Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án công lý quốc tế

Một phần của tài liệu Áp dụng Điều 33 Hiến chương của Liên hợp quốc nhằm giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế (Trang 28)

2.2.1.1. Khái quát về tòa án công lý quốc tế a. Về tên gọi

pháp quốc tế hoặc Tòa án tư pháp quốc tế hoặc Tòa án quốc tế Liên hợp quốc nhưng theo ngôn ngữ tiếng Anh, thuật ngữ “International Court of Justice” viết tắt là ICJ hoặc ngôn ngữ tiếng Pháp là “La Cour Internationale de Justice” viết tắt là CIJ. Chính vì vậy, khi dịch thành tiếng Việt, chúng ta gọi Tòa án này là Tòa án công lý quốc tế là chính xác nhất.

Tiền thân của Tòa án công lý quốc tế là Tòa án thường trực công lý quốc tế (Permanent Court of International Justice) được thành lập từ năm 1922. Tòa án công lý quốc tế bắt đầu chính thức nhận hồ sơ, thụ lý và giải quyết tranh chấp quốc tế giữa các quốc gia cũng như làm công tác tư vấn pháp luật cho Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và các tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc từ ngày 6/2/1946 và chính thức thay thế Pháp viện thường trực quốc tế từ ngày 18/4/1946 [28].

b. Về vị trí pháp lý

Tòa án công lý quốc tế là một trong sáu cơ quan chính của Liên hợp quốc (Đại hội đồng; Hội đồng Bảo an; Hội đồng kinh tế - xã hội; Hội đồng quản thác; Ban thư ký và Tòa án công lý quốc tế). Theo Điều 92 của Hiến chương Liên hợp quốc, Tòa án công lý quốc tế là cơ quan tư pháp chính của Liên hợp quốc, được thành lập và hoạt động theo quy chế của Tòa án công lý quốc tế thường trực. Quy chế của Tòa án công lý quốc tế là một bộ phận không thể tách rời của Hiến chương.

c. Đặc điểm của Tòa án công lý quốc tế

Tòa án công lý quốc tế có đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, Tòa án công lý quốc tế được tổ chức và hoạt động theo quy chế

riêng (Quy chế Tòa án công lý quốc tế) và là cơ quan thường trực, vì Tòa án có trụ sở cố định, có quy chế, điều lệ, nội quy của Tòa án. Các Thẩm phán của Tòa án được bầu và làm việc theo nhiệm kỳ.

Thứ hai, Tòa án công lý quốc tế là cơ quan chuyên môn, vì Tòa án công lý

quốc tế thực hiện ba chức năng cơ bản liên quan đến pháp luật quốc tế là giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia khi các quốc gia đồng thuận yêu cầu, đưa ra các kết luận tư vấn pháp luật cho Hội đồng Bảo an, Đại hội đồng và các cơ quan, tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc. Đồng thời, Tòa án công lý quốc tế là cơ quan có vai trò quan trọng trong việc pháp điển hóa pháp luật quốc tế (án lệ).

Thứ ba, Tòa án công lý quốc tế là cơ quan giải quyết tranh chấp độc lập với các cơ quan khác của Liên hợp quốc. Trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoàn toàn độc lập với các cơ quan chính của Liên hợp quốc như Đại hội đồng, Hội đồng bảo an, Ban thư ký, Hội đồng kinh tế - xã hội và Hội đồng quản thác. Chính vì vây, phán quyết của Tòa án công lý quốc tế không bị rằng buộc và ảnh hưởng bởi các cơ quan này trong hệ thống Liên hợp quốc.

d. Về trụ sở, thành phần của Tòa án công lý quốc tế

Tòa án công lý quốc tế có trụ sở chính tại phố Deen Haarg, Vương quốc Hà Lan. Tuy nhiên, Tòa cũng có thể tiến hành các phiên xử ở các địa điểm ngoài thành phố Deen Haarg nếu xét cần thiết sau khi đã tham khảo ý kiến của các bên tranh chấp.

Tòa án công lý quốc tế có thành phần gồm 15 Thẩm phán (không kể có 2 Thẩm phán là công dân của một nước). Danh sách ứng cử viên để bầu làm Thẩm phán của Tòa án do các quốc gia giới thiệu và được Đại hội đồng, Hội đồng bảo an bầu theo nguyên tắc đa số, không kể phiếu của ủy viên thường trực hay không thường trực của Hội đồng Bảo an với nhiệm kỳ 9 năm, và họ có thể được bầu lại. Thẩm phán được bầu vào Tòa án công lý quốc tế phải có trình độ chuyên môn giỏi trong lĩnh vực pháp luật quốc tế và thông thạo các ngôn ngữ làm việc chính thức của Liên hợp quốc mà chủ yếu là tiếng Anh và tiếng Pháp (ngôn ngữ làm việc chính thức của Tòa án).

