Giải quyết tranh chấp quốc tế tại Liên hợp quốc

Một phần của tài liệu Áp dụng Điều 33 Hiến chương của Liên hợp quốc nhằm giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế (Trang 63)

Liên hợp quốc là tổ chức quốc tế phổ cập được lập ra với nhiệm vụ chính là duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Mục đích thành lập và hoạt động của tổ chức Liên Hợp quốc được khẳng định rõ ràng trong Điều 1 Hiến chương, đó là: duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, phát triển quan hệ hữu nghị giữa các nước, thực hiện sự hợp tác trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế, trung tâm phối hợp hành động của các nước nhằm những mục đích nêu trên. Căn cứ vào Hiến chương Liên Hợp quốc, có thể thấy cả 6 cơ quan chính của Liên hợp quốc (Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an, Hội đồng Kinh tế- xã hội, Hội đồng quản thác, Tòa án Công lý quốc tế, Ban Thư ký) đều có chức năng tham gia giải quyết tranh chấp quốc tế [20].

Qua các quy định trên của Hiến chương Liên hợp quốc, có thể thấy rằng, khi tham gia giải quyết tranh chấp quốc tế, vai trò của Đại hội đồng Liên Hợp quốc chủ yếu là thực hiện các hoạt động và các giải pháp mang tính ngoại giao như lưu ý, kiến nghị các bên tranh chấp giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế có liên quan giữa họ với nhau, và các giải pháp này cũng không có giá trị bắt buộc các bên tranh chấp tuân thủ, thi hành. Chính vì vậy, vai trò giải quyết tranh chấp quốc tế của Đại hội đồng trên thực tế rất mờ nhạt so với các thiết chế khác của Liên hợp quốc đó là Hội đồng bảo an Liên hợp quốc và đặc biệt là vai trò của Tòa án công lý – cơ quan xét xử chính của Liên hợp quốc.

Thực tiễn hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc cho thấy, các quốc gia thành viên có thể đưa ra các tranh chấp có liên quan ra Đại hội đồng Liên hợp quốc để thỏa luận. Tuy nhiên, thảo luận trước Đại hội đồng Liên hợp quốc không có khả năng giải quyết tranh chấp quốc tế, đặc biệt là tranh chấp về chủ quyền đối với lãnh thổ - loại tranh chấp chủ yếu, phổ biến giữa các quốc gia.

Đối với Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, theo quy định của Hiến chương Liên hợp quốc, khi có tranh chấp quốc tế phát sinh, các quốc gia là thành viên hoặc không phải là thành viên của Liên hợp quốc đều có thể yêu cầu Hội đồng bảo an giải quyết tranh chấp có liên quan nếu quốc gia này thừa nhận trước những nghĩa vụ giải quyết hòa bình các cuộc tranh chấp như Hiến chương Liên hợp quốc quy định,

để kết thúc vụ tranh chấp đó. Trong số các cơ quan chính được thành lập theo Hiến chương, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có một vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng xuất phát từ chính chức năng, thẩm quyền của mình. Theo Điều 24 của Hiến chương Liên Hợp quốc, Hội đồng Bảo an chịu trách nhiệm chính trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Điều 33 Khoản 2 Hiến chương Liên hợp quốc quy định, khi có tranh chấp quốc tế xảy ra mà việc kéo dài các vụ tranh chấp ấy có thể đe dọa đến hòa bình và an ninh quốc tế, nếu thấy cần thiết, Hội đồng bảo an sẽ yêu cầu các đương sự giải quyết các tranh chấp đó bằng các biện pháp hòa bình.

Đồng thời, với tư cách là cơ quan duy nhất của Liên hợp quốc có chức năng duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, Hội đồng bảo an là cơ quan duy nhất có quyền điều tra mọi tranh chấp hoặc mọi tình thế có thể xảy ra, dẫn đến sự bất hòa quốc tế hoặc gây ra tranh chấp ấy hoặc tình thế ấy kéo dài có thể đe dọa đến việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế hay không.

Mặt khác, trong bất kỳ giai đoạn nào của vụ tranh chấp có khả năng đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế hoặc tình thế tương tự, Hội đồng bảo an có thẩm quyền kiến nghị với các bên liên quan những thủ tục hoặc những phương thức giải quyết thích đáng để giúp các bên tranh chấp lựa chọn giải quyết.

