4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.3. Sự sinh trưởng của nấm Linh chi trên các môi trường giá thể mùn
mùn cưa cao su
Thực tiễn hiện nay ở hầu hết các cơ sở sản xuất nấm linh chi đều sữ dụng nguyên liệu chủ yếu là mùn cưa của cây gỗ mềm có mũ trắng, trong đó mùn cưa cây cao su là phổ biến nhất. Tuy nhiên mùn cưa cao su là nguyên liệu nghèo chất dinh dưỡng, do đó để có thể nâng cao hiệu suất nuôi trồng nấm cũng như rút ngắn thời gian nuôi trồng thì phải phối trộn thêm nhiều chất bổ sung. Chất bổ sung chủ yếu thường là cám gạo, cám ngô, đường,... Các nguyên liệu này sẽ cung cấp vitamin, acid amin giúp hệ sợi nấm sinh trưởng phát triển khỏe, đồng đều. Trong khuôn khổ đề tài này chúng tôi tiến hành nghiên cứu sự phát triển của nấm HKG401 và HKG404 trên 3 công thức môi trường khác nhau đó là:
MT3.1 = 89% mùn cưa cao su + 5% cám gạo + 5% cám ngô + 1% bột CaCO3
MT3.2 = 79% mùn cưa cao su + 10% cám gạo + 10% cám ngô + 1% bột CaCO3
MT3.3 = 98% mùn cưa cao su + 1% đường + 1% bột CaCO3
Các loại môi trường được đóng trong túi PP trong suốt với kích thước 25 x 35cm chứa 1.300gam cơ chất đã tạo ẩm với quy trình như sau:
- Loại bỏ dăm bào
- Tạo ẩm với nước vôi 0,5%
- Ủ đống 15 – 20 ngày
- Thêm dinh dưỡng
- - Vào túi màng mỏng PP - Hấp ở 100oC trong vòng 6 giờ Cấy giống
Nuôi ủ hệ sợi nấm cho đầy
bịch
Nới nút bông
Chuyển sang nhà nuôi trồng, duy trì Độ ẩm 85 – 95%
Hình 3.8. Quy trình nuôi trồng nấm Linh chi Mùn cưa cao su Cơ chất trồng nấm Bịch mùn cưa đã khử trùng Bịch phôi Quả thể nấm Nấm khô Chai giống Giống nấm cấp II
- Bảo quản giống: khi hệ sợi nấm phát triển đầy chai tiến hành cấy chuyền (thời gian giống tốt nhất khoảng từ 18 - 20 ngày kể từ ngày nhân giống).