5.1. Xác định chỉ tiêu kế hoạch - Căn cứ vào nhu cầu thị trường. - Căn cứ vào nhu cầu thị trường. - Căn cứ vào vốn đầu tư.
- Căn cứ vào kỹ thuật và số lao động. - Căn cứ vào diện tích trang trại nuôi cá. 5.2. Hình thức và phương pháp nuôi * Hình thức nuôi
Sau khi xác định chỉ tiêu kế hoạch song từ đó mới quyết định hình thức nuôi cua đồng nư sau:
- Quảng canh cải tiến
+ Đây hình thức nuôi ghép, kết hợp với một số đối tượng cá nuôi khác trong ao cá chim vây vàng.
+ Đây là loại hình nuôi dựa vào điều kiện môi trường tự nhiên là chính mật độ cá thấp, có bổ sung thức ăn.
- Nuôi bán thâm canh
Là loại hình phù hợp với điều kiện nuôi có diện tích 1000 – 5000 m2, mật độ thả 0,5 - 1 con/ m2 sử dụng thức ăn chế biến và các phụ phẩm nông nghiệp.
- Nuôi thâm canh
+ Là loại hình cần đầu tư lớn, trình độ kỹ thuật của người nuôi cao, nhiều kinh nghiệm thực tế.
+ Là hình thức nuôi hoàn toàn dựa vào giống nhân tạo, chủ yêu sử dụng thức ăn công nghiệp.
Hình thức này người nuôi có thể quản lý, khống chế sự biến đổi môi trường trong ao nuôi.
Quy mô ao nuôi thường 1.000 – 5.000m2/ao, mật độ thả 2 - 3 con/m2
. * Phương pháp nuôi
- Nuôi chuyên là trong ao chỉ nuôi duy nhất có một đối tượng theo các hình thức như đã giới thiệu ở trên.
70
- Nuôi xen ghép là nuôi từ 2 đối tượng trở lên trong cùng một ao. Cụ thể như nuôi cá chim vây vàng với cá vược hay với nhiều loài cá khác.
5.3. Chu kỳ nuôi
- Căn cứ vào đặc điểm sinh học của cá chim vây vàng. - Căn cứ vào mùa vụ sản xuất.
- Cắn cứ vào nhu cầu thị trường.
- Căn cứ vào nhu cầu con giống, kích cỡ thả giống. - Căn cứ vào trình độ kỹ thuật nuôi.
5.4. Dự toán kinh phí đầu tư
- Dự toán kinh phí đầu tư theo các mục trong quá trình nuôi cá như tiền giống, thức ăn, hóa chất, nhiên liệu...
- Đối với nuôi cá chim vây vàng thì thức ăn đòi hỏi kinh phí khá cao, bằng khoảng 50 – 60% tổng số tiền cần đầu tư.
- Con giống chiếm khoảng 10% tổng số tiền đầu tư - Hóa chất, thuốc phòng trị bệnh chiếm khoảng 10%
- Nhiên liệu: chi phí cho tiền điện bơm nước, thắp sáng bảo vệ, chạy máy quạt nước chiếm khoảng 10 – 15%
- Các chi phí khác phát sinh, vật liệu mau hỏng, thuê nhân công... chiếm 5 – 10%
5.5. Dự kiến sản phẩm thu được - Dự kiến số lượng cá giống cần thả - Dự kiến số lượng cá giống cần thả - Dự kiến tỷ lệ cá sống
- Dự kiến khối lượng cá trung bình trong ao - Dự kiến tổng khối lượng cá trong ao 5.6. Tiến độ thực hiện kế hoạch
Ví dụ về lập kế hoạch thực hiện cho 1 vụ nuôi cá chim vây vàng trong thời gian 10 tháng (300 ngày).
- Ngày thứ 1 đến ngày thứ 7. Chuẩn bị ao nuôi - Ngày thứ 8. Thả cá giống
- Ngày thứ 9 đến ngày thứ 270. Cho ăn và quản lý - Ngày thứ 271 đến ngày thứ 300 thu hoạch cá
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Câu hỏi
71
Câu hỏi 2: Nêu phương pháp lập kế hoạch cho một vụ nuôi tiếp theo?
