Xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển loài Thiết sam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố loài Thiết sam giả lá ngắn (Pseudotsuga brevifolia W.C Cheng & L.K.Fu, 1975) tại tỉnh Hà Giang. (Trang 47)

tại khu vực nghiên cứu

4.4.1. Giải pháp về quản lý và bảo vệ rừng

Để nâng cao hiệu quả quản lý bảo vệ rừng và kiểm soát ngặn chặn các mối đe doạ tới tài nguyên rừng, đặc biệt là đối với các giá trị ĐDSH có ý nghĩa bảo tồn mang tính toàn cầu đang bị đe doạ như mục tiêu của kế hoạch quản lý đã xác định, từ các kết quả nghiên cứu đề tài đề xuất một số các giải pháp cho Hà Giang như saụ

* Tăng cường năng lực cho ban quản lý khu bảo tồn

- Đào tạo, tập huấn chuyên môn về thi hành pháp luật, lý thuyết và thực hành nghiệp vụ tuần tra kiểm soát cần được thực hiện và cập nhật thường

xuyên hằng năm tại khu bảo tồn bởi các cơ quan chuyên môn của trung ương, của tỉnh và các phòng chuyên môn nghiệp vô của Chi cục kiểm lâm tỉnh.

- Đào tạo kỹ năng lập kế hoạch và giám sát đánh giá các hoạt động quản lý bảo tồn

- Đào tạo lý thuyết và thực hành kỹ năng giao tiếp làm việc với cộng đồng, các hoạt động giáo dôc nâng cao nhận thức

- Đào tạo lý thuyết và thực hành kỹ năng điều tra ĐDSH, theo dõi đánh giá các hệ sinh thái, quản lý và cứu hộ động vật hoang dã

- Tổ chức cho cán bộ khu bảo tồn tham quan học hỏi kinh nghiệm tại các VQG và khu bảo tồn khác trong nước và quốc tế.

- Tuyển dụng hoặc hợp đồng bổ sung đội ngũ cán bộ đã được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho khu bảo tồn phù hợp theo quy định Nghị định 119/2006/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm và Quyết định 186/2006/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế quản lý rừng

- Xây dựng trụ sở Ban quản lý, các trạm bảo vệ, cung cấp trang thiết bị, phương tiện thiết yếu phục vụ hoạt động nghiên cứu, tuần tra kiểm soát.

* Tăng cường kiểm soát các hoạt động khai thác gỗ và săn bắt động vật hoang dã.

- Tăng cường kiểm soát hoạt động săn bắt và khai thác

- Tuyên truyền và thuyết phục các đối tượng khai thác gỗ, thợ săn, người buôn bán ký cam kết không khai thác và buôn bán lâm sản, động vật hoang dã.

- Phối hợp với chính quyền địa phương và ban ngành thi hành pháp luật tổ chức tuần tra truy quét và xử lý các vi phạm của các đối tượng săn bắt động vật hoang dã và khai thác gỗ trái phép.

* Xây dựng hệ thống cột mốc ranh giới và biển báo trên thực địa

-Đóng hệ thống cột mốc ranh giới trên thực địa giữa khu bảo tồn và vùng đệm bằng các cột mốc bê tông tại các nơi tiếp giáp với các khu dân cư hoặc các cửa ngõ vào rừng.

- Thiết lập hệ thống biển báo hiệu tại các trôc đường vào rừng. - Tổ chức tuần tra bảo vệ hệ thống cột mốc ranh giớị

* Giáo dục về bảo tồn và nâng cao nhận thức

- Xây dựng chương trình giáo dục và nâng cao nhận thức về pháp luật, chính sách của nhà nước, tầm quan trọng và giá trị của rừng, đa dạng sinh học cho lãnh đạo chính quyền địa phương, cộng đồng người dân và học sinh trong vùng.

- Tuyên truyền về pháp luật, chính sách của Nhà nước, tầm quan trọng và giá trị của rừng, đa dạng sinh học cho lãnh đạo chính quyền và cộng đồng, người dân địa phương.

- Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao nhận thức về bảo tồn, đa dạng sinh học cho cán bộ chủ chốt của xã và thôn bản.

- Đưa các hoạt động giáo dục môi trường trong trường học.

