Giải quyết tranh chấp tại các tổ chức quốc tế

Một phần của tài liệu Áp dụng Điều 33 Hiến chương của Liên hợp quốc nhằm giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế (Trang 56)

Khoản 1 Điều 33 quy định việc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình thông qua các tổ chức quốc tế khu vực hoặc bằng cách dàn xếp, các thỏa thuận, hiệp định mang tính chất khu vực được coi là một trong các hình thức giải quyết do Liên Hợp quốc kiến nghị với các nước thành viên

Điều lệ thành lập các tổ chức quốc tế đều quy định việc sử dụng các biện pháp hòa bình để giải quyết các tranh chấp quốc tế là điều kiện bắt buộc cho các thành viên khi tham gia vào các tổ chức đó ví dụ như:

- Tổ chức thống nhất Châu Phi (OAU-1963) coi việc giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên bằng biện pháp đàm phán, trung gian, hòa giải và trọng tài là một nguyên tắc bắt buộc của tổ chức này. Hiến chương của OAU có quy định về môi giới, trung gian, hòa giải và trọng tài nhằm can thiệp kịp thời những tranh chấp trong khu vực. Các cơ quan chính của OAU như Hội đồng thường trực, Hội nghị tư vấn các Bộ trưởng ngoại giao, Hội nghị thường kỳ những người đứng đầu quốc gia, chính phủ đóng vai trò quyết định trong việc giải quyết các tranh chaaos giữa các nước đặc biệt là các tranh chấp về biên giới và lãnh thổ quốc gia

- Hiến chương liên minh các nước Arập 1945 quy định Hội đồng liên minh có chức năng hòa giải các tranh chấp giữa các nước thành viên. Hội đồng liên minh

có thể đóng vai trò môi giới hoặc trọng tài. Hội nghị định kỳ của nguyên thủ quốc gia các nước arập ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc hòa giải các tranh chấp giữa các nước trong khu vực.

Dưới đây học viên chỉ phân tích biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế theo quy định của Hiến chương Liên hợp quốc và tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN):

Một phần của tài liệu Áp dụng Điều 33 Hiến chương của Liên hợp quốc nhằm giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)