiệm giữa các chức năng hay việc phê chuẩn

Kiểm toán viên có thể quan sát các thủ tục kiểm soát nội bộ hoắc tự làm lại các kiểm soát đối với doanh thu và thu nhập khác

1.3,1.2 Đối với chi phí

a. Những vấn đề cần tìm hiểu

Kiểm toán viên tiến hành các thử nghiệm kiểm soát để tìm hiểu về:

 Thứ nhất, các chính sách , quy định của nhà nước, của NHTW và bản thân ngân hàng về các khoản chi phí, nguyên tắc ghi nhận chi phí, về thời điểm hạch toán chi phí, về phê duyệt các khoản chi. Ví dụ

+ Tất cả các khoản chi phải được phê duyệt của các cấp có thẩm quyền

+ Kiểm toán viên tìm hiểu các chính sách liên quan đến mức lãi suất trần, lãi suất sàn trong việc huy động tiền gửi.

+Kiểm toán viên xem xét các mức không chế về chi đối với từng nghiệp vụ thuộc chi quản lý nếu có.

+Theo luật thuế thu nhập doanh nghiệp (số 2,ngày 10/5/1997); Nghị định 30/1998/NĐ/CP ngày 13/5/1998 quy định chi tiết thành luật thuế thu nhập doanh nghiệp; Thông tư 99/1998 ngày 14/7/1998 hướng dẫn thi hành nghị định 30/1998/NĐ-CP; Nghị định số 26/2001/NĐ-CP ngày 4/6/2001 về sửa đổi bổ xung Nghị định 30/8/NĐ-CP, quy định các khoản chi phí phạt vi phạm hợp đồng, chi hội nghị tiếp khách quảng cáo, chỉ được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh không quá 7% tổng chi phí sản xuất kinh doanh (cả phần quảng cáo tiếp khách không hợp lệ).

+ Như chúng ta đều biết đối với một ngân hàng thương mại chi phí chia ra làm hai loại: Chi phí nghiệp vụ, và chi hoạt động quản lý. Xem xét các chính sách liên quan đến vấn đề này nhằm xem ngân hàng đã phân định đúng với quy định của nhà nước chưa

*Đối với chi nghiệp vụ

Chi nghiệp vụ của một ngân hàng thương mại là số tiền phải trả trong kỳ theo các nghiệp vụ thực hiện của ngân hang như chi trả lãi tiền vay , và trả lãi tiền gửi của khách hàng.

Đối với các loại chi này thì kiểm toán viên cần tìm hiểu các chính sách liên quan đến các loại chi phí này của Nhà nước, của NHTW cũng như của bản thân ngân hàng

Phần lớn câc khoản nợ của ngân hàng liên quan đến chi phí trả lãi. Chi phí trả lãi là bộ phận chi phí lớn nhất của ngân hàng, vì vậy, có ảnh hưởng quyết định đối với thu nhập của ngân hàng. Khi tìm hiểu các chính sách liên quan đến các khoản chi phí dàng này của ngân hàng kiểm toán viên cần tìm hiểu xem các chính sách liên quan đến qui mô, cơ cấu các nguồn phải trả lãi, lãi suất cá biệt như thế nào. Kiểm toán viên còn phải tìm hiểu các chính sách liên quan đến kỳ hạn huy động tiền gửi hay kỳ hạn đi vay

+Các chính sách liên quan đến qui mô, cơ cấu: Gia tăng các khoản tiền gửi và đi vay là một chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động của ngân hàng, là điều kiện để ngân hàng mở rộng qui mô hoạt động nâng cao tính thanh khoản và tính ổn định của nguồn vốn. Cơ cấu nguồn ảnh hưởng tới cơ cấu tài sản và quyết định chi phí của ngân hàng. Kiểm toán viên tìm hiểu các chính sách liên quan tới:

- Thống kê đầy đủ kịp thời các thay đổi về các loại nguồn vốn, tốc độ quay vòng của nguồn vốn.