- Xây dựng các chương trình Video, truyền thanh tuyên truyền, giáo dục về môi trường và đa dạng sinh học trình chiếu các phương tiện thông tin đại chúng.

* Tăng cường mối quan hệ hợp tác với chính quyền địa phương, đơn vị

và các ban ngành thi hành luật pháp

- Xây dựng kế hoạch và ký kết thoả thuận hợp tác quản lý bảo vệ rừng và đa dạng sinh học với chính quyền địa phương của các xã vùng đệm; Ban quản lý rừng phòng hộ sông Lô, sông Chảy, sông Gâm; các trường học trên địa bàn huyện; các ban, ngành Kiểm lâm, công an, quân đội tỉnh Hà Giang, các đồn biên phòng và các tổ chức xã hội ở địa phương.

- Tổ chức triển khai thực hiện các kế hoạch hợp tác và định kỳ giao ban đánh giá và điều chỉnh các hoạt động hợp tác.

* Thu hút cộng đồng địa phương tham gia lập kế hoạch và triển khai các hoạt động quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học,

- Nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý rừng có sự tham gia của cộng đồng.

- Khuyến khích và vận động người dân tham gia lập kế hoạch và thực hiện hoạt động hằng năm của khu bảo tồn như tham gia bảo vệ rừng, tuyên truyền vận động, các hoạt động du lịch sinh thái, các hoạt động phát triển vùng đệm, bảo tồn và phát triển các kiến thức bản địa,...

* Kiểm soát hoạt động khai thác lâm sản ngoài gỗ

- Nghiên cứu đánh giá tiềm năng lâm sản ngoài gỗ tại Hà Giang.

- Quy hoạch vùng và loại lâm sản được khai thác lâm sản ngoài gỗ trong khu bảo tồn.

- Nghiên cứu gây trồng và phát triển các loài lâm sản ngoài gỗ có giá trị hoặc có trữ lượng thấp.

- Hướng dẫn cho người dân về kỹ thuật khai thác, bảo quản và chế biến lâm sản ngoài gỗ.

- Phát triển thị trường lâm sản ngoài gỗ.

* Kiểm soát hoạt động xâm canh

- Quy hoạch vùng sản xuất nương rẫy ổn định cho người dân. - Kiểm tra kiểm soát canh tác du canh trong mùa làm rẫỵ

- Tuyên truyền, thuyết phục người dân ký cam kết không xâm lấn đất rừng khu bảo tồn.

* Phòng cháy chữa cháy rừng

- Xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy rừng của khu bảo tồn. - Trang bị phương tiện, dụng cụ phục vụ cho phòng cháy chữa cháy rừng.

- Tuyên truyền vận động nhân dân về thực hiện các biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng.

- Ký cam kết không đốt tạo đồng cỏ chăn nuôi, thu nhặt phế liệụ - Hướng dẫn kỹ thuật đốt rẫy cho người dân địa phương.

- Tập huấn kỹ thuật P6 rừng cho cán bộ và dân địa phương.

- Xây dựng các tổ đội quần chúng tham gia phòng cháy chữa cháy rừng.

4.4.2. Giải pháp về khoa học và công nghệ

* Nghiên cứu bảo tồn và phát triển các loài quý hiếm và đặc hữu

- Nghiên cứu sự phân bố và sinh cảnh của các loài động thực vật quý hiếm, đặc hữu để đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn và phát triển.

- Nghiên cứu đặc điểm của các hệ sinh thái đặc trưng trong khu bảo tồn để có biện pháp quản lý bảo vệ hợp lý.

- Nghiên cứu về sinh vật ngoại lai xâm hại đến khu bảo tồn để có biện pháp quản lý, bảo vệ phù hợp.

* Nghiên cứu xác định tập đoàn cây trồng vật nuôi ở địa phương

- Điều tra đánh giá tiềm năng, giá trị và giá trị sử dụng của các loài cây trồng, con nuôi phù hợp với địa phương và có thể cho sản phẩm hàng hoá ở địa phương.

- Nghiên cứu đặc điểm sinh thái, kỹ thuật gây trồng, khai thác và sử dụng các loài cây trồng cho hiệu quả kinh tế caọ

- Tập huấn, chuyển giao kỹ thuật trồng, gây nuôi, bảo vệ thực vật và thú y cho người dân.