2. Bài thực hành
2.1. Bài tập thực hành số 6.6.1: Xác định tỷ lệ sống của cá nuôi.
2.2. Bài tập thực hành số 6.6.2: Lập bảng các khoản chi, thu để tính hiệu quả kinh tế trong một vụ nuôi.
C. Ghi nhớ
- Khi tính toán lợi nhuận, cần tính hết các mục chi, những thiết bị có thời hạn sử dụng lâu năm thì phải tính khấu hao theo hàng năm.
- Khi tính toán lợi nhuận vụ nuôi, cần tính đến tiền trượt giá khi nguồn chi không phải đi vay từ ngân hàng.
72
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun
1. Vị trí
Mô đun Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ cá chim vây vàng được bố trí học cuối cùng trong chương trình sơ cấp của nghề Nuôi cá chim vây vàng trong ao.
2. Tính chất
Là mô đun tích hợp giữa lý thuyết và kỹ năng thực hành nghề nghiệp, nên tổ chức giảng dạy tại địa bàn thôn, xã nơi có ao nuôi cá chim vây vàng, cơ sở sản xuất cá chim vây vàng của nghề.
II. Mục tiêu của mô đun 1. Kiến thức
- Trình bày được phương pháp thu hoạch cá, bảo quản, vận chuyển và tiêu thụ cá;
- Nêu được biện pháp kỹ thuật thu hoạch, vận chuyển, bảo quản, tiêu thụ cá.
2. Kỹ năng
- Xác định được phương pháp thu hoạch, phương pháp bảo quản, vận chuyển và tiêu thụ cá, tính được hiệu quả nuôi cá;
- Thực hiện thu hoạch, bảo quản, vận chuyển và tiêu thụ cá đảm bảo chất lượng.
3. Thái độ
- Tuân thủ quy trình kỹ thuật; - Đảm bảo an toàn lao động.
III. Nội dung chính của mô đun
Mã bài Tên bài Loại bài Địa điểm
Thời lượng Tổng số thuyết Lý Thực hành Kiểm tra (*) MĐ06-01 Xác định thời điểm thu hoạch
Tích hợp Lớp học Cơ sở thực hành 5 1 4 MĐ06-02 Thu hoạch cá Tích hợp Lớp học Cơ sở thực 11 1 10 2
73 hành MĐ06-03 Bảo quản cá sau
thu hoạch Tích hợp Lớp học Cơ sở thực hành 22 5 17 MĐ06-04 Vận chuyển cá đi tiêu thụ Tích hợp Lớp học Cơ sở thực hành 22 5 17 2 MĐ06-05 Tiêu thụ cá Tích hợp Lớp học Cơ sở thực hành 4 2 2 MĐ06-06 Đánh giá kết quả nuôi Tích hợp Lớp học Cơ sở thực hành 4 2 2 Kiểm tra kết thúc mô đun 8 4 Tổng cộng: 76 16 52 8
* Ghi chú: Tổng số giờ kiểm tra (8 giờ) bao gồm: 04 giờ kiểm tra định kỳ trong mô đun (được tính vào giờ thực hành), 04 giờ kiểm tra hết mô đun.
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành
4.1. Bài thực hành số 6.1.1: Xác định kích cỡ cá chim vây vàng trong ao - Mục tiêu:
Thực hiện được các bước xác định kích cỡ cá chim vây vàng trong ao trước khi thu hoạch.
- Nguồn lực:
+ Chậu: 3 chiếc/1 nhóm 5 học viên + Túi lưới: 2 chiếc/1 nhóm 5 học viên + Lưới: 1 chiếc/1 nhóm 5 học viên + Chài: 1 chiếc/1 nhóm 5 học viên + Vó: 1 chiếc/1 nhóm 5 học viên
+ Cân loại 2 - 5kg: 1 chiếc/ 1 nhóm 5 học viên
74
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Chuẩn bị dụng cụ
+ Quan sát cá hoạt động trực tiếp dưới ao + Tiến hành thu mẫu cá
+ Xác định kích cỡ cá
- Thời gian hoàn thành: 2 giờ.
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm
1 Chuẩn bị dụng cụ Chậu 3 cái; dùng để đựng cá khi thu
cá từ ao lên kiểm tra kích cỡ.
Túi lưới 2 chiếc; dùng để đựng cá khi cân mẫu xác định khối lượng cá.
Lưới, chài, vó 1 tấm; dùng để thu mẫu cá từ ao lên.
Cân loại 2 - 5kg: 1 chiếc; dùng để cân mẫu cá.