- Các nhân tố gắn với sự thay đổi của lượng tiền gửi hay tiền vay

- Xem xét các kế hoạch về từng loại tiền gửi tiền vay

- Nghiên cứu các giấy tờ liên quan đến đặc trưng của từng loại nguồn vốn huy động, thời điểm nào thì lường tiền trong dân cư huy động được nhiều. Vào dịp tết thì qui mô tiền gửi tiết kiệm có thể giảm xuống tương đối, hoặc nếu ngân

hàng phục vụ chủ yếu các doanh nghiệp xây lắp, tiền gửi của họ tăng hay giảm phụ thuộc vào mùa xây dựng

+ Các chính sách liên quan đến lãi suất chi trả

Vì lãi suất huy động thay đổi thường xuyên dưới ảnh hưởng của các nhân tố như:

- Khả năng tiết kiệm và gia tăng tiết kiệm của các quốc gia

- Nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp, Nhà nước và hộ gia đình; tỉ lệ lạm phát;

- Tỉ lệ sinh lời của các hoạt động đầu tư khác;

- Trình độ phát triển của thị trường tài chính

- Khả năng sinh lời của các ngân hàng …

Chính vì vậy kiểm toán viên cần tìm hiểu các chính sách liên quan đến lãi suất. Lãi suất huy động tại mỗi ngân hàng được phân biệt theo nhiều hình thức khác nhau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Lãi suất phân biệt theo thời gian: Thời gian huy động càng dài thì lãi suất càng cao;

- Lãi suất phân biệt theo loại tiền;

- Lãi suất phân biệt theo mục đích tiền gửi, theo mục đích huy động;

- Lãi suất phân biệt theo rủi ro của ngân hàng: các ngân hàng nhỏ, ngân hàng tư nhân lãi suất thường cao hơn lãi suất các ngân hàng lớn

*Chi phí hoạt động quản lý

Là tất cả các chi phi liên quan đến hoạt động của ngân hàng. Như chi phi tiền lương công nhân viên, chi giấy mực, tiền in, chi phí thuê nhà, thuê tài sản…

Kiểm toán viên tìm hiểu cac chính sách liên quan đến các khoản chi phí nay. Các giấy tờ liên quan đến mức tiền lương phải trả cho công nhân

viên như thế nào ? duyêt chi các khoản liên quan đến các khoản chi thuộc hoạt động quản lý như thế nào, ai có quyền phê duyệt…

*Chi phí cho hoạt động khác

Ngoài những khoản chi phí trên thì ngân hàng còn có các khoản chi khác gồm:

+ Chi cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, mua bán cổ phiếu trái phiếu. Chi phí này do bị mua với giá cao nhưng bán với giá thấp, hoặc công ty làm ăn kém dẫn tới phá sản hoặc do sự biến động không thuận lợi của nền kinh tế.

+Khoản tổn thất tài sản còn lại sau khi đã bù đắp bằng các nguồn, các nguồn đó bao gồm: bồi thường của các cá nhân, của tổ chức bảo hiểm và sử dụng dự phòng tài chính được trích lập trong chi phí, nếu thường được bù đắp bằng quỹ dự phòng tài chính. Nếu quỹ dự phòng tài chính không đủ bù đắp thì phần thiếu được hạch toán vào chi phí bất thường trong kỳ +…

Cần xem xét các chính sách liên quan đến chi phí này để xem ngân hàng đã hạch toán đúng các loại chi phí chưa

Thứ hai, kiểm toán viên tìm hiểu việc thực hiện (hay tính tuân thủ) các nguyên tắc các quy định đối với khoản mục chi phí như:

- Kiểm tra việc tổ chức, quản lý theo dõi các quá trình giao dịch của các nhân viên giao dịch, nhân viên của ngân hàng…

- Kiểm tra việc tuân thủ các quy định của nhà nước và của ngân hàng về lao động, tiền lương như việc kiểm tra việc thực hiện các chế độ ký kết hợp đồng lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động, kiểm tra nộp bảo hiểm xã hội, KPCĐ…

- Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ quản lý lao động và tiền lương như việc thưc hiện các qui định về tuyển dụng, thuyên chuyển, đề bạt cán bộ, các quy định về tiền lương trên lợi tức kinh doanh …

- Kiểm tra việc thực hiện các qui định đối với quản lý và hạch toán các khoản mục chi phí. Các thủ tục chi tiêu có đầy đủ không (xin cấp, kiểm tra phê duyệt, giao nhận và sử dụng…), các khoản chi phí bất thường có được phê duyệt đầy đủ không

- Xem xét quá trình lập, lưu chuyển, kiểm tra và sử dụng chứng từ kế toán và các tài liệu có liên quan đến chi phí, việc ghi sổ, hạch toán có đúng trình tự quy định không

- Thứ ba là kiểm toán viên cần tìm hiểu về kiểm tra việc thực hiện các nguyên tắc, các quy định đó. Ví dụ: Ngân hàng có đối chiếu số liệu

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN CÁC LOẠI DOANH THU CHI PHÍ TRONG KIỂM TOÁN BCTC CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 26 - 37)