Thành phần Thẩm phán phải đảm bảo có đại diện của các hình thức văn minh chủ yếu và các hệ thống pháp luật cơ bản. Thẩm phán Tòa án công lý quốc tế không được đảm nhiệm bất kỳ chức vụ chính trị hoặc hành chính nào khác và cũng không được hoạt động nghề nghiệp nào khác.

Thẩm phán của Tòa án công lý quốc tế hoạt động độc lập, họ chỉ nhân danh Tòa án công lý quốc tế chứ không nhân danh và không đại diện cho quốc giầm họ là công dân. Bởi lẽ, Tòa án công lý quốc tế không phải là cơ quan đại diện cho các chính phủ. Chính vì vậy, Thẩm phán được lựa chọn không căn cứ vào quốc tịch. Trong thời gian làm nhiệm vụ Thẩm phán, họ được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ

ngoại giao kể cả khi tạm trú ở nước ngoài và họ không bị bãi miễn. Để việc xem xét, giải quyết tranh chấp đảm bảo tính khách quan, không bị thiên vị, do vậy nếu vụ tranh chấp liên quan đến quốc gia mà Chánh án mang quốc tịch thì Chánh án sẽ trao chức vụ Chánh án cho Phó chánh án Tòa án làm đảm nhiệm.

Tòa án công lý có Ban thư ký của Tòa án, là cơ quan giúp việc cho các Thẩm phán thực hiện chức năng giải quyết tranh chấp và tư vấn pháp luật. Ban thư ký có vai trò là cơ quan hành chính thường trực của Tòa án chuyên thực hiện các dịch vụ tư pháp; liên lạc giữa Tòa án với các quốc gia; làm trung gian giữa các quốc gia, giữa các tổ chức quốc tế với Tòa án; làm biên bản các phiên họp của Tòa án; chứng thực, chuyển và lưu các quyết định của Tòa án; tổ chức xuất bản các ấn phẩm như phán quyết, các kết luận tư vấn pháp luật, các bản bị vong lục mà các bên tranh chấp đệ trình lên Tòa án, các văn kiện mà Tòa án ban hành trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.

Thành phần Ban thư ký gồm:

- 1 Chánh thư ký (ngang hàm Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc) - 1 Phó chánh thư ký

- Các nhân viên thư ký

e. Về thẩm quyền của Tòa án công lý quốc tế

Theo Quy chế Tòa án công lý quốc tế, “Tòa án công lý quốc tế được thành lập theo Hiến chương Liên hợp quốc là cơ quan xét xử chính của Liên hợp quốc…”

Tòa án công lý quốc tế cũng có thể đưa ra các kết luận tư vấn pháp lý cho Đại hội đồng, Hội đồng bảo an về mọi vấn đề pháp lý và các cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc liên quan đến lĩnh vực hoạt động của các cơ quan này nếu được Đại hội đồng cho phép. Dĩ nhiên, các kết luận tư vấn sẽ không có giá trị rằng buộc các cơ quan, tổ chức yêu cầu tư vấn [33].

Thực tiễn cho thấy, chức năng cơ bản và chủ yếu của Tòa án công lý quốc tế là giải quyết tất cả các tranh chấp quốc tế giữa các quốc gia với nhau nếu được thỉnh cầu đúng theo quy định của Quy chế Tòa án. Điều đó có nghĩa là, chỉ có các quốc gia chấp nhận thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án mới có quyền yêu cầu

Tòa án giải quyết các tranh chấp có liên quan. Theo quy định của Quy chế Tòa án công lý quốc tế: “… thẩm quyền xét xử của Tòa án là nghĩa vụ xem xét về tất cả vấn đề tranh chấp pháp lý có liên quan đến:

a) Giải thích hiệp ước;

b) Vấn đề bất kỳ của công ước quốc tế;

c) Có sự kiện, nếu về sau xác định được vi phạm nghĩa vụ quốc tế; d) Tính chất và mức độ bồi hoàn do vi phạm nghĩa vụ quốc tế…”