* Nghiên cứu xây dựng các mô hình nông lâm kết hợp

Qua điều tra và thảo luận với người dân cho thấy cần phát triển một số mô hình sau:

- Mô hình trồng rừng: Mô hình trồng rừng hỗn giao, nhiều tầng, mô hình trồng rừng cho các loài cây đa tác dụng (Bời lời, Trầm gió, Quế,...).

- Mô hình làm giàu rừng: Trồng bổ sung những cây cho giá trị, lớn nhanh cho sản phẩm ở những diện tích rừng nghèo kiệt, rừng khoanh nuôi kém phát triển, loài cây tái sinh tự nhiên không phù hợp với môc đích kinh doanh.

- Mô hình chăn nuôi: Nghiên cứu mô hình chăn nuôi động vật hoang dã đối với những loài có thể nhân giống và được luật pháp cho phép, chăn nuôi bán hoang dã có định hướng đối với một số loài gia súc, gia cầm để tận dụng hết tiềm năng dinh dưỡng của hệ sinh thái rừng như: lợn rừng, nhím, gà bản địa, lợn Tên lửa bản địa,...

* Nghiên cứu chế biến các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ

- Nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật chế biến và bảo quản sản phẩm lâm sản ngoài gỗ.

- Nghiên cứu xây dựng thương hiệu cho các lâm đặc sản của địa phương để nâng cao và ổn định giá cả của chúng trên thị trường.

4.4.3. Giải pháp về kinh tế:

* Giải pháp vềđầu tư, hỗ trợ cho quản lý rừng

- Đầu tư để phát triển hạ tầng kinh tế: Tiếp tục thực hiện các dự án về hạ tầng kinh tế như dự án 135, dự án 134 để giúp người dân trong vùng đệm thuận lợi trong việc lưu thông hàng hoá, nguyên vật liệu, giảm giá thành hàng hoá và nâng cao giá trị nông lâm sản.

- Tiếp tục đầu tư các dự án phát triển trong nước và các dự án hỗ trợ nước ngoài như dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, nhằm tạo công ăn việc làm, tạo nguồn sinh kế mới, nâng cao thu nhập cho người dân, phát triển rừng, tạo nguồn nguyên liệu thay thế, giảm sức ép vào rừng.

- Đầu tư, hỗ trợ, cho vay vốn để người dân phát triển sản xuất, cải thiện cuộc sống.

- Đầu tư kinh phí cho hoạt động quản lý và nghiên cứu khoa học cho khu bảo tồn.

- Đầu tư đào tạo cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý cho chính quyền địa phương.

- Đầu tư phát triển thị trường nông lâm sản, quy hoạch vùng nguyên liệu và xây dựng cơ sở chế biến nông lâm sản trên địa bàn.

- Đầu tư xây dựng các mô hình sản xuất có hiệu quả và phù hợp với điều kiện địa phương.

- Đầu tư phát triển nguồn lâm sản ngoài gỗ và gây nuôi động vật hoang dã ở địa phương

- Đầu tư cho quảng bá thị trường, mở rộng hợp tác, thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế, sự tham gia của các tổ chức chính trị, xã hội phục vụ công tác bảo tồn đa dạng sinh học, quản lý và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên rừng theo quy định của pháp luật.

* Chuyển dịch và phát triển ngành nghề mới

- Đầu tư củng cố, phát triển các nghề dệt truyền thống, đan lát và nghề sản xuất hàng đồ mộc mỹ nghệ.

- Đầu tư cho công nghệ chế biến sản phẩm lâm sản ngoài gỗ

- Đầu tư cho phát triển chăn nuôi động vật hoang dã để giảm sức ép về săn bắt động vật hoang dã trong vùng lõi khu bảo tồn.

- Đầu tư cho phát triển chăn nuôi gia súc bán hoang dã có định hướng để tận dụng tối đa nguồn thức ăn từ hệ sinh thái rừng.

- Đầu tư phát triển các loại hình dịch vụ phù hợp với địa phương như dịch vụ thương mại, dịch vụ tư vấn kỹ thuật, khuyến nông lâm.

4.4.4. Giải pháp về xã hội

* Nâng cao nhận thức, kiến thức của người dân

- Nâng cao nhận thức cho người dân về hiểu biết pháp luật, chính sách của Nhà nước, các giá trị khác nhau của rừng và đa dạng sinh học.