2 Quan sát cá hoạt động
trực tiếp dưới ao
Quan sát cá hoạt động trực tiếp dưới ao, để có thể ước lượng khối lượng có cá đạt kích cỡ thu hoạch hay không.
3 Tiến hành thu mẫu cá Thời điểm thu mẫu cá, sau 5 - 6 tháng
nuôi;
Thu mẫu bằng lưới, chài hoặc vó; số lượng cá từ 30 con trở lên.
4 Xác định kích cỡ cá Quan sát trực tiếp cá để ước lượng
kích cỡ cá;
Cân mẫu để xác định chính xác từng cá thể mẫu cá;
Kết luận cỡ cá đạt hay không để tiến hành thu hoạch cá trong ao.
4.2. Bài thực hành số 6.1.2: Tính khối lượng cá trong ao - Mục tiêu:
Thực hiện được các bước tính khối lượng cá trong ao trước khi thu hoạch. - Nguồn lực:
75 + Chậu: 3 chiếc/1 nhóm 5 học viên + Chài: 1 chiếc/1 nhóm 5 học viên + Vó: 1 chiếc/1 nhóm 5 học viên
+ Cân loại 2 - 5kg: 1 chiếc/ 1 nhóm 5 học viên + Giấy, bút, máy tính tay.
- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5 - 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập:
+ Chuẩn bị dụng cụ
+ Tính số lượng cá trong ao
+ Tính khối lượng trung bình 1 cơ thể cá + Tính tổng thể khối lượng cá trong ao. - Thời gian hoàn thành: 2 giờ.
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm
1 Chuẩn bị dụng cụ Chậu 3 cái; dùng để đựng cá khi thu
cá từ ao lên kiểm tra số lượng cá, khối lượng cá trung bình từng cá thể. Chài, vó 1 tấm; dùng để thu mẫu cá từ ao lên.
Cân loại 2 – 5 kg: 1 chiếc; dùng để cân mẫu cá để tính khối lượng tổng thể cá trong ao.
2 Tính số lượng cá trong
ao
Xác định số lượng cá trong ao thông qua nhật ký nuôi hàng ngày.
Thu mẫu cá điểm để tính tổng số lượng cá / diện tích ao nuôi.
3 Tính khối lượng trung
bình 1 cơ thể cá
Thời điểm thu mẫu cá, sau 3 tháng nuôi;
Thu mẫu bằng lưới, chài hoặc vó; số lượng cá từ 20 con trở lên.
Tính khối lượng cá trung bình/ 1 cơ thể cá thông qua cân mẫu cá thu trong ao.
76
4 Tính tổng thể khối lượng
cá trong ao.
Tính toán khối lượng cá trong ao nuôi để có kế hoạch thu hoạch và tiêu thụ.
4.3. Bài thực hành số 6.2.1: Thu hoạch cá thương phẩm trong ao. - Mục tiêu:
Thực hiện được các bước thu hoạch cá thương phẩm trong ao.. - Nguồn lực:
+ Xô, chậu: 02 chiếc/1 nhóm 5 học viên + Lưới: 01 chiếc/1 nhóm 5 học viên + Chài: 01 chiếc/1 nhóm 5 học viên + Giai: 01 chiếc/1 nhóm 5 học viên + Cân: 02 chiếc/1 nhóm 5 học viên + Máy bơm nước: 01 cái.
- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5 - 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập:
+ Chuẩn bị dụng cụ
+ Làm cạn bớt nước bằng cống thoát + Thả lưới, kéo lưới và bắt cá
+ Làm cạn nước bằng máy bơm. + Thu toàn bộ cá trong ao.
- Thời gian hoàn thành: 6 giờ.
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm
1 Chuẩn bị dụng cụ Xô, chậu 2 chiếc;
Lưới, chài, 1 chiếc; Giai 1 chiếc;
Máy bơm nước: 1 cái; Cân loại 2kg: 1 chiếc; Cân loại 50 - 100kg.
2 Làm cạn bớt nước bằng
cống
Tháo bớt nước thông qua cống thoát để kéo lưới thu hoạch cá được hiệu quả.
77
3 Thả lưới, kéo lưới và bắt
cá
Thực hiện kéo lưới thu cá từng phần và thu cá toàn bộ trong ao khi nước giảm bớt.
Chuyển cá vào dụng cụ lưu giữ hoặc cân xác định khối lượng nếu tiêu thu cá tại chỗ.