Thực tiễn cho thấy, đối với những tranh chấp có tính chất pháp lý, Hội đồng bảo an sẽ yêu cầu các bên tranh chấp đưa các tranh chấp ấy ra Tòa án công lý quốc tế theo đúng quy chế của Tòa án. Trong trường hợp, Hội đồng bảo an nhận thấy sự kéo dài các vụ tranh chấp có thể đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế thì Hội đồng bảo an sẽ kiến nghị các điều kiện giải quyết tranh chấp mà Hội đồng bảo an cho là hợp lý.

Như vậy, hội đồng bảo an Liên hợp quốc chỉ tham gia vào tiến trình giải quyết tranh chấp quốc tế với điều kiện nếu đó là các tranh chấp có khả năng đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế. Các biện pháp mà Hội đồng bảo an có thể sử dụng để giải quyết tranh chấp theo quy định của Hiến chương Liên hợp quốc thực chất là các biện pháp trung gian (Điều 36); giải hòa (Điều 37); ủy ban điều tra (Điều 34); ủy ban hòa giải (Điều 38)

trên nhằm giúp các quốc gia giải quyết tranh chấp nhằm loại trừ nguy cơ đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế. Thế nhưng, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc không có thẩm quyền xét xử những vấn đề thuộc nội bộ của các quốc gia và ngược lại, các quốc gia cũng không bị bắt buộc đưa ra các vấn đề thuộc nội bộ của quốc gia giải quyết trước Hội đồng bảo an.

Đối với Tổng thư ký Liên hợp quốc, là viên chức cao cấp nhất của Liên hợp quốc, Tổng thư ký hoạt động với tư cách đó trong tất cả các cuộc họp của Đại hội đồng, của Hội đồng bảo an, Hội đồng kinh tế - xã hội và của Hội đồng quản thác lãnh thổ.

Trong khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình Tổng thư ký có thể lưu ý với Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đến mọi việc, theo ý kiến mình có thể đe dọa việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.

Trên thực tế, Tổng thư ký Liên hợp quốc có thể tham gia vào tiến trình giải quyết tranh chấp với tư cách đại diện, thay mặt Liên hợp quốc làm trung gian hòa giải trong việc giải quyết tranh chấp quốc tế. Ví dụ, năm 1964, Tổng thư ký Liên hợp quốc người Myanma ông U Than đã làm trung gian hòa giải thành công cho vụ tranh chấp hạt nhân giữa Mỹ và Liên Xô, kết quả là Liên Xô chấp nhận rút tên lửa có mang đầu đạn hạt nhân ra khỏi Cuba và Mỹ cam kết rút tên lửa của Mỹ ra khỏi Thổ Nhĩ Kỳ. Tổng thư ký Liên hợp quốc hiện nay, đại diện cho Liên hợp quốc, là một trong “bộ tứ” đóng vai trò trung gian, bảo trợ cho tiến trình hòa bình Trung Đông gồm Liên hợp quốc, Liên minh châu Âu-EU, Mỹ và Liên Bang Nga.

Chương 3

THỰC TIẾN ÁP DỤNG ĐIỀU 33 HIẾN CHƢƠNG LIÊN HỢP QUỐC TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUỐC TẾ HIỆN NAY 3.1. Các vụ việc giải quyết tranh chấp quốc tế điển hình

3.1.1. Giải quyết tranh chấp giữa Việt Nam và Thái Lan

Vịnh Thái Lan là một biển nửa kín, với diện tích khoảng 300.000 km2, giới hạn bởi bờ biển của bốn nước Thái Lan, Việt Nam, Malaysia và Campuchia. Vịnh thông ra biển Đông ở phía Nam bằng một cửa duy nhất hợp bởi mũi Cà Mau và mũi Trenggranu cách nhau chừng 400 km (215 hải lý). Vịnh khá dài khoảng 450 hải lý nhưng có diện tích nhỏ, chiều rộng trung bình là 385 km (208 hải lý). Do đó, căn cứ vào các quy định mới UNCLOS 1982, toàn bộ Vịnh là đối tượng của các yêu sách mở rộng quyền tài phán của các quốc gia ven biển ra tới hạn 200 hải lý. Thái Lan và Việt Nam là hai nước có bờ biển đối diện, cùng có quyền mở rộng vùng biển của mình, do đó đã tạo ra một vùng chồng lấn rộng khoảng 6.074 km2 [9].