- Nâng cao nhận thức của người dân, chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội khác về trách nhiệm và quyền lợi khi tham gia quản lý rừng, bảo tồn đa dạng sinh học.

- Nâng cao kỹ năng của người dân về kỹ thuật canh tác, thâm canh và phát triển kinh tế.

- Nâng cao nhận thức của người dân về bảo tồn và phát triển kiến thức bản địạ

- Tăng cường khuyến nông khuyến lâm, xây dựng các mô hình sản xuất.

* Nâng cao năng lực cán bộđịa phương

- Nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vô, kiến thức khoa học cho cán bộ cấp xã, thôn bản, nhất là đối với cán bộ làm công tác khoa học kỹ thuật.

- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước và quản lý xã hội cho cán bộ địa phương cấp xã.

* Quy hoạch sử dụng đất, quản lý tài nguyên rừng

- Thực hiện công tác quy hoạch sử dụng đất cấp thôn, xã có sự tham gia của người dân cho các thôn xã thuộc vùng đệm khu bảo tồn.

- Thực hiện cơ chế quản lý rừng dựa vào cộng đồng.

- Thực hiện giao quyền sử dụng đất nông lâm nghiệp cho người dân. - Quản lý, hướng dẫn, giám sát người dân sử dụng rừng và đất đúng quy hoạch và hiệu quả kinh tế caọ

* Tiếp tục triển khai và thực hiện các chính sách đối với địa phương và người dân

- Tiếp tục triển khai các chính sách về giao đất giao rừng.

- Bổ sung, hoàn thiện các chính sách về quyền hưởng lợi đối với người nhận đất nhận rừng.

- Bổ sung, hoàn thiện các chính sách về hỗ trợ vốn, đầu tư phát triển hạ tầng, phát triển kinh tế.

- Bổ sung, hoàn thiện các chính sách về giáo dục, y tế, văn hoá, tín ngưỡng đối với người dân.

- Xây dựng chính sách thu hút nhân tài và người có tri thức, chuyên môn cao về công tác tại địa phương; chính sách ưu tiên đào tạo và sử dụng cán bộ là người địa phương.

- Xây dựng chính sách thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư khai thác tiềm năng và phát triển kinh tế địa phương.

* Củng cố và hoàn thiện các tổ chức cộng đồng, hương ước liên quan

đến quản lý rừng

- Xây dựng và vận động các tổ chức xã hội tại thôn bản tham gia tuyên truyền, vận động; tham gia quản lý bảo vệ rừng.

- Xây dựng và giám sát thực hiện các hương ước, quy ước của thôn bản có liên quan đến quản lý, bảo vệ rừng.

- Củng cố và phát triển các phong tôc tập quán có tác động tốt đến công tác quản lý bảo vệ rừng như: rừng ma, rừng cấm, thờ cúng một số loài động vật quý.

* Chính sách dân số và phân bố lại dân cư

- Tăng cường tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tích cực chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình nhằm giảm dần tốc độ gia tăng dân số.

- Di dời và bố trí lại đất ở và đất canh tác của một số côm dân cư tiếp giáp và ảnh hưởng xấu đến công tác quản lý bảo vệ của khu bảo tồn.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

Thông qua kết quả nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố loài Thiết sam giả lá ngắn tại Hà Giang tôi có kết luận như sau:

Loài Thiết sam giả lá ngắn có phân bố tự nhiên hiện còn sót lại ở một số vùng núi đá vôi một số tỉnh phía bắc việt Nam và tây – nam Trung Quốc. Và tại Hà Giang có phân bố tại hai huyên Quản Bạ và Đồng Văn.

Thiết sam giả lá ngắn là cây gỗ lớn, thường xanh, thân thẳng, phân cành cao, lá đơn, mọc cách vòng, xếp sang 2 bên, lá phân cành ở cành tam cấp, lá tập trung ở đầu cành.Cây con thường cong queo, phân cành theo từng đốt (hình zíc zắc), đều sang 2 bên.

Qua bảng 4.1 cho thấy: tại Hà Giang loài TSGLN phân bố ở vị trí sườn với

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố loài Thiết sam giả lá ngắn (Pseudotsuga brevifolia W.C Cheng & L.K.Fu, 1975) tại tỉnh Hà Giang. (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)