4 Làm cạn nước bằng máy
bơm
Thực hiện lắp máy bơm, vận hành máy bơm để làm cạn nước phục vụ thu toàn bộ cá còn sót lại sau khi thu bằng lưới vét.
5 Thu toàn bộ cá trong ao Thực hiện bắt thủ công lượng cá còn
lại trong ao, khi nước đã được làm cạn triệt để.
4.4. Bài thực hành số 6.2.2: Phân loại cá thương phẩm theo loại 3 kích cỡ. - Mục tiêu:
Thực hiện phân loại cá chim vây vàng thương phẩm thành 3 loại. - Nguồn lực:
+ Xô, chậu: 02 chiếc/ 1 nhóm 5 học viên + Vợt: 01 chiếc/ 1 nhóm 5 học viên + Túi lưới: 01 chiếc/ 1 nhóm 5 học viên + Cân: 01 chiếc/ 1 nhóm 5 học viên
+ Máy tính tay: 01 chiếc/ 1 nhóm 5 học viên.
- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5 - 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập:
+ Chuẩn bị dụng cụ + Cân mẫu từng loại
+ Nhặt riêng từng loại để riêng. - Thời gian hoàn thành: 4 giờ.
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm
1 Chuẩn bị dụng cụ Xô, chậu 2 chiếc;
Vợt 1 chiếc; Túi lưới 1 chiếc;
78
Cân loại 2kg: 1 chiếc.
2 Cân mẫu từng loại Chọn loại có kích cỡ lớn nhất, cân và đối
chiếu với tiêu chiểu kích cỡ loại 1, loại 2 hoặc loại 3.
3 Nhặt riêng từng loại để
riêng
Nhặt từng loại để riêng thông qua mẫu chuẩn đã cân ở trên (so mẫu).
4.5. Bài thực hành số 6.3.1: Xác định thể tích dụng cụ lưu giữ cá. - Mục tiêu:
Thực hiện được các bước xác định thể tích dụng cụ lưu giữ cá sống. - Nguồn lực:
+ Bể xi măng lưu cá: 1 cái + Giai/tráng: 2 chiếc + Bể composite: 1 chiếc + Thước dây (5m): 1 cái + Thước gỗ (2m): 1 chiếc
- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5 - 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập:
+ Chuẩn bị dụng cụ
+ Đo chiều dài, rộng, cao của dụng cụ lưu giữ + Tính thể tích = chiều dài x chiều rộng x chiều cao - Thời gian hoàn thành: 2 giờ.
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm
1 Chuẩn bị dụng cụ Đầy đủ, đảm bảo chất lượng
2 Đo chiều dài, rộng, cao
các dụng cụ lưu giữ cá
Chính xác
3 Tính thể tích Chính xác
4.6. Bài thực hành số 6.3.2: Vận chuyển cá vào bể xi măng, bể composite để lưu giữ sống.
- Mục tiêu:
79 - Nguồn lực:
+ Ao nuôi cá chim vây vàng thương phẩm: 1 ao + Bể composite 2 – 3 m3: 2 chiếc
+ Bể xi măng: 1 chiếc
+ Túi PE loại 50 kg: 20 chiếc + Túi dứa: 10 chiếc
+ Xô nhựa: 5 chiếc + Vợt bắt cá: 2 chiếc
- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5 - 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập:
+ Chuẩn bị dụng cụ
+ Cho cá vào túi hoặc xô vận chuyển + Vận chuyển cá vào bể
- Thời gian hoàn thành: 12 giờ.
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm
1 Chuẩn bị dụng cụ Đầy đủ, đạt yêu cầu
2 Vận chuyển cá Tỉ lệ sống đạt > 98%
3 Lưu giữ cá sống Tỉ lệ sống > 97%
4.7. Bài thực hành số 6.3.3: Cho cá vào túi PE và hút chân không túi cá. - Mục tiêu:
Thực hiện được các bước đóng cá và hút chân không túi cá. - Nguồn lực:
+ Máy hút chân không mini: 1 cái + Cá chim vây vàng: 30 con + Túi PE loại 1 kg: 50 chiếc + Găng tay, khẩu trang: 5 bộ
- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5 - 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập:
+ Cho cá vào túi PE + Hút chân không túi cá
80 + Kiểm tra túi cá
- Thời gian hoàn thành: 3 giờ.