Ảnh hưởng của chính sách:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố loài Thiết sam giả lá ngắn (Pseudotsuga brevifolia W.C Cheng & L.K.Fu, 1975) tại tỉnh Hà Giang. (Trang 46)

Trước đây, khi rừng và đất lâm nghiệp chưa giao cho các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình quản lý thì nạn chặt phá rừng, khai thác rừng, săn bắt động vật xảy ra trên địa bàn thường xuyên. Từ khi có chủ trương giao đất lâm nghiệp theo Nghị định 02/CP và Nghị định 163 sau này, Quyết định 187/CP về chính sách hưởng lợi thì quyền quản lý, sử dụng và hưởng lợi từ rừng và

đất lâm nghiệp được xác lập một cách rõ ràng. Các chủ rừng với trách nhiệm và quyền lợi của mình đã có sự quan tâm đầu tư về nhân lực, vật lực cho quản lý tài nguyên rừng, việc sử dụng rừng từng bước đi vào khuôn khổ theo qui định của pháp luật, các vụ vi phạm pháp luật bảo vệ và phát triển rừng ngày càng giảm.

Một số hộ gia đình đó tích cực tham gia nhận đất, nhận rừng để trồng rừng, quản lý bảo vệ, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập góp phần xoá đói giảm nghèọ

Chính sách về đầu tư phát triển: Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về đầu tư phát triển như chương trình 135 phát triển cơ sở hạ tầng cho các xã đặc biệt khó khăn, chương trình trồng mới 5 triệu ha từng; chính sách ưu tiên khuyến khích các hộ kinh tế cũn khó khăn được vay vốn ưu đói đầu tư cho phát triển kinh tế, quản lý rừng, xoá đói giảm nghèo; chính sách về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp (Quyết định 178/CP); chính sách về khai thác sản phẩm rừng trồng, kiểm tra giám sát thông thoáng, tạo mọi thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, lưu thông sản phẩm, thị trường tiêu thụ sản phẩm,...

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố loài Thiết sam giả lá ngắn (Pseudotsuga brevifolia W.C Cheng & L.K.Fu, 1975) tại tỉnh Hà Giang. (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)