Ngoài ra, với tư cách là cơ quan xét xử chính của Liên hợp quốc, Tòa còn có thẩm quyền trong việc pháp điển hóa pháp luật quốc tế (án lệ) và các thẩn quyền chuyên môn khác như, thầm quyền của Tòa đối với một tranh chấp liên quan đến chính quyền của Tòa đối với vụ việc cụ thể; thẩm quyền của Tòa trong quyền của Tòa trong việc kiểm soát trình tự xét xử; thẩm quyền của Tòa đối với các biện pháp bảo hộ tạm thời; và việc chấm dứt các vụ tranh chấp…

g. Các Bên trong Tòa án

Về nguyên tắc, tất cả thành viên của Liên hợp quốc đương nhiên trở thành thành viên của quy chế Tòa án. Các nước không phải là thành viên của Liên hợp quốc, không tham gia Quy chế Tòa án cũng có thể trở thành một bên của Tòa án theo những điều kiện do Hội đồng bảo an quy định trong Nghị quyết ngày 15/10/1946. Có nghĩa là, các quốc gia này phải chính thức tuyên bố chấp nhận những phán quyết của Tòa án nói chung, hoặc đối với từng tranh chấp cụ thể, như trường hợp của Cộng hòa Liên bang Thụy Sỹ đã tuyên bố chấp nhận thẩm quyền của Tòa án từ năm 1948 trước khi Thụy Sỹ gia nhập Liên hợp quốc ngày 10/9/2002; hoặc Cộng hòa Liechtensten tuyên bố chấp nhận thẩm quyền của Tòa án từ năm 1950 trước khi gia nhập Liên hợp quốc ngày 18/9/1990; Hoặc Cộng hòa San Mario cũng đã tuyên bố chấp nhận thẩm quyền của Tòa án năm 1954 trước khi gia nhập Liên hợp quốc ngày 2/3/1992.

Xuất phát từ chủ quyền tối cao của mỗi quốc gia trong việc lựa chọn các cơ quan và biện phát giải quyết tranh chấp quốc tế, chính vì vậy, các quốc gia không bị bắt buộc phải đưa các tranh chấp có liên quan giải quyết trước Tòa án. Dĩ nhiên, các

cá nhân, pháp nhân, tổ chức quốc tế không có quyền khởi kiện trước Tòa án. Thế nhưng, khi các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, pháp nhân bị xâm phạm bởi các hành động của các quốc gia khác thì quốc gia mà công dân, pháp nhân đó mang quốc tịch có thể thay mặt công dân, pháp nhân của mình, sử dụng quyền bảo hộ công dân để bảo vệ cho họ. Trong trường hợp này có thể sẽ dẫn đến một tranh chấp pháp lý giữa các quốc gia với nhau, và lúc đó, nếu các quốc gia đồng thuận lựa chọn biện pháp giải quyết tranh chấp trước Tòa án thì Tòa án sẽ có thẩm quyền giải quyết.

* Nguồn luật áp dụng và ngôn ngữ làm việc của Tòa án

Theo Điều 38 Quy chế Tòa án công lý quốc tế, trong quá trình giải quyết tranh chấp, Tòa án sẽ sử dụng tất cả các nguồn của Luật quốc tế (điều ước quốc tế và tập quán quốc tế) để giải quyết. Ngôn ngữ sử dụng trong quá trình giải quyết tranh chấp trước Tòa là tiếng Anh và tiếng Pháp. Tuy nhiên, Tòa án cũng có thể cho phép sử dụng các ngôn ngữ khác theo yêu cầu của các bên tranh chấp.

2.2.1.2. Các phương thức xác lập thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án

Theo Quy chế Tòa án, các quốc gia muốn đưa một tranh chấp có liên quan ra giải quyết trước Tòa án, trước hết quốc gia này phải tự nguyện chấp nhận thẩm quyền của Tòa án theo hai phương thức sau đây:

a. Phương thức chấp nhận trước thẩm quyền của Tòa án

Theo phương thức này, các quốc gia có thể chấp nhận trước thẩm quyền của Tòa án bằng cách ký kết các điều ước quốc tế có điều khoản quy định về biện pháp giải quyết tranh chấp hoặc điều ước chuyên ngành về giải quyết tranh chấp, có quy định rõ: khi có tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực mà điều ước quốc tế đã được ký kết, các bên tranh chấp sẽ đồng thuận chuyển vụ việc ra giải quyết tại Tòa án.