Ngày 18/5/1973, Thái Lan đơn phương vạch ranh giới ngoài của thềm lục địa Thái Lan trong Vịnh và công bố các tọa độ của con đường này. Ranh giới này là đường trung tuyến giữa một bên là các đảo quan trọng của Thái Lan như Ko Phangun, Ko Samui và bờ biển Thái Lan... và bên kia là các đảo quan trọng và bờ biển của các quốc gia liên quan như đảo Rong, Xalem của Campuchia, Phú Quốc, mũi Cà Mau của Việt Nam. Đây là yêu sách tối đa của Thái Lan, khai thác việc xác định các "hoàn cảnh đặc biệt" theo Điều 6 của Công ước Giơnevơ năm 1958 về thềm lục địa mà Thái Lan là một bên phê chuẩn. Để vạch ranh giới này, Thái Lan đã bỏ qua các đảo xa bờ như đá Ko Kra, Ko Losin của Thái Lan, đảo Poulo Wai của Campuchia và quần đảo Thổ Chu của Việt Nam.

Đường yêu sách do chính quyền Việt Nam cộng hoà vào năm 1971 được coi là đường trung tuyến được vạch giữa một bên là Hòn Khoai, Thổ Chu và Poulo Wai và bên kia là bờ biển Thái Lan và đảo Ko Phangun, không tính đến các đảo đá nhỏ Ko Kra và Ko Losin của Thái Lan. Sở dĩ các bên có yêu sách khác nhau là do lập trường có tính đến vị trí của các đảo, quần đảo Thổ Chu nằm cách đảo Phú Quốc 55

hải lý trong khi các đá Ko Kra và Ko Losin của Thái Lan nằm cách bờ biển Thái Lan 26 và 37 hải lý tương ứng. Đảo xa bờ tuỳ theo vị thế của nó đều có hiệu lực trong phân định ranh giới biển giữa hai nước có bờ biển đối diện [9].

Việt Nam và Thái Lan đã quy định phạm vi thềm lục địa của mình và hình thành nên vùng chồng lấn khoảng 6.000 km2 giữa hai nước. Vùng biển chồng lấn là vùng có nhiều tài nguyên thiên nhiên. Sau nhiều năm đàm phán, thương lượng, tháng 8/1997, hai nước đã ký hiệp định vạch đường biên giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai bên theo một đường dài 137 km. Hiệp định giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Thái Lan về phân định ranh giới trên biển giữa hai nước trong vịnh Thái Lan ký ngày 9/8/chấm dứt 1/4 thế kỷ tranh cãi về việc giải thích và áp dụng luật biển trong phân định vùng chồng lấn có liên quan giữa hai nước. Nội dung chủ yếu của Hiệp định này như sau:

- Đường phân định là đường thẳng C-K, là đường ranh giới phân định thềm lục địa và đồng thời là ranh giới vùng đặc quyền kinh tế giữa Việt Nam và Thái Lan.

- Trong trường hợp có cấu trúc dầu khí hoặc mỏ khoáng sản nằm vắt ngang đường ranh giới thì hai bên có trách nhiệm trao đổi thông tin, cùng thỏa thuận để khai thác các cấu trúc hoặc mỏ này một cách có hiệu quả và phân chia lợi ích công bằng. Hai bên cũng cam kết sẽ đàm phán với Malaysia về vùng chồng lấn có liên quan giữa ba bên.

Đây là hiệp định phân định biển đầu tiên trong vịnh Thái Lan được ký kết, là hiệp định phân định toàn diện, tổng thể đầu tiên được ký kết tại khu vực Đông Nam Á sau khi Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982 có hiệu lực.

Cùng với việc ký kết hiệp định này, hai bên còn đạt được thỏa thuận về hợp tác an ninh trên biển và bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật trong vịnh thông qua việc tổ chức tuần tra chung giữa hải quân Thái Lan và lực lượng cảnh sát biển Việt Nam. Hiệp định này có hiệu lực kể từ ngày 27/2/1998.

3.1.2. Vụ eo biển Corfu (Vương quốc Anh/Anbani)

Ngày 13/11/1946, hải quân Anh xâm nhập vào lãnh hải Anbani, tiến hành rà phá mìn trong eo biển. Hai mươi hai quản mìn kiểu GY của Đức đã được vớt lên. Sự kiện này đã gây nên căng thẳng trong quan hệ hai nước và được đưa vào chương

trình nghị sự của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc mà Anh là một trong các ủy viên thường trực. Căn cứ điều 32 của Hiến chương Liên hợp quốc, Hội đồng Bảo an đã mời Anbani, nước lúc đó chưa là thành viên của Liên hợp quốc tham dự các cuộc họp của Hội đồng Bảo an về vấn đề này. Anbani chấp nhận, trong khuôn khổ tranh chấp, mọi nghĩa vụ như là thành viên của tổ chức. Ngày 9/4/1947, Hội đồng Bảo an ra Nghị quyết “Khuyến nghị các Chính phủ Vương quốc Anh và Anbani đệ trình ngay lập tức tranh chấp này tới Tòa án công lý quốc tế, phù hợp với các quy định của Quy chế Tòa”. Ngày 22/5/1947, Vương quốc Anh đã khởi kiện Tòa bằng một đơn khởi kiện (Application) riêng biệt [7].

