Từ ma trận SWOT, các nhóm chiến lược của Công ty Cổ Phần Cao Su Tây Ninh ñã ñược tìm ra. Tuy nhiên, Công ty Cổ Phần Cao Su Tây Ninh sẽ không thực hiện một chiến lược riêng lẻ trong số các chiến lược ở trên vì như vậy sẽ không hiệu quả trong việc ñạt ñược mục tiêu chiến lược ñã ñề ra. Ngược lại, nếu Công ty Cổ
Phần Cao Su Tây Ninh thực hiện cùng một lúc tất cả các chiến lược ở trên thì sẽ rất khó thực hiện ñược vì nguồn lực giới hạn và tính hiệu quả của các nhóm chiến lược.
Để tìm ra ñược chiến lược nào nên thực hiện trước, thực hiện sau, không nên thực hiện, công cụ ñược sử dụng là ma trận hoạch ñịnh chiến lược có thể ñịnh lượng ( Ma trận QSPM).
Sử dụng thông tin rút ra ñược từ giai ñoạn nhập vào ñể ñánh giá khách quan các chiến lược khả thi có thểñược lựa chọn ở giai ñoạn kết hợp. Công cụ ñược sử
dụng là ma trận hoạch ñịnh chiến lược có thểñịnh lượng ( Ma trận QSPM). Biểu thị
sức hấp dẫn tương ñối của các chiến lược có thể lựa chọn và do ñó cung cấp cơ sở
khách quan cho việc lựa chọn các chiến lược riêng biệt.
Ma trận QSPM sử dụng các yếu tốñầu vào nhờ những phân tích ở giai ñoạn 01 và kết quả kết hợp của các phân tích ở giai ñoạn 02 ñề « quyết ñịnh ». Tức là, ma trận ñánh giá các yếu tố bên ngoài ( Ma trận EFE), ma trận hình ảnh cạnh tranh và ma trận ñánh giá các yếu tố nội bộ ( Ma trận IFE) ở giai ñoạn 01, cùng với ma trận SWOT của giai ñoạn 02, cung cấp những thông tin cần thiết ñể thiết lập ma trận QSPM ( giai ñoạn 03).
Ma trận QSPM của Công ty Cổ Phần Cao Su Tây Ninh ( Xem phụ lục 06)
Trên cơ sở phân tích, ñánh giá sự tác ñộng giữa các nhóm chiến lược ( Phụ
lục 05) và so sánh Tổng số ñiểm hấp dẫn của các chiến lược trong cùng một nhóm qua Ma trận QSPM ( Phụ lục 06), các chiến lược bộ phận của Công ty Cổ Phần Cao Su Tây Ninh ñược lựa chọn là:
- Chiến lược phát triển thị trường, TAS = 246,40 - Chiến lược hội nhập phía sau, TAS = 256,84 - Chiến lược marketing ñồng bộ, TAS = 240,00
- Chiến lược nghiên cứu phát triển sản phẩm chất lượng tốt, TAS = 230,50 - Chiến lược mở rộng qui mô sản xuất cùng với tăng năng lực tài chính, TAS = 316,68
Sáu chiến lược trên không tồn tại ñộc lập, tách rời nhau mà có sự liên hệ, tác
ñộng lẫn nhau. Việc thực hiện chiến lược này cần kết hợp thực hiện chiến lược kia. Các chiến lược: Chiến lược marketing ñồng bộ, Chiến lược nghiên cứu phát triển sản phẩm chất lượng tốt, Chiến lược mở rộng qui mô sản xuất cùng với tăng năng lực tài chính sau khi ñược thực hiện tốt sẽ có tác dụng ñến sự thành công của hai chiến lược: Chiến lược phát triển thị trường và Chiến lược hội nhập về phía sau.
Đồng thời, kết quả thực hiện của Chiến lược ñào tạo và phát triển nguồn nhân lực
sẽ có tác ñộng ñến tất cả các chiến lược còn lại.
Hai chiến lược ñược cho là không phù hợp với ñiều kiện của Công ty Cổ
Phần Cao Su Tây Ninh là: Chiến lược phát triển sản phẩm, TAS = 219,84 ( Nhóm S-O); Chiến lược xâm nhập thị trường, TAS = 226,80 ( Nhóm S-T).