Thời gian sinh trưởng hệ sợi nấm từ khi cấy đến giai đoạn lan

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu nhân nuôi hai chủng nấm linh chi thu thập từ khu bảo tồn thiên nhiên kẻ gỗ (Trang 56)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.3.1. Thời gian sinh trưởng hệ sợi nấm từ khi cấy đến giai đoạn lan

lan kín bịch

Giai đoạn từ khi cấy giống đến khi sợi nấm lan kín bịch là giai đoạn làm tiền đề cho sự sinh trưởng, phát triển của các loại nấm sau này, giai đoạn này sợi nấm dễ bị tổn thương nhất và để có cơ sở cho việc đánh giá thời gian phát triển của hệ sợi nấm trong các bịch môi trường khác nhau chúng tôi tiến hành đánh giá thời gian sinh trưởng của hệ sợi nấm từ khi cấy đến giai đoạn lan kín bịch và kết quả được thể hiện ở Bảng 3.5

Bảng 3.5. Thời gian sinh trưởng của hệ sợi từ khi cấy giống đến khi lan kín bịch

Tên nấm Môi trường

Thời gian (ngày)

1/3 bịch 1/2 bịch Kín bịch HKG 401 MT3.1 15,33 ± 0,58 25,67 ± 0,58 33,67 ± 0,58 MT3.2 14,67 ± 0,58 24,33 ± 0,58 34,67 ± 0,58 MT3.3 15,00 ± 1,00 24,33 ± 0,58 34,33 ± 0,58 HKG 404 MT3.1 15,67 ± 0,58 25,33 ± 0,58 33,67 ± 0,58 MT3.2 15,67 ± 0,58 24,67 ± 0,58 34,33 ± 0,58 MT3.3 15,33 ± 0,58 25,33 ± 0,58 34,67 ± 0,58 0 5 10 15 20 25 30 35 40 1/3 bịch 1/2 bịch Kín bịch Hệ s ợi đạt Th ời g ian (n y) HKG 401 MT3.1 HKG 401 MT3.2 HKG 401 MT3.3 HKG 404 MT3.1 HKG 404 MT3.2 HKG 404 MT3.3

Hình 3.10. Nấm HKG401 và HKG404 ở giai đoạn ươm sợi

Bảng 5.3 cho thấy hệ sợi nấm từ khi cấy giống đến khi lan kín bịch phát triển tương đối đồng đều và gần như tương đương nhau: chỉ biến động từ 14,67 đến 15,67 ngày ở giai đoạn sợi nấm đạt 1/3 bịch. Khi đạt được ½ bịch thời gian hệ sợi phát triển cũng chỉ biến động từ 24,33 đến 25,67 ngày, đến giai đoạn sợi nấm lan kín bịch thời gian biến động trong khoảng từ 33,67 đến 34,67 ngày, qua xử lý thống kê cho thấy sự sai khác này không có ý nghĩa về mặt thống kê nên có thể khẳng định rằng 3 loại môi trường đưa vào nghiên cứu không tạo nên sự khác biệt về thời gian phát triển của hệ sợi nấm từ khi cấy giống cho đến khi sợi nấm lan kín bịch.

3.3.2. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của quả thể nấm HKG401 và HKG404

Sau khi mở nút bịch, hệ sợi vẫn tiếp tục phát triển mạnh. Các sợi tơ sơ cấp (mang n NST) kết hợp với nhau để hình thành sợi thứ cấp. Các sợi tơ thứ cấp kết vón lại tăng trưởng dẫn đến hình thành quả thể (Nguyễn Lân Dũng 2003). Thời gian này dài hay ngắn phụ thuộc vào điều kiện nuôi trồng.

Để đánh giá thời gian sinh trưởng của nấm linh chi HKG401 và HKG404 trên các môi trường khác nhau làm cơ sở cho việc lựa chọn môi trường thích hợp và bố trí thời vụ hợp lý chúng tôi tiến hành theo dõi thời gian phát triển của quả thể nấm linh chi HKG401 và HKG404, kết quả được thể hiện ở Bảng 3.6.

Bảng 3.6. Thời gian phát triển của quả thể nấm linh chi Tên nấm Môi

trường

Thời điểm theo dõi (ngày)

Xuất hiện Xòe tán Trưởng thành Thu hoạch

HKG 401 MT3.1 39,67 ± 0,58 45,33 ± 0,58 91,00 ± 1,00 104,67 ± 0,58 MT3.2 39,33 ± 0,58 46,67 ± 0,58 94,33 ± 1,15 106,67 ± 1,15 MT3.3 40,33 ± 0,58 47,00 ± 0,00 95,33 ± 0,58 106,67 ± 0,58 HKG 404 MT3.1 40,67 ± 0,58 48,33 ± 0,58 96,33 ± 0,58 110,67 ± 0,58 MT3.2 41,67 ± 0,58 49,67 ± 0,58 99,00 ± 1,00 112,67 ± 0,58 MT3.3 42,00 ± 0,00 49,33 ± 0,58 101,00 ± 1,00 113,00 ± 1,00 0 20 40 60 80 100 120

Xuất hiện Xòe tán Trưởng thành Thu hoạch

Giai đoạn Th i gi a n (ng à y ) HKG 401 MT3.1 HKG 401 MT3.2 HKG 401 MT3.3 HKG 404 MT3.1 HKG 404 MT3.2 HKG 404 MT3.3

Hình 3.11. Các giai đoạn phát triển của quả thể nấm ở các môi trường khác nhau.