Phía Anh đã không tôn trọng Nghị quyết của Hội đồng Bảo an bằng cách đơn phương hành động. Đối với Anbani chỉ có một thỏa thuận thỉnh cầu cùng chấp nhận đưa tranh chấp ra Tòa (Special agreement) giữa hai quốc gia mới tạo nên thẩm quyền cho Tòa án: “Chính phủ Anbani không bị ràng buộc bởi bất kỳ hiệp ước hay công ước nào buộc cùng Chính phủ Vương quốc Anh đưa vụ tranh chấp ra trước Tòa, có nghĩa là, phù hợp với các quy định của Quy chế Tòa án công lý quốc tế, chỉ hai bên tranh chấp mới có thể làm điều đó một cách có giá trị”.

Để xem xét thẩm quyền của mình, Tòa án Công lý quốc tế mở phiên tòa và mời Anbani, nước không có thẩm quyền mang quốc tịch Anbani tại Tòa, cử một thẩm phán adhoc, theo quy định của điều 31 khoản 2 Quy chế của Tòa án công lý quốc tế.

Tòa cho rằng các phản kháng của Anbani có tính lẫn lộn, Anbani định phê phán về tính vi phạm hình thức hay ngược lại nước này muốn phản bác nguyên tắc thẩm quyền bắt buộc của Tòa? Phía Vương quốc Anh cố tìm kiếm mối liên hệ ràng buộc giữa cơ chế đơn phương kiện Tòa và các trường hợp chấp nhận thẩm quyền bắt buộc. Tòa nhận thấy không cần thiết phải tìm hiểu xem liệu đây có phải là trường hợp chấp nhận trước thẩm quyền bắt buộc của Tòa hay không. Trên thực tế, bức thư ngày 2/7/1947 của Anbani đã chấp nhận thẩm quyền bắt buộc của Tòa và qua đó đã loại bỏ mọi khó khăn nảy sinh.

Tòa cho rằng, bức thư này trước hết đã loại bỏ mọi sự vi phạm hình thức bằng câu “mặc dù sự bất hợp pháp trong hành động của Vương quốc Anh...”Bức thư này còn là sự chấp nhận về hình thức thẩm quyền của Tòa. Đối với Tòa, thỏa

thuận là quan trọng chứ không phải là hình thức thể hiện nó. Ngoài ra, điều 31 khoản 2 Quy chế Tòa án Công lý quốc tế không xác lập bất kỳ mối liên hệ nào giữa quá trình đưa đơn khởi kiện đơn phương và thẩm quyền bắt buộc. Anbani không thể cùng lúc chứng minh hành động của Vương quốc Anh là bất hợp pháp để bác bỏ thẩm quyền của Tòa. Thủ tục mà qua đó, Tòa ràng buộc là phù hợp với thực tế, trong đó có một bên nguyên đơn và một bên bị đơn. Nếu Nghị quyết của Hội đồng Bảo an đề nghị hành động của hai quốc gia trong việc giải quyết tranh chấp (đệ trình ngay lập tức tranh chấp này tới Tòa án công lý quốc tế) thì không có nghĩa hành động đó nhất thiết phải được hai nước cùng thực hiện. Tòa không thấy có gì bất hợp pháp qua phương thức mà Anh đã hành động vì phương thức này không bị bất kỳ một quy định nào, một văn kiện nào loại bỏ. Hành động của Anh do đó không đáng bị phê phán.

Phán quyết ngày 9/4/1949

Tòa đưa ra phán quyết xem xét thẩm quyền của Tòa, Chính phủ Anh và Anbani cùng đệ trình lên Tòa thỏa thuận thỉnh cầu như sau:

Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Anbani và Chính phủ Vương quốc Anh và Bắc Ailen “Nhất trí bằng thỏa thuận thỉnh cầu này, được lập theo Nghị quyết của Hội đồng Bảo an ngày 9/4/1947, đệ trình lên Tòa án Công lý quốc tế nhằm có được

Một phần của tài liệu Áp dụng Điều 33 Hiến chương của Liên hợp quốc nhằm giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế (Trang 63)