Cho đến nay, đã có hơn 400 điều ước quốc tế có điều khoản xác lập trước thẩm quyền của Tòa án như: Công ước về quyền tác giả ký tại Giơnevơ này 6/9/1952; Công ước châu Âu về giải quyết hòa bình các tranh chấp năm 1957; Công ước Viên 23/5/196 về luật điều ước quốc tế; Công ước La Haye ngày 16/12/1970 về ngăn chặn việc chiến giữ bất hợp pháp tàu bay; Công ước Montréal ngày 23/9/1971 về ngăn chặn những hành động hàng không dân dụng; Công ước khung

về thay đổi khí hậu của Liên hợp quốc ngày 9/5/1992; Công ước về cấm sản xuất, tàng trữ và sử dụng các chất độc hóa học và phá hủy chúng, ký tại Pari ngày 13/1/1993…[8].

Ngoài ra, các quốc gia cũng có thể chấp nhận thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa bằng cách đưa ra tuyên bố đơn phương chấp nhận trước thẩm quyền của Tòa án (hiện nay có 66 quốc gia chấp nhận trước thẩm quyền của Tòa án quốc tế). theo cách chấp nhận này, một tranh chấp quốc tế chỉ có thể được đưa ra giải quyết tại Tòa án nếu các bên tranh chấp quốc tế chỉ có thể được đưa ra giải quyết tại tòa án nếu các bên tranh chấp đều tuyên bố chấp nhận thẩm quyền của Tòa án, Với điều kiện các tuyên bố chấp nhận thẩm quyền của Tòa án phải có nội dung và phạm vi hiệu lực (có nghĩa là khi một quốc gia chấp nhận trước thẩm quyền của Tòa, thì bất kỳ quốc gia nào chấp nhận một nghĩa vụ như vậy đề có quyền khởi kiện chống lại quốc gia đó trước Tòa án).

Các quốc gia có quyền lựa chọn thời điểm, nội dung, điều kiện chấp nhận thẩm quyền của Tòa bằng cách gửi cho Tổng thư ký liên hợp quốc một bản tuyên bố về nội dung nói trên, sau đó Tổng thư ký Liên hợp quốc sẽ chuyển cho Chánh án Tòa án.

b. Phương thức chấp nhận thẩm quyền của Tòa án theo từng vụ việc (chấp nhận sau)

Theo phương thức này, sau khi tranh chấp đã phát sinh, các bên tranh chấp sẽ thỏa thuận lựa chọn và chấp nhận thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án. Trong trường hợp này, các bên tranh chấp sẽ ký một điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận quốc tế (thường gọi là thỏa thuận thỉnh cầu) để đồng ý yêu cầu Tòa án xem xét, giải quyết tranh chấp giữa họ với nhau. Thỏa thuận thỉnh cầu này phải chính thức, rõ ràng và thực hiện bằng đường ngoại giao.

Nội dung thỏa thuận phải nêu rõ đối tượng tranh chấp, các câu hỏi cần giải quyết, phạm vi thẩm quyền giải quyết của Tòa án và phạm vi luật áp dụng để giải quyết.

2.2.1.3. Thủ tục tố tụng trước Tòa án

Quy trình giải quyết tranh chấp trước Tòa án được bắt đầu bằng thủ tục nộp đơn kiện. Vị thế và tư cách pháp lý của các bên tranh chấp trước Tòa án phụ thuộc

vào cách thức chấp nhận thẩm quyền của Tòa án mà các bên tranh chấp đã lựa chọn. Cụ thể, trong trường hợp hai bên tranh chấp đồng thuận đưa vụ tranh chấp ra giải quyết trước Tòa án (trường hợp chấn nhận thẩm quyền của Tòa án theo vụ việc) sẽ không có nguyên đơn và bị đơn trước Tòa, vị thế của các bên tại Tòa án như nhau.

Trường hợp một bên đưa đơn phương tranh chấp ra trước tòa án bằng một đơn kiện thì sẽ có quốc gia là nguyên đơn và quốc gia là bị đơn (những trường hợp chấp nhận trước thẩm quyền của Tòa án). Bởi lẽ, khi các bên đã cam kết chấp nhận trước thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án trong các điều ước quốc tế hoặc các tuyên bố đơn phương nhưng có hành vi vi phạm các nghĩa vụ pháp lý quốc tế mà họ đã cam kết hoặc gây thiệt hại cho các quốc gia khác thì quốc gia bị vi phạm có quyền khởi kiện quốc gia vi phạm ra Tòa án mà không cần phải thỏa thuận về cơ chế, thẩm quyền giải quyết tranh chấp nữa.

Trong đơn kiện trước Tòa, nguyên đơn phải nêu đầy đủ các nội dung như các bên tranh chấp, đối tượng tranh chấp, phạm vi thẩm quyền giải quyết của Tòa án và

Một phần của tài liệu Áp dụng Điều 33 Hiến chương của Liên hợp quốc nhằm giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)