Mức độ nhiễm nấm dại trong quá trình nuôi trồng các loại nấm trên

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu nhân nuôi hai chủng nấm linh chi thu thập từ khu bảo tồn thiên nhiên kẻ gỗ (Trang 62)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.4. Mức độ nhiễm nấm dại trong quá trình nuôi trồng các loại nấm trên

nấm trên các môi trường khác nhau.

Trong sản xuất nông nghiệp các loại sâu, bệnh gây hại cây trồng vật nuôi đã ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng và giá trị của sản phẩm nông nghiệp. Các đối tượng sâu bệnh hại phát sinh gây hại phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và môi trường sản xuất. Trong sản xuất nấm điêu kiện môi trường ở khu vực nuôi trồng và nguyên liệu nuôi trồng là những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm các loại nấm dại làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của nấm trồng. Để có cơ sở đánh giá mức độ nhiễm nấm dại trên 3 loại môi trường đưa vào nghiên cứu sản xuất nấm HKG401 và HKG404 chúng tôi tiến hành theo dõi mức độ nhiễm các loại nấm dại lên các bịch nuôi trồng.

Trong quá trình theo dõi chúng tôi nhận thấy việc nuôi trồng nấm HKG401 và HKG404 trên 3 loại môi trường khác nhau gồm: MT3.1 = 89% mùn cưa cao su + 5% cám gạo + 5% cám ngô + 1% bột CaCO3; MT3.2 = 79% mùn cưa cao su + 10% cám gạo + 10% cám ngô + 1% bột CaCO3; MT3.3 = 98% mùn cưa cao su + 1% đường + 1% bột CaCO3 đã xuất hiện một số loại nấm dại tấn công vào bịch nuôi trồng bao gồm: nấm mốc xanh; nấm mộc đen và nấm mốc vàng hoa cau. Do giới hạn của đề tài chúng tôi không đi sâu phân tích đặc điểm hình thái cũng như cấu trúc của những loại nấm này mà chỉ dừng lại ở đánh giá tỷ lệ bị nhiểm nấm mốc của các loại nấm trên các môi trường đưa vào nghiên cứu và kết quả được ghi nhận ở Bảng 3.7.

Bảng 3.7. Mức độ nhiễm nấm dại của các loại nấm trên các môi trường khác nhau

Tên nấm Môi trường

Tỷ lệ nhiễm nấm dại (%)

15 ngày 30 ngày 45 ngày

HKG 401 MT3.1 1,11 ± 1,92 4,44 ± 1,93 8,89 ± 1,92 MT3.2 11,11 ± 1,92 15,56 ± 1,93 17,78 ± 1,92 MT3.3 7,87 ± 1,92 12,22 ± 1,92 17,78 ± 1,92 HKG 404 MT3.1 2,22 ± 1,92 5,56 ± 1,93 7,78 ± 3,85 MT3.2 8,89 ± 1,92 14,45 ± 3,85 18,89 ± 1,92 MT3.3 8,89 ± 1,92 13,33 ± 0,00 15,56 ± 1,93 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20

15 ngày 30 ngày 45 ngày

Thời gian Tỷ l nh iễ m nấ m dạ i (% ) HKG 401 MT3.1 HKG 401 MT3.2 HKG 401 MT3.3 HKG 404 MT3.1 HKG 404 MT3.2 HKG 404 MT3.3

Hình 3.14. Biểu diễn mức độ nhiễm nấm dại ở các công thúc thí nghiệm khác nhau

a. Bịch nấm bị nhiễm mộc xanh b. Bịch nấm bị nhiễm mốc đen Hình 3.15. Các bịch nấm bị nhiễm nấm dại

Trong nuôi trồng nấm các loại nói chung và nấm linh chi nói riêng, giai đoạn ươm sợi (giai đoạn từ khi cấy giống đến khi bắt đầu hình thành quả thể nấm) là giai đoạn bịch nấm dễ bị nhiễm nấm dại nhất do giai đoạn này sợi nấm phát triển chưa đầy đủ nên rất dễ bị tổn thương, do vậy thời gian của giai đoạn này càng ngắn thì càng hạn chế được các loại nấm bệnh gây hại. Ở phần trên chúng ta đã phân tích và cho thấy rằng giai đoạn ươm sợi của cả hai đối tượng nấm HKG401 và HKG404 trên các loại môi trường là tương đương nhau, tuy nhiên số liệu ở Bảng 3.7 cho thấy ở các môi trường khác nhau mức độ nhiễm nấm dại đã khác nhau đáng kể:

Tại thời điểm 15 ngày đầu tiên hai loại môi trường MT3.2 và MT3.3 tỷ lệ nhiễm nấm dại ở cả hai đối tượng nấm HKG401 và HKG404 là khá cao, đối với môi trường MT3.2 nuôi trồng nấm HKG401 tỷ lệ nhiễm nấm dại lên đến 11,11% và nuôi trồng nấm HKG404 tỷ lệ nhiểm nấm dại là 8.89% trong khi đó môi trường MT3.1 tỷ lệ nhiễm chỉ biến động trong khoảng 1,11 đến 2,22%. Tiếp tục theo dõi những ngày sau đó cho thấy tỷ lệ

nhiễm nấm dại tiếp tục tăng lên và đến thời điểm 45 ngày tỷ lệ nhiễm nấm dại đã biến động trong khoảng 7,78 đến 18,89%. Trong khi đó MT3.1 vẫn là môi trường nuôi trồng tỷ lệ nhiễm nấm dại thấp nhất, 8,89% đối với nuôi trồng HKG401 và 7,78% đối với nuôi trồng HKG404 trong khi đó hai môi trường còn lại tỷ lệ nhiễm nấm dại là rất cao, cao gấp hơn hai lần so với môi trường MT3.1. Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê và với tỷ lệ nhiễm nấm dại trên 10% của hai loại môi trường MT3.2 và MT3.3 có thể cho thấy việc bổ sung quá nhiều cám gạo và cám ngô hoặc bổ sung thêm đường glucose đã tạo điều kiện thuận lợi cho các loại nấm dại phát triển tấn công nấm trồng làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất nên chúng tôi khuyến cáo chỉ nên bổ sung cám gạo, cám ngô ở mức 5% mỗi loại để tạo điều kiện thuận lợi cho nấm trồng phát triển và hạn chế các loại nấm dại phát sinh gây hại.

3.5. Đặc điểm về hình thái của quả thể nấm HKG401 và HKG404 trên các môi trường nuôi trồng

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu nhân nuôi hai chủng nấm linh chi thu thập từ khu bảo tồn thiên nhiên kẻ gỗ (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)