Vận chuyển cá đông lạnh thường không phụ thuộc quá về thời tiết như vận chuyển cá sống. Không phụ thuộc mưa hay nắng, vì cá được bảo quản trong hệ thống làm lạnh của xe bảo ôn. Cá sau khi được cấp đông trong tủ lạnh sâu đem chuyển lên xe bảo ôn chuyển đi đến nơi tiêu thụ. Tuy nhiên chúng ta cần xác định thời điểm vận chuyển thích hợp để quá trình vận chuyển cá không ảnh hưởng chất lượng sản phẩm:
- Sau khi cá được cấp đông 6 – 12 giờ trong tủ lạnh sâu, có thể chuyển cá đi đến các nơi tiêu thụ. Thực hiện vận chuyển càng sớm càng tốt, để giảm chi phí tiền điện cũng như rủi ro khi mất điện, tủ bị hư…
- Chuyển cá vào lúc trời mát, sáng sớm hoặc chiều tối khi nhiệt độ còn thấp
- Các thao tác chuyển cá lên xe phải thực hiện dưới mái che, phải thực hiện nhanh chóng.
54
7. Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện 7.1. Chuẩn bị dụng cụ 7.1. Chuẩn bị dụng cụ
- Rổ nhựa đựng cá
+ Tiêu chuẩn: Nhựa plastic, sạch, có lỗ thoát khí
+ Kích thước: 50 x 30 x 15 cm
Hình 6.4.14: Rổ nhựa đựng cá - Bảo hộ lao động: Găng tay
cao su chống thấm nước
Hình 6.4.15 : Găng tay chống thấm nước - Khẩu trang
Hình 6.4.16: Khẩu trang
7.2. Chuẩn bị phương tiện vận chuyển
- Xe bảo ôn
+ Tiêu chuẩn: Hệ thống bảo ôn, điện hoạt động tốt + Kích thước: Xe trọng tải trên 1 tấn
55
Hình 6.4.17: Xe bảo ôn chuyển cá đông lạnh
8. Đưa cá vào dụng cụ vận chuyển
Quá trình đưa cá vào xe bảo ôn cần được thao tác nhanh gọn, tránh hiện tượng cá bị chảy nước đá do gặp nhiệt độ cao.
- Xếp các túi cá vào khay nhựa
- Vận chuyển khay nhựa lên xe bảo ôn
- Sắp xếp các khay nhựa, tạo khoảng trống để không khí lưu thông tốt