Với điều kiện của thí nghiệm, sau khi nới nút bông khoảng 4 - 6 ngày, thì hầu hết các bịch đều xuất hiện mầm quả thể. Quá trình theo dõi cho thấy giống nấm HKG401 xuất hiện mầm quả thể sớm hơn giống nấm HKG404 và đối với cả hai loại nấm thì môi trường MT3.3 (MT3.3 = 98% mùn cưa cao su + 1% đường + 1% bột CaCO3) xuất hiện mầm quả thể muộn hơn so với hai môi trường còn lại, điều này cho thấy rằng việc bổ sung đường glucose đã làm chậm quá trình hình thành quả thể nấm đối với cả hai loại nấm, hay nói cách khác việc bổ sung cám gao, cám ngô vào nguyên liệu nuôi trồng nấm linh chi có thể rút ngắn thời gian ươm sợi (thời gian từ khi cấy giống đến khi hình thành quả thể) hơn so với việc bổ sung glucose.

Mầm quả thể sau khi hình thành vẫn tiếp tục phát triển, tốc độ phát triển lúc này có thể quan sát bằng mắt thường và được thể hiện rõ qua các đặc trưng hình thái: cuống nấm và tán nấm sẽ hình thành và lớn dần lên. Từ khi cấy giống đến khi nấm xòe tán đối với giống HKG401 có thời gian biến động trong khoảng 45,33 đến 47 ngày, ngắn nhất là môi trường MT3.1 (89% mùn cưa cao su + 5% cám gạo + 5% cám ngô + 1% bột CaCO3) với thời gian 45,33 ngày và dài nhất là môi trường MT3.3 (98% mùn cưa cao su + 1% đường + 1% bột CaCO3) còn đối với giống HKG404 thời gian biến động từ 48,33 đến 49,67 ngày và thời gian dài nhất vẫn là MT3.3 (98% mùn cưa cao su + 1% đường + 1% bột CaCO3), ngắn nhất là môi trường MT3.1 (89% mùn cưa cao su + 5% cám gạo + 5% cám ngô + 1% bột CaCO3)

Đến giai đoạn trưởng thành (khi nấm bắt đầu phát tán bào tử) do kế thừa được tốc độ phát triển vượt trội ở các giai đoạn trước đó nấm HKG401 nuôi trồng trên môi trường MT3.1 (89% mùn cưa cao su + 5% cám gạo + 5% cám ngô + 1% bột CaCO3) đạt trưởng thành sớm nhất so với môi trường khác và so với nấm HKG404, trưởng thành ở thời điểm 91 ngày kể

từ ngày cấy giống, trong khi đó đối với giống này ở hai môi trường còn lại là 94,33 ngày khi nuôi trồng trên môi trường MT3.2 (79% mùn cưa cao su + 10% cám gạo + 10% cám ngô + 1% bột CaCO3) và 94,55 ngày khi nuôi trồng trên môi trường MT3.3 (98% mùn cưa cao su + 1% đường + 1% bột CaCO3). Đối với giống HKG404 thời gian từ khi cấy giống đến khi trưởng thành biến động trong khoảng từ 96,33 đến 101 ngày và dài nhất vẫn là nuôi trồng trên môi trường MT3.3 (98% mùn cưa cao su + 1% đường + 1% bột CaCO3)

Khi vành tai nấm không còn xuất hiện viền trắng mà thay vào đó toàn bộ bề mặt mũ nấm chuyển sang màu đỏ nâu. Trên bề mặt mũ nấm phủ đầy lớp bào tử màu nâu đỏ như một lớp bụi của đất đỏ bazan. Kích thước quả thể cũng như trọng lượng giai đoạn này có thể đạt đến mức tối ưu, đây là thời điểm thích hợp nhất để thu hoạch nấm linh chi nhằm đạt được năng suất cao, chất lượng tốt. Quá trình theo dõi thời gian sinh trưởng phát triển của nấm HKG401 và HKG404 trên ba loai môi trường khác nhau chúng tôi nhận thấy nấm HKG404 có thời gian sinh trưởng dài hơn nấm HKG401 từ 6 đến 7 ngày tùy vào từng loại môi trường khác nhau và môi trường MT3.1 (89% mùn cưa cao su + 5% cám gạo + 5% cám ngô + 1% bột CaCO3) cả hai loại nấm đều có thời gian sinh trưởng ngắn nhất đạt 104,67 ngày đối với nấm HKG401 và 110,67 ngày đối với nấm HKG404. Môi trường có bổ sung thêm đường glucose MT3.3 (98% mùn cưa cao su + 1% đường + 1% bột CaCO3) thời gian sinh trưởng của cả hai loại nấm đều dài nhất. Sự sai khác về thời gian sinh trưởng của 2 loại nấm trên các loại môi trường khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê. Như vậy môi trường dinh dưỡng có ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng của nấm HKG401 và HKG404 và môi trường MT3.1 (89% mùn cưa cao su + 5% cám gạo + 5% cám ngô + 1% bột CaCO3) là môi trường mà nấm sinh trưởng phát triển nhanh nhất.

Hình 3.12. Quả thể nấm ở giai đoạn trưởng thành 0 20 40 60 80 100 120

1/3 bịch 1/2 bịch Kín bịch Xuất hiện Xòe tán Trưởng

thành Thu hoạch Thời điểm Th i gi a n HKG 401 MT3.1 HKG 401 MT3.2 HKG 401 MT3.3 HKG 404 MT3.1 HKG 404 MT3.2 HKG 404 MT3.3

Hình 3.13. Biểu diễn thời gian sinh trưởng và phát triển của nấm HKG401 và HKG404 qua các giai đoạn

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu nhân nuôi hai chủng nấm linh chi thu thập từ khu bảo tồn thiên nhiên kẻ gỗ (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)