Phương pháp điều tra trực tiếp, gián tiếp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố loài Thiết sam giả lá ngắn (Pseudotsuga brevifolia W.C Cheng & L.K.Fu, 1975) tại tỉnh Hà Giang. (Trang 32)

3.4.2.1. Phương pháp lập ô tiêu chuẩn

Sử dụng phương pháp điều tra trên các ô tiêu chuẩn (ÔTC) điển hình tạm thời nơi có Thiết sam giả lá ngắn phân bố ở các vị trí khác nhau để điều tra nghiên cứu các nhân tố sinh tháị Căn cứ vào điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu, đề tài đã điều tra theo 2 vị trí cụ thể như sau:

Đai I: Vị trí sườn núi lập 24 OTC, trong đó tại Quản Bạ 11 OTC, Đồng Văn 13 OTC.

Đai II: Vị trí đỉnh núi lập 24 OTC, trong đó tại Quản Bạ 19 OTC, Đồng Văn 5 OTC.

Do địa hình khó khăn ở vùng núi nên chúng tôi chỉ có thể lập ô tiêu chuẩn theo một số hình cơ bản như hình chữ nhật 10 x 50m có diện tích

500m2, chiều dài theo đường đồng mức của địa hình, OTC được chọn ngẫu nhiên và đại diện cho các khu vực khác nhau trong phạm vi nghiên cứụ Nơi địa hình dốc, tiến hành lập các OTC có diện tích nhỏ hơn (có thể 100 - 200m2) có cùng độ cao, gần nhau thay thế cho ô có diện tích lớn. Đề tài tiến hành điều tra tại huyện Quản Bạ và Đồng Văn, Quản Bạ tiến hành lập 30 OTC, Đồng Văn lập 18 OTC, mỗi OTC cách nhau ít nhất 100m.

Tuyến điều tra được lập từ chân lên đến đỉnh, đi qua các trạng thái rừng, cứ 100m độ cao lập 1 OTC. Theo điều kiện thực tế tiến hành lập các tuyến điều tra theo khu vực nghiên cứu theo các chỉ tiêu trong bảng phụ lục 2.

3.4.2.2. Phương pháp xác định hiện trạng phân bố loài Thiết sam giả lá ngắn tại tỉnh Hà Giang

- Phương pháp tính mật độ

Trong đó tổng diện tích các OTC được tính ở đơn vị m2 - Phương pháp tính công thức tổ thành

Tổ thành là chỉ tiêu biểu thị tỉ lệ mỗi loài hay nhóm loài tham gia tạo thành rừng, tuỳ thuộc vào số lượng loài có mặt trong lâm phần mà phân chia lâm phần thành rừng thuần hoài hay hỗn loài, các lâm phần rừng có tổ thành loài khác nhau thì chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái và tính đa dạng sinh học còng khác nhaụ

Để đánh giá đặc điểm cấu trúc tổ thành sinh thái của quần hợp cây gỗ, chúng tôi sử dụng chỉ số mức độ quan trọng (Importance Value Index = IVI), tính theo công thức: (%) 3 Ai Di RFi IVIi = + + (3.1)

1 ( % ) s 1 0 0 i A i x = = ∑ i i N N Trong đó:

•IVIi là chỉ số mức độ quan trọng (tỷ lệ tổ thành) của loài thứ ị

•Aiđộ phong phú tương đối của loài thứ i:

(3.2)

Trong đó: Ni là số cá thể của loài thứ i; s là số loài trong quần hợp

• Di (%)là độ ưu thế tương đối của loài thứ i:

1 ( % ) s 1 0 0 i G i D i x G i = = ∑ (3.3)

Với: Gi là đường kính 1.3 m (D1.3) của cây thứ i; s là số loài trong quần hợp

• RFi là tần xuất xuất hiện tương đối của loài thứ i:

1 ( % ) i 1 0 0 i s i i F R F x F = = ∑ (3.4)

Trong đó: Fi là tần xuất xuất hiện của loài thứ i; s là số loài trong quần hợp

100

i

F = Sè l−îng c¸c « mÉu cã loµi thø i xuÊt hiÖn x

Tæng sè « mÉu nghiª n cøu

Theo đó, những loài cây có chỉ số IVI ≥ 5% mới thực sự có ý nghĩa về mặt sinh thái trong lâm phần. Theo Thái Văn Trừng (1978) trong một lâm phần nhóm loài cây nào chiếm trên 50% tổng số cá thể của tầng cây cao thì nhóm loài đó được coi là nhóm loài ưu thế.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố loài Thiết sam giả lá ngắn (Pseudotsuga brevifolia W.C Cheng & L.K.Fu, 1975) tại tỉnh Hà Giang. (Trang 32)