Biện pháp thành lập các ủy ban điều tra và ủy ban hòa giải quốc tế

Một phần của tài liệu Áp dụng Điều 33 Hiến chương của Liên hợp quốc nhằm giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế (Trang 27)

Thực tiễn quan hệ quốc tế, từ đầu thế kỷ XX đến nay, các quốc gia đã bắt đầu sử dụng rộng rãi các ủy ban điều tra và ủy ban hòa giải để giải quyết tranh chấp quốc tế. Cụ thể, vào năm 1904, Anh và Nga đã thành lập ủy ban điều tra gồm đại diện của Nga, Anh, Pháp, Mỹ, Áo để điều tra về việc Anh cho rằng hải quân của Nga đã bắn chết một số ngư dân của họ. Sau khi xem xét toàn bộ hồ sơ, chứng cứ, ủy ban điều tra đã đi đến kết luận, hải quan của Nga đã bắn vào tàu thuyền đánh cá của ngư dân Anh và cuối cùng phía Nam Nga đã chấp nhận kết luận điều tra nói trên và hợp tác cùng với Anh để giải quyết vụ việc. Hoặc từ ngày 9 đến ngày

14/8/1990, theo đề xuất của Tổng thư ký Liên hợp quốc, Hội nghị quốc tế Pari đã nhất trí cử phái đoàn tìm hiểu tình hình Campuchia mà thực chất đây chính là ủy ban điều tra. Hoặc để giải quyết tranh chấp về đảo Jan Mayen giữa Axiơlen và Na Uy, hai bên tranh chấp đã thỏa thuận thành lập ủy ban hòa giải. Trên cơ sở tính đến quyền lợi kinh tế của các bên ủy ban này đã tìm hiểu tình hình và đề xuất giải pháp thành lập khu phát triển chung giữa hai nước [30].

Về phương diện pháp lý quốc tế, các ủy ban điều tra và hòa giải quốc tế là các cơ quan đặc biệt được thành lập và hoạt động trên cơ sở thỏa thuận của các bên hữu quan để góp phần giải quyết tranh chấp quốc tế. Theo đó, các quốc gia là các bên tranh chấp sẽ tiến hành ký kết các điều ước quốc tế để thành lập các ủy ban này. Về nguyên tắc, số lượng thành viên của các ủy ban điều tra và hòa giải luôn luôn là số lẻ, trong đó mỗi quốc gia tranh chấp sẽ cử một số lượng thành viên ngang nhau tham gia vào các ủy ban này, sau đó các ủy viên được chọn sẽ tiến hành lựa chọn và mời một số công dân của nước thứ ba làm Chủ tịch ủy ban để đảm bảo tính khách quan trong việc ra các quyết định liên quan.

Nhiệm vụ của ủy ban điều tra hẹp hơn so với nhiệm vụ của ủy ban hòa giải. Cụ thể, ủy ban có nhiệm vụ chủ yếu là điều tra, tìm kiếm, xác minh, thu thập tất cả các thông tin, nhằm xác định và làm sáng tỏ có yếu tố, tình tiết, sự kiện tạo nên tranh chấp. Trong khi đó, ủy ban hòa giải lại có nhiệm vụ đưa ra các dự thảo nghị quyết hoặc những kết luận để phân tích, trình bày với các bên tranh chấp. Để giúp các ủy ban điều tra hỏa giải hoạt động có hiệu quả, các bên tranh chấp có nhiệm vụ tạo điều kiện thuận lợi và cung cấp tài liệu cần thiết cho các ủy ban này hoàn thành nhiệm vụ của mình. Tuy vậy, các quyết định, kết luận của ủy ban điều tra và ủy ban hòa giải không có tính bắt buộc đối với các bên tranh chấp.

Một phần của tài liệu Áp dụng Điều 33 Hiến chương của Liên hợp quốc nhằm giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế (Trang 27)