Ảnh hưởng của phong tục tập quán

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố loài Thiết sam giả lá ngắn (Pseudotsuga brevifolia W.C Cheng & L.K.Fu, 1975) tại tỉnh Hà Giang. (Trang 45)

Dân số tỉnh Hà Giang theo điều tra dân số ngày 01 tháng 4 năm 2009 là 724.537 ngườị Trong đó, dân số thành thị là 84.338 ngườị Trong vùng có nhiều dân tộc cùng chung sống, chiếm đại đa số là các dân tộc: Tày, Nùng, Mông, Kinh, Dao,..Còn có dân tộc rất ít người như :, La Chí, Giẫy, Hán, Clao,.... Hầu hết đồng bào dân tộc vẫn sống dựa vào nương rẫy, săn bắt và hái lượm là chính, tình trạng canh tác hầu hết là quảng canh với phương pháp canh tác chủ yếu là phát-đốt-cốt-trỉa với các công cụ thô sơ như dao, rựa, rìu, gậy chọc lỗ, gựi,... Trong canh tác hầu như người dân không dùng phân hoặc dùng rất ít phân bón vô cơ, thuỷ lợi tưới tiêu rất ít và công tác bảo vệ thực vật và thú y còn nhiều hạn chế. Sản xuất hầu hết dựa vào tự nhiên. Đất canh tác nhanh chóng bị bạc màu sau 1-2 vụ rẫy, vì vậy mỗi hộ gia đỡnh thường có từ 3- 4 mảnh nương để luân phiên làm rẫỵ Điều này làm cho nhu cầu về đất rẫy tăng dẫn đến rừng bị phá để làm nương rẫy ngày càng nhiềụ

Bên cạnh đó, cộng đồng dân tộc trong vùng cũng có những phong tục tập quán lâu đời có lợi cho công tác bảo vệ rừng và đa dạng sinh học. Đó là phong tục giữ gìn bảo vệ tốt một số khu rừng đặc biệt của thôn bản. Những

khu rừng đặc biệt đó là những khu rừng đầu nguồn nước, những khu rừng liên quan đến truyền thống hoặc những khu rừng ma của thôn bản. Trong những khu rừng này tất cả các thành viên của cộng đồng đều tự giác bảo vệ, không được phép khai thác. Đây là tập quán tốt cần khuyến khích và có chính sách hỗ trợ giúp cộng đồng tham gia vào công tác quản bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học.

Tập quán hái lượm: vào thời kỳ nông nhàn, người dân thường vào rừng thu những sản phẩm từ rừng phục vụ cho nhu cầu thiết yếu và một phần tăng thu nhập. Đây chủ yếu là các lâm sản ngoài gỗ như: mây, lá nón, đót, vừ đay, tranh, lá cọ, tre, măng, dược liệụ.. Các hoạt động này làm giảm tính đa dạng sinh học, giảm số lượng cá thể của một số loài, gây nhiễu loạn đến hoạt động của động vật và nguy cơ gây ra cháy rừng,...

Tập quán săn bẫy động vật hoang dó: Bên cạnh tập quán hái lượm, người dân trong vùng còn có tập quán săn bẫy động vật hoang dã vào lúc nhàn rỗị Các hoạt động săn bắt này một phần đáp ứng nhu cầu thực phẩm, sinh hoạt và tín ngưỡng của người dân địa phương. Nhưng hiện nay do sức ép của thị trường về nhu cầu đặc sản và dược liệu nên một bộ phần người dân trong vùng và từ nơi khác đến đó vào rừng săn bẫy, khai thác động vật để cung cấp cho thị trường trong đó có 1 số loài quý hiếm. Tập quán này không những làm giảm số lượng loài, cá thể của các loài động vật mà còn tác động ảnh hưởng đến thực vật rừng do bị chặt phá để bẫy động vật. Những hoạt động này làm suy giảm tài nguyên rừng, phá vỡ sự cân bằng sinh thái, ảnh hưởng xấu đến hiệu quả quản lý rừng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố loài Thiết sam giả lá ngắn (Pseudotsuga brevifolia W.C Cheng & L.K.Fu, 1975) tại tỉnh Hà Giang. (Trang 45)